THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch
Tham Đồng Khế Kinh Văn
Trực Chỉ của Ngụy
Bá Dương
»
Mục Lục |
Thượng
1 2
3 4
5
6 7
8 |
Trung
1 2
3 4
5 |
Hạ
1 2
3 4
5
6
Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực
Chỉ
參
同
契
經
文
直
指
Thượng thiên
上 篇
Chương 6
Hối Sóc
Phải biết
lẽ Âm Dương tiến thoái
46. Hối sóc chi gian,
Hợp phù hành trung.
Hỗn độn hồng mông,
Tư dịch, nhuận trạch.
Thi hóa lưu thông
Thiên địa thần minh
Bất khả độ lượng
Lợi dụng an thân,
Ẩn hình nhi tàng.
Thủy ư Đông Bắc,
Cơ Đẩu chi hương,
Tuyền nhi hữu chuyển
Ẩu luân thổ manh.
Tiềm đàm kiến tượng.
Phát tán tinh quang.
47. Tất Ngang chi thượng,
Chấn xuất vi trưng,
Dương Khí tạo đoan,
Sơ cửu tiềm long,
Dương dĩ tam lập,
Âm dĩ bát thông.
Tam nhật Chấn động,
Bát nhật Đoài hành.
Cửu Nhị: Kiến Long,
Hòa bình hữu minh,
Tam Ngũ đức tựu,
Kiền Thể nãi thành.
Cửu Tam: Tịch dịch,
Khuy chiết Thần phù,
Thịnh suy tiệm cách,
Chung hoàn kỳ sơ,
Tốn kế kỳ thống,
Cố tế thao trì,
Cửu tứ: Hoặc dược.
Tiến thoái đạo nguy.
Cấn chủ tiến chỉ,
Bất đắc du thì.
Nhị thập tam nhật,
Điển thủ huyền kỳ
Cửu Ngũ: Phi Long
Thiên vị gia hỉ,
Lục ngũ Khôn thừa
Kết quát chung thủy
Uẩn dưỡng chúng tử
Thế vi loại mẫu,
Thượng Cửu: Kháng long.
Chiến đức ư dã.
Dụng cửu Phiên Phiên
Vi Đạo qui củ,
Dương số dĩ cật,
Cật tắc phục khởi,
Suy tình hợp tính,
Chuyển nhi tương dữ,
48. Tuần hoàn tuyền ki,
Thăng giáng thượng hạ,
Chu lưu lục hào,
Nan khả sát đổ,
Cố vô thường vị
Vi Dịch tông tổ. |
晦
朔
之
間
合
符
行
中
混
沌
鴻
濛
滋
液
潤
澤
施
化
流
通
天
地
神
明
不
可
度
量
利
用
安
身
隱
形
而
藏
始
於
東
北
箕
斗
之
鄉
旋
而
右
轉
嘔
輪
吐
萌
潛
潭
見
象
發
散
精
光
畢
昂
之
上
震
出
為
徵
陽
氣
造
端
初
九
潛
龍
陽
以
三
立
陰
以
八
通
三
日
震
動
八
日
兌
行
九
二
見
龍
和
平
有
明
三
五
德
就
乾
體
乃
成
九
三
夕
惕
虧
折
神
符
盛
衰
漸
革
終
還
其
初
巽
繼
其
統
固
濟
操
持
九
四
或
躍
進
退
道
危
艮
主
進
止
不
得
逾
時
二
十
三
日
典
守
弦
期
九
五
飛
龍
天
位
加
喜
六
五
坤
承
結
括
終
始
韞
養
眾
子
世
為
類
母
上
九
亢
龍
戰
德
於
野
用
九
翩
翩
為
道
規
矩
陽
數
已
訖
訖
則
復
起
推
情
合
性
轉
而
相
與
循
環
璇
璣
升
降
上
下
周
流
六
爻
難
可
察
睹
故
無
常
位
為
易
宗
祖
|
Tạm dịch:
46. Giữa ngày Hối, Sóc,
Nhật Nguyệt hợp phù,
Hỗn độn, Hồng Mông,
Tẫn Mẫu theo nhau,
Tư Dịch nhuận trạch,
Thi hoá lưu thông.
Thần Minh trời đất,
Không thể đo lường,
Lợi dụng an thân,
Ẩn hình nhi tàng,
Bắt đầu Đông Bắc,
Giữa sao Đẩu Cơ,
Tuyền lại hữu chuyển,
Suy rồi thấy sáng,
Đáy hồ thấy tượng,
Phát tán tinh quang
47. Trên sao Tất, Ngang,
Chấn xuất làm chứng,
Dương khí sinh ra,
Sơ Cửu Tiềm Long,
Âm thành ở Bát,
Mồng 3, Chấn động,
Mồng Tám, Đoài hành.
Dương lập ở Tam,
Cửu nhị: Kiến Long,
Hoà bình có sáng,
Tam ngũ đức tựu,
Càn thể hoàn thành.
Cửu tam: Tịch Dịch,
Khuy triết Thần phù,
Thịnh suy đắp đổi,
Chung lại hoàn sơ.
Tốn theo truyền
thống,
Giữ gìn bền vững.
Cửu tứ: Hoặc dược,
Tiến thoái đạo nguy,
Cấn chủ Ngừng lại
Không sai thời khắc,
Đến ngày 23,
Chính là Hạ Huyền.
Cửu Ngũ Phi Long,
Đúng ngôi Thiên vị.
Lục ngũ quẻ Khôn,
Đầu đuôi tóm gọn
Hàn dưỡng chủng tủ,
Là mẹ thế gian.
Thượng cửu Kháng long
Chiến đức ư dã,
Dụng cửu: Phiên phiên.
Là quy củ Đạo,
Dương số đã tận,
Tận rồi Phục khởi.
Suy tình hợp tính,
Thay đổi hợp nhau,
Tuần hoàn Tuyền Ki,
Lên xuống dưới trên,
Chu lưu sáu hào,
Thật là khó lường.
Không có thường vị,
Lấy Dịch làm chuẩn,
Tiết trên lấy 1 năm 12 tháng, để sánh Âm
Dương tiến thoái chi đạo.
Tiết này lại lấy 1 tháng 30 ngày, để sánh
Âm Dương tiến thoái chi đạo.
Cốt là chỉ vẽ phải thuận sự vận dụng của 2
tiết Âm Dương. Tháng và ngày. Một năm có 12 hội. Mỗi tháng là một hội.
Lấy 2 ngày Hối (30), Sóc (1), mặt trăng mặt trời ăn khớp với nhau, như 2
mảnh phù khế và di chuyển trong Trung Đạo. Trung Đạo là Hoàng Đạo, là
đường vận hành của mặt trời. Nhật Đạo Nguyệt Đạo tương giao nhi hành,
chính tại lúc Hối Tận, Sóc Sơ (cuối ngày Hối đầu ngày Sóc). Lúc ấy, Âm
Dương nhị khí tương giao. Hỗn Độn hồng mông, Huyền Tẫn tương tòng, Dương
bão Âm, Âm bão Dương. Hòa khí bác tụ. Tư dịch nhuận trạch. Âm thi Dương
hoá. Một khí lưu thông. Vì Huyền Tẫn tương tòng (trống mái theo nhau),
cái cơ Thi Hoá lưu thông, vô hình vô tích, bất khả kiến, bất khả tri.
Ngay đến thần minh cũng không độ lượng được, huống chi là con người.
Người tu đạo cũng vậy, phải biết Hư Cực,
Tĩnh Đốc, lợi dụng an thân, biết ẩn hình nhi tàng, cho vạn vật không làm
tổn thương được mình, tạo hóa cũng không thay đổi được. Vì Thiên Địa chỉ
có thể sai sử hữu hình, chứ không sai sử được vô hình, chỉ sai sử được
Hữu Khí, chứ không sai sử được Vô Khí, chỉ sai sử được Hữu Tâm chứ không
sai sử được Vô Tâm.
Thủy ư Đông Bắc, là quê hương của 2 sao Cơ
Đẩu. Ánh sáng mặt trăng tới Đông Bắc thì hoàn toàn tiêu. Đó là tượng
Thuần Âm. Cho nên Kinh Dịch nói:
Đông Bắc táng bằng.[1]
Tuyền nhi hậu
chuyển, khu luân thổ manh. Âm hạ sinh Dương. Tiềm đàm kiến tượng. Phát
tán tinh quang. Ư Tất Ngang Tây Nam Khôn Địa. Khôn trung dựng
Chấn. Sinh ra ánh sáng như mày tằm (Nga Mi). Cho nên nói:
Chấn xuất vi chưng. Đó là Dương Khí
bắt đầu. Cho nên Kinh Dịch nói: Tây Nam đắc bằng
là vì vậy. Đó là lúc Dương khí sơ sinh. Ở nơi quẻ thì là Hào Sơ: Tiềm
Long của quẻ Kiền.
Người tu đạo thấy vậy, cũng Tĩnh Cực sinh
động, Hư Thất sinh Bạch. Một điểm chân linh chi quang, từ trong Hắc Ám
mà ra. Nhất điểm chân linh ấy, dễ mất và khó tìm. Ai may mắn mà biết,
phải mau đem về Hồ Trung, để làm căn cơ cho quy nguyên phản bản. Biết
bảo vệ nó và tiếc xót nó, không được rời xa nó.
Mặt trăng sáng từ mồng ba, và lập căn cơ
tại đó. Còn Âm Khí thì từ mồng tám bắt đầu thông. Thế nào là thông?
Thông là Âm Khí và Dương Khí tương thông với nhau, hòa bình với nhau.
Tam lập là Tam nhật Chấn Động. Bát thông là Bát Nhật Đoài hành. Ánh sáng
có tượng quẻ Đoài. Nửa Âm, nửa Dương. Ngang như giây chăng. Tựa như dây
Cung. Nên gọi là Thượng Huyền. Tại quẻ Kiền là Cửu
Nhị Kiến Long.
Người tu đạo thấy vậy, thấy Dương cương
tiến ư Trung Chính. Cho nên hòa bình và Hữu Minh. Mà Âm Khí cũng thuận
tòng, bất ẩn bất man. Cho nên không bị ngoại vật làm thương tổn.
Tới ngày 15, tam ngũ (3 x 5) đức tựu,
quang khí viên mãn, tam dương thuần toàn, Kiền Thể đã thành. Nơi quẻ
Kiền là hào Cửu Tam: Tịch Dịch.
Dương khí cực thịnh ở trên, sẽ khuy triết
ở dưới. Thành Ai tiệm Cách. Cuối cùng hoàn lại Sơ. Dịch Tịch là:
Phòng nguy lự hiểm, đề phòng âu lo.
Tới ngày 18, Một Âm tiềm sinh, quang khí
bắt đầu giảm. Tốn kế kỳ thống. Dương
quang từ đấy giảm nữa.
Người tu đạo thấy vậy, Cương khí tiến thêm
tới Chí Cực. Người tu dưỡng phải biết lấy Nhu mà giúp cho. Cố tế thao
trì, bảo dường kỳ Cương.
Tại quẻ Kiền là Hào
Cửu Tứ: Hoặc dược. Hoặc là nghi ngờ. Nghi vì sợ rằng sự
tiến thoái ư đạo có gì nguy hiểm. Đó là cẩn thận hết sức vậy.
Mặt trăng đến ngày 23, thì là ½ Dương, ½
Âm. Là tượng quẻ Cấn. Ngang thẳng như thừng. Trong như giây cung, nên
gọi là Hạ Huyền. Cấn chủ Tiến nhưng đáng ngừng lại.
Người tu đạo thấy vậy. Khi Cương Dương
thoái ư Trung Chính. Cương nhu hợp nhất, bất thiên bất ỷ nên gọi là
Trung. Khi ấy phải lo tắm rửa (mộc dục), không được sai thời.
Tại Kiền quải là Hào
Cửu Ngũ: Phi Long. Phi Long là Cương Kiện Trung Chính. Thuần túy
chí tinh. Cương mà không quá Nóng (Táo), Mềm nhưng không quá Nhão. Thông
quyền đạt biến. Duy tinh duy nhất, Doãn Chấp Quyết Trung. Như trăng 1
cân (16 lạng). Kim Thủy đều ngừng. Ánh sáng tiến không quá ư Cực. Ánh
sáng thoái không quá Hôn Ám. Tới địa vị này: Lương tri, lương năng, Đạo
Tâm thường tồn, Nhân Tâm an tĩnh. Hồn nhiên Thiên Lý, chỉ ư chí thiện.
Thấy lại được Bản Lai, Cương Nhu như nhất chi diện mục, Ngã Mệnh do Ngã
bất do Thiên. Thiên tức Ngã, Ngã tức Thiên.
Dữ Thiên vi đồ. Chẳng phải là vui lắm sao.
Trăng tới 30 (lục ngũ 5 x 6 Khôn thừa).
Âm quang tận tàng. Đó là Tượng Thuần Khôn.
Dương khí đã đi đủ một vòng. Từ Khôn trở
lại ban đầu. Từ Khôn là hết (Tòng Khôn nhi thủy, tòng Khôn nhi chung).
Khôn là Dương khí kết quát chi chung thủy vậy. Vì đó là Dương khí kết
quát chi chung thủy, nên uẩn dưỡng chúng tử.
Lại phục Âm Khí sinh Dương. Thế vi loại mẫu.
Sinh sinh bất tức. Tại Kiền quải là Kháng
Long.
Kháng là Dương chi Cực. Dương quang thoái
chí ư thuần Khôn. Được Khôn ôn dưỡng nên khí đó bên trong sung mãn, Âm
Dương bác tụ. Cho nên có tượng Chiến Đức vu dã.
(Kháng Long vu dã, là ở Hào Thượng Lục quẻ Khôn). Cùng với Chu
Dịch Kiền Khôn thượng cửu, thượng lục hơi khác nhau. Chu Dịch nói
kháng long, là nói Dương thái quá.
Chiến dã là vì Âm bất thuận. Trong Tham
Đồng Khế thì Kháng Long, là Dương đến chỗ Chí Thuần. Chiến Dã là nói Âm
Dương tương hợp, bác tụ. Cần phải xem hai chữ Chiến Đức.
Chiến Đức ư dã, ý muốn nói có Dương
Đức cũng phải có Âm Đức. Tá Âm dưỡng Dương. Dương khí cực nhi phản ư bản
căn, lại từ Âm trung phục phát. Cho nên câu văn dưới viết tiếp:
Dụng cửu Phiên phiên,
Vi Đạo qui củ. Phiên phiên là bay lượn lên xuống.[2]
Quẻ Kiền viết: Dụng cửu
Kiến quần long vô thủ cát.
Người tu đạo cũng vậy: theo đà lên xuống
thịnh khuy của ánh trăng. Khi Cương đáng thịnh thì phải Tiến Cương; khi
Nhu đáng dụng thì phải dụng Nhu. Biến hóa phải tùy thời. Cương Nhu phải
có tiêu chuẩn. Phải phiên phiên phi tường bất định, khi lên, khi xuống.
Muốn đón mà không thấy đầu; muốn theo mà không biết đâu là đuôi. Vết
tích của Dương Cương cũng đều biến hóa. Không đáng Cương mà Cương, Cương
mà chẳng đáng. Như nhìn vào Không; Cương đã tới Không Địa. Dương số đã
tới cùng, trở về Khôn Nguyên. Âm Cực, Dương sinh. Cùng rồi lại khởi.
Tính tình hợp nhau, chuyển vần tương hợp. Đại Dược phát sinh, từ nhỏ tới
lớn, như Tuyền Ki tuần hoàn, thăng giáng thượng hạ, chu lưu giữa các hào
vị của lục Âm lục Dương. Thiên cơ thật là thần diệu khôn cùng: Trước
Trời mà Trời không trách, sau Trời để phụng Thiên Thời. Cái đó không
phải là cái gì tầm thường có thể nhìn xem, quan sát. Cho nên Dịch chi Âm
Dương không có thường vị nhất định. Như Kiền Khôn có Lục Âm, Lục Dương,
đó là Tông Tổ của Dịch. Kỳ dư 62 quẻ khác, đều là Kiền Khôn, Âm Dương,
tuỳ thời biến hóa mà thôi. Biết được Đạo Âm Dương biến hóa, là biết được
Tông Tổ của Dịch vậy. Dụng Cửu, Dụng Lục, bất thất kỳ thời. Lúc tiến,
lúc thoái, 62 quẻ đều là tại vận dụng chi trung, hợp thành một năm. Mặt
Trời lúc tiến Nam, lúc tiến Bắc theo đúng thời tiết. Hợp thành một
tháng. Nhật quang doanh khuy chi tiết hậu, không cần nệ lời, chấp tượng.
Để có thể được tượng quên lời, được tượng quên ý.
Kèm sau đây là: Nhất
nguyệt Dương Quang doanh khuy chi đồ, để tiện tham khảo.
[1] Quẻ Khôn, Thoán từ.
[2] Trong kinh Dịch Hào dụng cửu không viết Phiên Phiên,
hai chữ Phiên Phiên này chỉ có nơi hào Lục tứ quẻ Thái.
»
Mục Lục |
Thượng
1 2
3 4
5
6 7
8 |
Trung
1 2
3 4
5 |
Hạ
1 2
3 4
5
6
|