THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch
Tham Đồng Khế Kinh Văn
Trực Chỉ của Ngụy
Bá Dương
»
Mục Lục |
Thượng
1 2
3 4
5 6
7 8 |
Trung
1 2
3 4
5 |
Hạ
1 2
3 4
5
6
Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực
Chỉ
參
同
契
經
文
直
指
Thượng thiên
上 篇
Chương 5
Sóc Đán
12 quải
khí: Làm gì cũng phải đúng tiết đúng thời
49. Sóc đán vi Phục,
Dương khí thủy thông,
Xuất nhập vô tật,
Lập biểu vi cương.
Hoàng Chung kiến Tí,
Triệu nãi tư chương.
Bá thi nhu noãn.
Lê chưng đắc thường.
50. Lâm Lô thi điều,
Khai lộ chính quang.
Quang diệu tiệm tiến,
Nhật dĩ ích trường.
Sửu chi Đại Lữ.
Kết chính Đê Ngang.
51. Ngưỡng dĩ thành Thái.
Cương nhu tịnh long.
Âm Dương giao tiếp,
Tiểu vãng đại lai.
Phúc Thấu ư Dần,
Vận nhi xu thời.
52. Tiệm lịch Đại Tráng.
Hiệp liệt Mão môn,
Du giáp đọa lạc.
Hoàn qui bản căn.
Hình Đức tương phụ.
Trú dạ thủy phân.
53. Quải âm dĩ thoái.
Dương thăng nhi tiền.
Tẩy trạc vũ cách.
Chấn sách túc trần.
54. Càn kiện thạnh minh.
Quảng bị tứ lân.
Dương chung ư kỷ.
Trung nhi tương can.
55. Cấu thủy kế tự,
Lý sương tối tiên.
Tỉnh để hàn tuyền.
Ngọ vi Nhuy Tân.
Tân phục ư Âm.
Âm vi chủ nhân.
56. Độn thế khứ vị.
Thu liễm kỳ tinh.
Hoài đức sĩ thì.
Thê trì muội minh.
57. Bĩ tắc bất thông.
Manh giả bất sinh.
Âm thân dương khuất.
Một Dương Tính Danh.
58. Quan kỳ quyền lượng.
Sát Trọng Thu tình.
Nhiệm súc vi trĩ.
Lão khô phục vinh.
Tề mạch nha nghiệt.
Nhân mạo dĩ sinh.
59. Bác lạn chi thể.
Tiêu diệt kỳ hình.
Hóa khí ký kiệt.
Vong thất chí thần.
60. Đạo cùng tắc phản,
Qui hồ Khôn nguyên. |
朔
旦
為
復
陽
氣
始
通
出
入
無
疾
立
表
為
剛
黃
鍾
建
子
兆
乃
滋
彰
播
施
柔
暖
黎
蒸
得
常
臨
爐
施
條
開
路
正
光
光
耀
漸
進
日
以
益
長
丑
之
大
呂
結
正
低
昂
仰
以
成
泰
剛
柔
並
隆
陰
陽
交
接
小
往
大
來
輻
輳
於
寅
運
而
趨
時
漸
歷
大
壯
俠
列
卯
門
榆 莢
墮
落
還
歸
本
根
刑
德
相
負
晝
夜
始
分
夬
陰
以
退
陽
升
而
前
洗
濯
羽
翮
振
索
宿
塵
乾
健
盛
明
廣
被
四
鄰
陽
終
於
己
中
而
相
干
姤
始
繼
序
履
霜
最
先
井
底
寒
泉
午
為
蕤
賓
賓
伏
於
陰
陰
為
主
人
遯
世
去
位
收
斂
其
精
懷
德
俟
時
棲
遲
昧
冥
否
塞
不
通
萌
者
不
生
陰
伸
陽
屈
沒
陽
姓
名
觀
其
權
量
察
仲
秋
情
任
蓄
微
稚
老
枯
復
榮
薺
麥
芽
蘗
因
冒
以
生
剝
爛
肢
體
消
滅
其
形
化
氣
既
竭
亡
失
至
神
道
窮
則
返
歸
乎
坤
元
|
Tạm dịch:
49. Sóc đán là Phục
Dương khí vừa thông.
Vào ra không vội,
Lập biểu vi cương.
Hoàng Chung kiến Tí,
Triệu Nhất Dương sinh
Trong đỉnh ấm áp
Cơ bản tạo đơn.
50. Lâm lô thi điều,
Mở đường sáng láng,
Ánh sáng tăng dần,
Ngày một dài hơn,
Phù ứng Đại Lữ,
Kết chính Đê Ngang.
51. Ức dĩ thành Thái,
Cương Nhu đều thịnh.
Âm Dương giao tiếp,
Tiểu vãng đại lai,
Phúc Thấu tại Dần,
Vận hành siêu thời.
52. Dần sang Đại Tráng,
Ở nơi cung Mão,
Du Giáp rơi rụng,
Hình Đức phụ nhau,
Ngày đêm chia phôi.
53. Quải Âm đã thoái,
Dương tiến lên trước,
Rửa sạch cánh lông,
Cho hết bụi bặm.
54. Càn kiện thịnh thời.
Rộng toả bốn phương.
Dương cực ở Tị,
Trúng và tương can.
55. Quẻ Cấu bắt đầu,
Như bước trên băng.
Nước lạnh, đáy giếng,
Ngọ ở Nhuy Tân,
Tân trĩ thành Âm,
Âm là chủ nhân.
56. Bước sang quẻ Độn,
Thu liễm tinh hoa,
Hoài Đức chờ thời,
Thê trì muội minh.
57. Bĩ tắc bất thông,
Mầm không sống nổi,
Âm thân, Dương khuất,
Gọi là Một Dương (Dương
tiêu),
58. Sang tới quẻ Quan,
Vào mùa Trọng Thu,
Dương đà yếu ớt,
Cành già tươi lại,
Tề mạch phục sinh,
Sinh ra đầy đất.
59. Bác tiêu hình hài,
Hoá khí suy kiệt,
Làm tiêu cả thần.
60. Đạo cùng sẽ phản,
Trở về Khôn Nguyên.
Theo đúng Địa Lý,
Thuận theo lẽ Trời.
Thượng tiết nói:
Suy Âm Dương tiêu tức, Khảm
Ly một vong để lập ngôn.
Tiết này hợp với Tiết sau, cũng đều giảng
về Âm Dương Tiêu tức, dẫn nghiệm kiến hiệu của nó. Sao biết được Âm
Dương tiêu tức?
# PHỤC
Như sáng ngày 15 ngày Đông Chí, mặt trời
từ Nam trở về Bắc. Một Dương sinh từ lòng đất. Tại quẻ là Phục. Dương
khí vừa sinh. Dương là Chủ mà Âm là Khách. Thoán từ quẻ Phục nói:
Xuất nhập vô tật. Đặc biệt lấy
chuyện Âm Dương xuất nhập. Xuất nhập không có vội vàng và bị thương
tích. Xuất đây là Dương. Đáng Tiến lên vậy. Nhập chi giả Âm, đáng thoái
Âm vậy. Dựng cây nêu để đo Dương vừa lớn mạnh. Cây nêu để nghiệm xem
bóng mặt trời dài vắn. Vi Cương là Dương vừa sinh. Luật ứng Hoàng Chung.
Nguyệt Kiến tại Tí, là tháng 11. Đó
là điềm Dương tiến. Và cứ thế mà tăng trưởng. Dương Khí của Trời, bá thi
và bắt đầu có vật. Âm Khí của đất thì Nhu Hoãn và sinh vật. Muôn vật đều
được khí Thiên Địa Âm Dương tương giao.
Nhờ đó mà Tư Thủy, Tư sinh, mà được bình
thường vậy.
Sánh với người tu đạo cũng vâỵ. Dương khí
vừa thịnh, nhưng còn yếu, Phải nuôi dưỡng cái Nhất Điểm Sinh Cơ đó, Để
lấy đó là Căn Bản cho sự Hoàn phục bản nguyên. Không bao giờ được xa lìa
nó.
Mặt trời từ ngày Đông Chí cho tới Tiểu
Hàn, thì Nhị Dương sinh, nơi quẻ là Lâm.
# LÂM
Lúc ấy trong lò sẽ nóng, Dương khí sẽ thi
điều, sẽ khai thông đạo lộ. Quang huy thủy tiến, bóng mặt trời cũng dài
ra. Nguyệt Kiến ở Sửu. Luật ứng Đại Lữ. Đó là tháng 12.
Người tu đạo bắt chước vậy: Khi Dương khí
lớn lên. Dưới lò quẻ Lâm, phải ra công điều lý thân tâm. Phải nén Âm để
mở đường, phù Dương để Chính Quang. Tuần tự mà tiến. Công phu không
thiếu, cũng như mặt trời ngày càng lớn vậy.
Mặt Trời từ Tiểu Hàn trở về Lập Xuân, thì
Tam Dương sinh. Chính Khí kết mãn dưới đất. Từ Đê đến Ngang, Thiên khí
do đó đi lên. Địa khí do đó đi xuống. Trong Dương ngoài Âm. Nơi quẻ là
Thái:
# THÁI
Thái là Cương Nhu bằng nhau, Âm Dương giao
tiếp. Tiểu vãng nhi Đại lai. Âm thuận Dương
Kiện. Khí hậu ôn hòa. Như tai hoa và bầu xe họp lại thành Bánh xe. Âm
Dương cùng đường, hỗn nhiên nhất khí. Nguyệt kiến tại Dần. Đó là tháng
Giêng.
Sánh với người tu đạo, thì Dương Khí tiến
ư Trung Chính, còn Khách khí thì ẩn. Âm Dương điều đình. Tính tình hòa
bình. Cương nhưng không táo, Mềm nhưng không nhu nhược.
Mặt trời từ Lập Xuân đến Xuân Phân, vận
hành theo thời. Từ ấm dần tới nóng. 4 Dương sinh, tại quẻ là Đại Tráng.
# ĐẠI TRÁNG
Nguyệt Kiến tại Mão. Là Tháng 2. Mão là
chỗ Mộc Vượng, là cửa sinh ra Đức. Nhưng
Đại Tráng trong lại không mạnh, cho nên Du giáp
đọa lạc, hoàn qui bản căn. Trong Đức có Hình. Hình Đức chống
nhau, Âm Dương phân ly. Ngày đêm từ đó phân ra. Ngày càng dài mà đêm
càng ngắn .
Người tu đạo lấy đó mà xem. Khí Âm Dương
tráng thịnh. Thì cần tắm rửa, ôn dưỡng. Trở về Bản Căn. Phải lo đề
phòng. Đợi cho đến khi Âm Khí tự thoái, Dương khí tự lớn. Không được
cưỡng chế, để mời khách khí. Thế là Vật Vong vật Trợ (không quên, cũng
không can thiệp, cứ để tự nhiên) .
Mặt trời từ Xuân Phân tới dần Thanh Minh.
Từ đó Dương khí tiệm trưởng, Âm Khí tiệm tận. Dương khí sắp thuần.
Ngũ Dương sinh. Nơi quẻ gọi là Quải.
# QUẢI
Nguyệt kiến tại Thìn. Là tháng Ba. Quải là
làm cho Âm thoái và cho Dương thăng tiến về phía trước.
Sánh với người tu đạo cũng vậy. Dương khí
nay đã vượng thịnh, Âm khí nay đã vi nhược. Như thế có thể tắm rửa toàn
thân cho khỏi những tích tập xưa kia. Gột rửa cho nhân tâm được sạch hết
bình sinh túc trần, cho lông cánh được tiến thẳng về trước. Gọi là Chấn,
nghĩa là Chấn Phát Dương Khí của Đạo Tâm. Gọi là Sách là tìm cầu gạt bỏ
mọi Ô Nhiễm của Nhân Tâm. Dùng Đạo Tâm chế phục
Nhân Tâm. Nhỏ mấy cũng vào, không còn để cho có một chút khách tà
khí nào được ở trong tâm ta vậy.
Mặt trời từ Thanh Minh đến Lập Hạ. Sáu
Dương sinh. Ở nơi quẻ là Kiền.
# KIỀN
Nguyệt Kiến ở Tị, là tháng tư. Kiền
kiện thịnh minh, sáng soi 4 phía. Trên dưới thuần là Dương Khí. Vạn vật
bấy giờ hoàn toàn vinh vượng. Người tu Đạo cũng vậy. Dương Cương đã tiến
tới chỗ thuần túy chí tinh. Đã thấy lại được Kiền Nguyên diện mục.
Lương tri, lương năng hồn nhiên Thiên Lý.
Không còn chút chi là Nhân dục chi tư. Y như một vầng Hồng Nhật, chiếu
soi khung Trời. Vạn ban âm tà hoàn toàn tiêu diệt. Đó là Tiến Dương Hỏa
chi sự, đó là đạo Dụng Cửu vậy, Dương Khí tới Tị là cực điểm. Dương Cực
sinh Âm. Thế là Âm Khí đã xen vào. Mặt trời từ Lập Hạ tới Hạ Chí. Tự Bắc
lại hồi Nam. Một Âm sinh từ lòng Đất, ở nơi quẻ là Cấu:
# CẤU
Từ đây, Âm Khí thay Dương Khí. Và nơi Hào
Sơ Lục quẻ Khôn có nói tới điềm: Lý Sương. Một Âm sinh, lúc ấy không có
Sương. Nhưng Sương đã bị che và đã bắt đầu. Cho nên lúc đó là khởi thuỷ
của Âm Khí. Lúc đó thì nước nơi đáy giếng là nước lạnh, ứng với Địa Khí
vậy. Nguyệt kiến tại Ngọ, là tháng 5. Luật ứng Nhuy Tân. Âm Khí như
khách phục trong lòng đất. Khí Dương phải thoái, Âm khí sẽ phải tiến.
Âm Khí là Chủ Nhân vậy.
Người tu đạo trông thấy vậy, biết rằng
Dương Cương đã tới cực thịnh, thì phải lo bảo tồn cái Dương Cương đó.
Đoàn luyện nó thành cái gì rắn chắc, vĩnh cửu. Như vậy mới tới được Cực
Điểm Công Phu. Thế gọi là vận công Âm Phù. Âm Phù
là khi Dương đã cực, thì phải dùng Âm mà dưỡng. Dương khí không
kháng lại. Thế gọi là Âm Dương phù hợp vậy. Âm Phù chi Âm, không phải là
cái Âm khách khí bên ngoài. Nó chính là Dương Khí thu liễm, thoái xuất,
là Chân Âm. Bên này thì Chân Dương thoái, bên kia
thì Chân Âm sinh. Còn giả Âm sẽ tự tiêu, tự hoá.
Nếu Dương Khí không thoái, Chân Âm không
hiện ra. Thì Dương cực sẽ Âm. 1 Âm tiềm sinh, thì Khách Khí lại đến.
Được rồi lại mất, thế là Đại Sự sẽ không thành. Cho nên Dương Cương đã
tiến tới chỗ thuần. Thì Âm Phù ắt sẽ có chỗ dùng.
Cũng như quẻ Cấu ở tháng 5, Âm đã là chủ
nhân rồi vậy. Tuy nhiên dụng Âm phải phân biệt Chân Giả. Chân Âm thì
thuận theo Chân, giả Âm thì thuận theo giả, Thuận Chân năng dưỡng Dương,
Giả Chân năng thương Dương, cho nên trong Thoán Truyện quẻ Cấu nói:
Vật dụng thú nữ, bất khả dữ trưởng dã. Thiên địa
tương ngộ, phẩm vật hàm chương.
Gái mà hung dữ, cơ cầu.
Làm sao phối hợp bền lâu cho đành.
Đất trời giải cấu liên minh,
Làm cho vạn vật trở thành tốt tươi.
Một Chân, một giả, thiên địa huyền cách,
cho nên nơi Sơ Hào quẻ Khôn đã khuyên phải đề phòng
Lý Sương, Kiên băng chí:
Dưới chân sương giá chớm dày,
Rồi ra băng cứng có ngày tới theo.
Nghĩa là khi dùng Âm, thì phải hết sức cẩn
thận vậy.
Mặt trời từ Hạ Chí tới Tiểu Thử, nhị Dương
thoái, và nhị Âm sinh. Ở Quẻ là Độn.
# ĐỘN
Nguyệt Kiến ở Mùi. Là tháng sáu. Dương Khí
từ đó thu súc lại.
Người tu Đạo thấy vậy phải Độn Thế, khứ vị
(từ bỏ địa vị trần gian). Thu liễm tinh thần, hoài Đức sĩ thời, thê trì
muội minh, thao quang dưỡng hối. Người đại trí mà xử như Ngu si, người
khéo tay nhất lại làm ra kiểu vụng về. Không để cho khách khí thừa cơ
làm thương tổn.
Mặt trời từ Tiểu Thử đến Lập Thu. Tam
Dương thoái nhi Tam Âm sinh. Nơi quẻ là Bĩ.
# BĨ
Nguyệt Kiến ở Thân, là tháng Bảy.
Khi ấy Thiên Khí hạ giáng, địa khí thương
thăng. Vạn vật tắc bế và không thông. Tuy cũng có nảy mầm nhưng không
sinh.
Người Tu Đạo thấy vậy, thì biết rằng Cương
Đạo đã không còn ở địa vị Trung Chính mà Âm Đạo đã chiếm địa vị Trung
Chính. Cương nhu bằng nhau. Lấy Nhu dưỡng cương. Đó là lúc Chân Âm dụng
sự. Như Dương đã chết không còn tính danh.
Mặt trời từ Lập thu dần tới Thu Phân, Tứ
Dương thoái. Tứ Âm sinh. Nơi quẻ là Quan.
# QUAN
Nguyệt Kiến tại Dậu. Là tháng tám. Lúc ấy
là Trung Thu. Trong Hình có Đức. Nhiệm súc vi trĩ.
Lão Khô phục vinh (cành khô sống lại), vạn vật đều thu liễm như tề mạch
phục phát, nha trường nghiệt (lúa mạch lại nảy mầm sinh mộng), nhân mạo
dĩ sinh.
Người tu đạo thấy vậy, lấy nhu dưỡng
cương. Sinh cơ nay đã đi vào bên trong. Bên ngoài thì u ám nhưng bên
trong thật là sáng láng. Cũng như tiết Trung Thu, trong Hình có đức. Mặt
trời từ Thu Phân đến Hàn Lộ. Năm Dương thoái và 5 Âm sinh. Nơi quẻ là
Bác.
# BÁC
Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 9. Dương Khí
bị mất bóng hình. Vạn vật như chết.
Người tu đạo lúc ấy, phải vứt bỏ cái thân
ảo hóa, phải tiêu diệt cái Tính khí chất cương táo hữu hình. Hóa khí đã
kiệt, sẽ vô thức, vô tri, sẽ bất thần nhi thần vậy.
Mặt trời từ Bạch Lộ, đến Lập Đông. Lục
Dương lui, lục Âm thuần. Đạo cùng sẽ phản, nơi quẻ là Khôn.
# KHÔN
Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 10, thuần Âm
vô Dương.
Người Tu Đạo phải để cho Cương Khí thoái
tàng. Dưỡng cho cái không không còn gì nữa. Trở về Vô Thanh, Vô Xú chí
tịnh chi Địa. Quá điểm đó, sẽ thấy Tĩnh Cực phục động, không có diệu
dụng chi khác.
Sau đây là bản đồ Lục Âm Lục Dương để tiện
tham khảo.
Đồ Bản vẽ lại 6 Âm, 6
Dương của 12 tháng trong một năm.
»
Mục Lục |
Thượng
1 2
3 4
5 6
7 8 |
Trung
1 2
3 4
5 |
Hạ
1 2
3 4
5
6
|