» mục lục                                                       PHẦN II - BÌNH DỊCH

CHƯƠNG 1 - THƯỢNG THANH

CHƯƠNG 2 - THƯỢNG HỮU

CHƯƠNG 3 - KHẨU VI

CHƯƠNG 4 - HUỲNH ĐÌNH

CHƯƠNG 5 - TRUNG TRÌ

CHƯƠNG 6 - THIÊN TRUNG

CHƯƠNG 7 - CHÍ ĐẠO

CHƯƠNG 8 - TÂM THẦN

CHƯƠNG 9 - PHẾ BỘ

CHƯƠNG 10 - TÂM BỘ

CHƯƠNG 11 - CAN BỘ

CHƯƠNG 12 - THẬN BỘ

CHƯƠNG 13 - TỲ BỘ

CHƯƠNG 14 - ĐẢM BỘ

CHƯƠNG 15 - TỲ TRƯỜNG

CHƯƠNG 16 - THƯỢNG ĐỔ

CHƯƠNG 17 - LINH ĐÀI

CHƯƠNG 18 - TAM QUAN

CHƯƠNG 19 - NHƯỢC ĐẮC

CHƯƠNG 20 - HÔ HẤP

CHƯƠNG 21 - QUỲNH THẤT

CHƯƠNG 22 - THƯỜNG NIỆM

CHƯƠNG 23 - TRỊ SINH

CHƯƠNG 24 - ẨN ẢNH

CHƯƠNG 25 - NGŨ HÀNH

CHƯƠNG 26 - CAO BÔN

CHƯƠNG 27 - HUYỀN NGUYÊN

CHƯƠNG 28 - TIÊN NHÂN

CHƯƠNG 29 - TỬ THANH

CHƯƠNG 30 - BÁCH CỐC

CHƯƠNG 31 - TÂM ĐIỂN

CHƯƠNG 32 - KINH LỊCH

CHƯƠNG 33 - CAN KHÍ

CHƯƠNG 34 - PHẾ CHI

CHƯƠNG 35 - ẨN TÀNG

CHƯƠNG 36 - MỘC DỤC

CHƯƠNG 36

MỘC DỤC

沐 浴

 

A. KINH VĂN

1. Mộc dục thịnh khiết khí phì huân,

沐 浴 盛 潔 棄 肥 薰

2. Nhập thất đông hướng tụng Ngọc thiên.

入 室 東 向 誦 玉 篇

3. Ước đắc vạn biến, nghĩa tự tiên.

約 得 萬 徧 義 自 鮮

4. Tán phát vô dục dĩ trường tồn,

散 髮 無 欲 以 長 存

5. Ngũ vị giai chí, chính khí hoàn,

五 味 皆 至 正 氣 還

6. Di tâm, tịch muộn, vật phiền oan,

夷 心 寂 悶 勿 煩 冤

7. Quá số dĩ tất, thể thần tinh,

過 數 已 畢 體 神 精

8. Hoàng Hoa, Ngọc Nữ cáo tử tình,

黃 華 玉 女 告 子 情

9. Chân nhân ký chí sử Lục Đinh,

真 人 既 至 使 六 丁

10. Tức thụ ẩn chi Đại Động kinh,

即 受 隱 芝 大 洞 經

11. Thập độc tứ bái triều Thái Thượng,

十 讀 四 拜 朝 太 上

12. Tiên yết Thái đế, hậu Bắc hướng,

先 謁 太 帝 後 北 向

13. Huỳnh Đình Nội kinh, Ngọc thư sướng,

黃 庭 內 經 玉 書 暢

14. Thụ giả viết sư, thụ giả minh,

授 者 曰 師 受 者 盟

15. Vân cẩm phụng la, kim nữu triền,

雲 錦 鳳 羅 金 鈕 纏

16. Dĩ đại cát phát cơ phụ tuyền,

以 大 割 髮 肌 膚 全

17. Huề thủ đăng san, sáp dịch đơn,

攜 手 登 山 歃 液 丹

18. Kim thư Ngọc cảnh nãi khả tuyên,

金 書 玉 景 乃 可 宣

19. Truyền đắc khả thụ cáo Tam quan,

傳 得 可 授 告 三 官

20. Vật lệnh thất tổ thụ minh hoạn,

勿 令 七 祖 受 冥 患

21. Thái Thượng vi ngôn trí thần tiên,

太 上 微 言 致 神 仙

22. Bất tử chi đạo thử chân văn.

不 死 之 道 此 真 文

B. LƯỢC DỊCH

Tẩy rửa cho tiêu hết mùi phàm,

Vào nhà, Đông hướng, đọc Ngọc thiên.

Đọc khoảng vạn lần, nghĩa sáng lên,

Xõa tóc, hư tâm, sẽ trường tồn,

Ngũ vị hòa hài, chính khí hoàn,

Tịch mặc, thanh tĩnh, tâm xoang an,

Tu luyện thành thục, tinh thần toàn,

Thông tình, hợp tính, thành hoàn đơn,

Chân Nhân đã tới sai Lục đinh,

Thụ lĩnh ẩn chi, Đại động kinh,

Mười đọc, bốn lạy, triều Thái Thượng,

Trước yết Thượng đế, sau Bắc hướng,

Hiểu được Huỳnh đình, tâm thần sướng,

Thày trò truyền kinh, lập thệ minh,

Vân cẩm, phụng la với cúc vàng,

Thay cho xuống tóc, cơ phu toàn,

Dắt nhau lên núi, lập thệ đoan,

Kim thư ngọc cảnh sau đó truyền,

Cáo cùng Thiên, Địa, Thủy, tam ban,

Sao cho Thất Tổ khỏi lâm nàn,

Lời của Thái Thượng rất thần tiên,

Đó chính bản văn sinh bất tử…

C. CHÚ THÍCH

Câu 1. Mộc dục thạnh khiết khí phì huân.

沐 浴 盛 潔 棄 肥 薰

Bản Tử Hà: Mộc dục thạnh khiết, khí phì tiên.

沐 浴 盛 潔 棄 肥 鮮

Mộc dục 沐 浴: Tắm rửa, tẩy rửa.

Thạnh khiết 盛 潔: Tịnh khiết.

Khí phì huân 棄 肥 薰: Bỏ các thức ăn béo (thịt, cá), các đồ ăn có mùi thơm, hăng (như hành tỏi, v.v.)

Câu 2. Nhập thất Đông hướng, tụng Ngọc thiên.

入 室 東 向 誦 玉 篇

Đại đế ở phía đông.

Ngọc Thiên 玉 篇: Huỳnh Đình kinh.

Câu 3. Ước đắc vạn biến, nghĩa tự tiên.

約 得 萬 徧 義 自 鮮

Bản Tử Hà: Ước đắc vạn biến, nghĩa tự tuyên.

約 得 萬 徧 義 自 宣

Đọc khoảng vạn lần, nghĩa lý sẽ sáng tỏ.

Câu 4. Tán phát vô dục dĩ trường tồn.

散 髮 無 欲 以 長 存

Tán phát 散 髮: Xõa tóc. Vô dục 無 欲: Hư tâm.

Thanh tĩnh vô vi là chìa khóa mở cửa trường sinh.

Ngoại Cảnh chương 20 có câu:

Thanh tĩnh vô vi thần lưu chỉ. 清 靜 無 為 神 留 止.

Chương 23 có câu:

Điềm đạm vô vi thần lưu chỉ. 恬 淡 無 為 神 留 止.

Câu 5. Ngũ vị giai chí, Chính khí hoàn.

五 味 皆 至 正 氣 還

Giống như nói: Tam hoa qui đỉnh, ngũ khí triều nguyên. 三 華 歸 頂 五 氣 朝 元.

Câu 6. Di tâm tịch muộn, vật phiền oan.

夷 心 寂 悶 勿 煩 冤

Bản Tử Hà: Di tâm tịch bí, vật phiền oan.

夷 心 寂 閟 勿 煩 冤

Câu này lại nói lên ý: Tịch mạc thanh tĩnh.

Câu 7. Quá sổ dĩ tất, thể thần tinh.

過 數 已 畢 體 神 精

Bản Tử Hà: Quá sổ dĩ tất, thể tinh thần.

過 數 已 畢 體 精 神

Quá sổ dĩ tất 過 數 已 畢: Sau nhiều năm tu luyện Huỳnh Đình (ước chừng là 3 năm, nghĩa là sau khi đã tụng niệm Huỳnh Đình kinh 10.000 lần), công phu nội dưỡng sẽ thuần thục.

Thể thần tinh 體 神 精: Tử Hà cho rằng thân thể sẽ có tinh thần.

Câu 8. Hoàng hoa Ngọc Nữ cáo tử tình.

黃 華 玉 女 告 子 情

Hoàng hoa Ngọc Nữ 黃 華 玉 女 : Tử Hà giải là TÍNH (Bản tính)

Cáo tử tình 告 子 情: Tử Hà giải là thông tình, hợp tính.

Như vậy ta có thể hiểu câu này là: Tâm thần hợp nhất, Đạo tâm sinh, Hoàn đan thành, Chân Nhân hiện.

Câu 9. Chân nhân ký chi sử Lục đinh.

真 人 既 至 使 六 丁

Khi Chân Nhân đã hiện, sẽ sai sử được Lục Đinh âm thần. Tà ma sẽ hãi sợ.

Câu 10. Tức thụ ẩn chi, Đại Động kinh.

即 受 隱 芝 大 洞 經

Ẩn chi 隱 芝: Cỏ linh chi tiềm ẩn.

Đại Đỗng kinh 大 洞 經: Kinh Đại Động (Đỗng), hay Đại Đỗng chân kinh 大 洞 真 經, do đức Nguyên Thủy Thiên Tôn 元 始 天 尊 viết. Sách gồm có hai quyển Thượng, Hạ. Đại khái cũng dạy con người tìm về Thái cực, căn nguyên.

Như vậy Huỳnh Đình và Đại Động cũng đều dạy con người trở thành Chân Nhân.

Câu 11. Thập độc, tứ bái, triều Thái Thượng.

十 讀 四 拜 朝 太 上

Tâm thành, đọc mười lần, lạy 4 lạy, kính đức Thái Thượng.

Câu 12. Tiên yết Thái đế, hậu Bắc hướng.

先 謁 太 帝 後 北 向

Bản Tử Hà: Tiên yết Đại đế, hậu Bắc hướng.

先 謁 大 帝 後 北 向

Tử Hà cho rằng: Trước tiên xoay về phía Đông để triều yết Đại đế, sau mới ngồi xoay về hướng Bắc để trì tụng Huỳnh Đình.

Câu 13. Huỳnh đình Nội kinh, Ngọc thư sướng.

黃 庭 內 經 玉 書 暢

Tử Hà cho rằng Huỳnh Đình cũng như Đại Động đều dạy con người giữ vẹn Trung Cung, Trung điểm. Huỳnh Đình chính là Ngọc thư. Lời lời làm cho con người thông sướng.

Câu 14. Thụ giả viết sư, thụ giả minh.

授 者 曰 師 受 者 盟

Thụ giả 授 者: người truyền kinh, truyền sách, trao sách Huỳnh Đình. (Thụ : truyền cho)

Thụ giả minh 受 者 盟: người nhận sách Huỳnh Đình phải lập thệ. (Thụ : nhận lãnh; minh : thề ước)

Câu 15. Vân cẩm phụng la, kim nữu triền.

雲 錦 鳳 羅 金 鈕 纏

Lễ thọ kinh có hẳn nghi thức. Người đệ tử phải nạp gấm, nạp lụa là, nạp vòng vàng để tỏ lòng thành tín. (Xem phần khảo luận bên trên).

Câu 16. Dĩ đại cát phát, cơ phu tuyền.

以 大 割 髮 肌 膚 全

Lễ vật trên sẽ thay cho lễ xuống tóc (của nhà Phật) và như vậy giữ trọn được cơ phu, cơ thể.

Câu 17. Huề thủ đăng sơn, sáp dịch đan.

攜 手 登 山 歃 液 丹

Huề thủ đăng sơn 攜 手 登 山: Dắt tay nhau lên núi.

Sáp dịch đan 歃 液 丹: Lấy máu thề nguyện.

Dịch đan 液 丹: Là thần danh để gọi máu huyết.

Thay vì nói Sáp huyết 歃 血 , nói sáp dịch đan.

Câu 18. Kim Thư, Ngọc Cảnh nãi khả tuyên.

金 書 玉 景 乃 可 宣

Sau khi đệ tử đã tuyên thệ:

– Không được vọng truyền cho kẻ «phỉ nhân» 匪 人 (người không xứng đáng, không có tư cách).

– Không được từ chối không truyền cho người có đức.

– Không được hủy hoại kinh.

– Không được biếng nhác, phải chuyên cần trì tụng.

– Không được tham lam, lợi dụng kinh làm điều phi nghĩa.

lúc ấy mới được truyền kinh.

Câu 19. Truyền đắc khả thụ cáo Tam quan.

傳 得 可 授 告 三 官

Bản Tử Hà: Vọng truyền sự phát cáo Tam quan.

妄 傳 事 發 告 三 官

Vụ Thành Tử cho rằng: khi truyền kinh, phải cáo cùng Tam quan. Tam quan: Trời, đất, nước (thiên địa thủy 天 地 水).

Tử Hà giải rằng: Nếu vọng truyền cho người bất xứng, mà công việc bị phát giác, thì phải tuyên cáo cùng Tam quan.

Câu 20. Vật lệnh Thất Tổ thụ minh hoạn.

勿 令 七 祖 受 冥 患

Đừng làm cho các bậc sư phụ, sư tổ bị vạ lây.

Câu 21. Thái Thượng vi ngôn trí thần tiên.

太 上 微 言 致 神 仙

Những lời của đức Thái Thượng tuy là vi ẩn nhưng thực sự giúp ta thành thần tiên.

Câu 22. Bất tử chi đạo thử chân văn.

不 死 之 道 此 真 文

Bản Tử Hà: Bất tử chi đạo, thử kỳ văn.

不 死 之 道 此 其 文

Đây là những lời văn chân chính hàm chứa phương pháp dạy con người trở nên bất tử.

D. BÌNH GIẢNG

Chương cuối này dạy con người phải nên sống tự nhiên, thanh khiết, thanh tịnh, vô vi (câu 1, 4).

Chủ trương này chính cũng là chủ trương: Trí hư cực, thủ tĩnh đốc của Đạo Đức Kinh (chương 16).

Câu: Tán phát vô dục, dĩ trường tồn (câu 4) nhấn mạnh: Tu hành khi đã tới mức độ cao siêu,[1] cần phải:

Hư tâm, thanh thản, tự nhiên.

Chủ trương này có thể nói được là chủ trương chính yếu của Huỳnh Đình kinh, Nội cảnh, cũng như Ngoại cảnh. Thực vậy có rất nhiều câu tương tự tản mác khắp nơi trong hai kinh. Xin đan cử ít nhiều ví dụ:

NỘI CẢNH:

– Cao củng vô vi hồn phách an.

高 拱 無 為 魂 魄 安 (chương 23)

– Thanh tĩnh, thần hiện dữ ngã ngôn.

清 靜 神 現 與 我 言 (chương 23)

– Cao nghiên điềm đạm đạo chi viên.

高 研 恬 淡 道 之 園 (chương 23)

– Đới chấp Tính Mệnh, thủ Hư Vô.

帶 執 性 命 守 虛 無 (chương 27)

– Lục thần tập hợp, hư trung yến.

六 神 集 合 虛 中 宴 (chương 27)

NGOẠI CẢNH:

– Điềm đạm vô dục cư đức viên.

恬 淡 無 欲 居 德 園 (chương 11)

– Phù dưỡng tính mệnh thủ Hư Vô,

夫 養 性 命 守 虛 無

– Điềm đạm vô vi hà tư lự.

恬 淡 虛 無 何 思 慮 (chương 12)

– Thanh tĩnh, vô vi, thần lưu chỉ.

清 靜 無 為 神 留 止 (chương 20)

– Điềm đạm vô dục dưỡng hoa căn.

恬 淡 無 欲 養 華 根 (chương 23)

Khi đã thanh tĩnh, cực hư, Thần sẽ qui căn, phản bản, trở về chính ngôi, chính vị tại Trung Cung Huỳnh Đình, đóng vai Thái cực, chủ trì vạn biến.

Thế tức là: «Ngũ vị giai chí, chính khí hoàn.» 五 味 皆 至 正 氣 還 (câu 5)

Tử Hà khi bình giải câu trên đã liên tưởng, đến Văn ngôn hào lục ngũ quẻ KHÔN :

«Quân tử Hoàng trung thông lý,

君 子 黃 中 通 理

Chính vị cư thể,

正 位 居 體

Mỹ tại kỳ trung nhi sướng ư tứ chi,

美 在 其 中 而 暢 於 四 肢

Phát ư sự nghiệp,

發 於 事 業

Mỹ chi chí dã.»

美 之 至 也

Tạm dịch:

Hiền nhân thông lý Trung Hoàng,

Tìm nơi chính vị, mà an thân mình,

Đẹp từ tâm khảm xuất sinh,

Làm cho cơ thể xương vinh, mỹ miều,

Phát ra sự nghiệp cao siêu,

Thế là đẹp đẽ đến điều còn chi…

Trung Hoàng là Trung Cung, Huỳnh Đình, Thái Cực.

Chính vị là Thiên Vị 天 位. Khi mà Tinh Thần đã hoàn qui «đại gia» 大 家, thì tâm thần sẽ an định (câu 6), thân thể sẽ thư sướng (câu 7, 8), đơn sẽ thành (câu 8), Chân nhân sẽ hiện (9), và như vậy sẽ sai khiến được chư thần Lục đinh trong con người, âm tà sẽ khiếp phục sợ uy (câu 9).

Thế cũng như là đã ăn được Linh chi thảo (câu 10). Dầu Huỳnh Đình Kinh hay Đại Đỗng Kinh cũng chỉ đưa tới mục tiêu đó mà thôi (câu 10).

Đọc Huỳnh Đình muốn cho có kết quả, cần phải thành tâm, cần phải kính cẩn (câu 11, 12, 13).

Huỳnh Đình là một kỳ thư, gặp người hiền mới nên truyền thụ. Khi truyền thụ phải có lễ nghi trang trọng. Phải lập nguyện trước đất trời rằng mình sẽ kính cẩn, sẽ kiên trì, sẽ hăng hái trì tụng kinh nầy, sẽ hết sức áp dụng kinh nầy vào trong công phu tu luyện, cho thành chính quả Đại La Tiên 大 羅 仙 (các câu 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20).[2]

Huỳnh Đình lời lẽ tuy ẩn vi, nhưng chính là di thư của đức Thái Thượng cốt dạy con người phương pháp trở thành thần tiên (câu 21, 22).

Huỳnh Đình kết thúc bằng một câu: Bất tử chi đạo thị chân văn. 不 死 之 道 此 真 文 (Ấy là lời văn chân chính dạy người trở thành trường sinh bất tử.) Chúng ta phải khai thác kinh này ra sao để khỏi phụ lòng các bậc thần tiên tiền bối.


[1] Tự nhiên giả, tu đạo chi tối cao nguyên tắc dã 自 然 者 修 道 之 最 高 原 則 也.

[2] Xem phần khảo luận Chương 5 ở trên.