THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ của Ngụy Bá Dương

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6


Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ

Trung thiên

Chương 4

Thượng Đức

Thượng đức, hạ đức

22. Thượng đức vô vi 

Bất dĩ sát cầu 

Hạ Đức vi chi                                 

Kỳ dụng bất hưu,[1] 

23. Tri bạch thủ hắc,[2] 

Thần Minh tự lai.  

Bạch giả Kim Tinh,[3] 

Hắc giả Thuỷ cơ.

Thủy giả Đạo Khu,

Kỳ số danh Nhất,

Âm Dương chi thuỷ 

Huyền hàm Hoàng Nha,

Ngũ Kim chi chủ, 

Bắc dĩ Hà Xa.  

Cố Diên ngoại hắc, 

Nội hàm Kim Hoa,[4] 

Bị hạt hoài ngọc,[5] 

Ngoại vi cuồng phu, 

 24. Kim vi thuỷ mẫu, 

Mẫu ẩn tử thai, 

Thuỷ vi Kim Tử. 

Tử tàng mẫu bào. 

Chân nhân chí diệu, 

Nhược hữu nhược vô, 

Phảng phất Thái uyên, 

Sạ trầm xạ phù. 

Thoái nhi phân bố,  

Các thủ cảnh ngung, 

 25. Thái chi loại bạch, 

Tạo chi tắc chu,

Luyện vi biểu vệ, 

Bạch lý chân cư, 

Phương viên kính thốn, 

Hỗn nhi tương câu,[6] 

Tiên Thiên địa sinh, 

Nguy nguy tôn cao, 

 26. Bàng hữu viên khuyết,  

Trạng tự bồng hồ, 

Hoàn tạp quan bế,  

Tứ thông trì trù, 

Thủ ngự mật cố, 

Át tuyệt gian tà, 

Khúc các[7] tương thông, 

Dĩ giới bất ngu, 

Khả dĩ vô tư, 

Nan dĩ sầu lao. 

Thần khí mãn thất, 

Mạc chi năng lưu, 

Thủ chi giả xương,  

Thất chi giả vong, 

Động tĩnh hưu tức, 

Thường dữ nhân câu. 

上 德 無 為

不 以 察 求

下 德 為 之

其 用 不 休

知 白 守 黑

神 明 自 來

白 者 金 精

黑 者 水 基

水 者 道 樞

其 數 名 一

陰 陽 之 始

伭 含 黃 芽

五 金 之 主

北 以 河 車

故 鉛 外 黑

內 懷 金 華

被 褐 懷 玉

外 為 狂 夫

金 為 水 母

母 隱 子 胎

水 為 金 子

子 藏 母 胞

真 人 至 妙

若 有 若 無

髣 拂 太

退 而 分 布

各 守 境 隅

採 之 類 白

造 之 則 朱

煉 為 表 衛

白 裏 真 居

方 圓 徑 寸

混 而 相 拘

先 天 地 生

巍 巍 尊 高

旁 有 垣 闕

狀 似 蓬 壺

環 匝 關 閉

閼 絕 奸 邪

曲 閣 相 通

以 戒 不 虞

可 以 無 思

滿

Tạm dịch:

 22. Thượng đức vô vi,

Không cần sát cầu,

Hạ đức hữu vi,

Kỳ dụng  không ngừng,

 23. Tri  bạch thủ hắc,

Thần Minh tự tới,

Bạch là Kim Tinh,

Đen là Thuỷ cơ,

Thuỷ là Đạo Khu (Thiên Nhất sinh thuỷ),

Số danh là Một,

Âm Dương chi thuỷ (Thuỷ trung hữu Kim),

Đen  (Thuỷ) chứa Hoàng Nha (Kim)                                       

Làm chủ Ngũ Kim,

Nên gọi Hà Xa (Bắc phương chính Khí)

Diên thì ngoài đen,

Trong chứa Kim Hoa (Ngoại hắc nội Hoa),

Như trong áo rách,

Có mang ngọc quí.

Ngoài là cuồng phu.

Kim là Mẹ Thuỷ (Vọng tình sinh Vọng Thuỷ)

Mẹ ẩn thai con,

Thuỷ là con Kim (Thuỷ phản sinh Kim),

Lại mang thai mẹ.

Chân Nhân Huyền diệu,

Như có như không,

Phảng phất Thái Uyên,

Khi chìm khi nổi,

Thoái lui, phân bố

Giữ được phương vị

Thánh Thai ngưng kết,

Lửa luyện kiên cố,

Ngoại đơn thành tựu,

Nội đơn viên minh,

Trong ngoài một Khí

Hỗn hợp với nhau,

Sinh trước đất trời,

Hết sức cao trọng,

 26. Cạnh có thành quách,

Trông tựa Bồng Hồ,

Đóng kín quan ải,

Ngoại vật không sâm.

Đề phòng cẩn mật,

Trừ sạch gian tà.

Khúc các tương thông,

Vô tư vô tà,

Phòng mọi bất trắc,

Mới dược vô tư,

Hết sầu, hết muộn.

Thần Khí đầy nhà,

Không sao giữ nổi,

Giữ được thời hay,

Mất đi là xấu,

Độn tĩnh, hưu tức,

Thường đủ trong ta.

 

Tiết trên nói: Muốn tu Đạo, thì phải tìm đồng loại hữu tình chi vật, như vậy mới thành công. Nếu không phải đồng loại thì chắc không thành công. Nhưng tu có hai phép. Một là dùng Đạo để Toàn Hình, hai là dùng thuật để Diên Mệnh. Thượng Đức là những người dùng Đạo để Toàn Hình, Bão Nguyên Thủ Nhất, hành Vô Vi chi Đạo. Thế là làm được công việc. Cho nên nói: Thượng Đức vô vi, không cần quan sát, tìm cầu. Hạ Đức thì dùng thuật để kéo dài mạng sống. Từ miễn cưỡng rồi mới an lạc. Đó là tu theo Hữu Vi, như vậy mới được hoàn nguyên.

Cho nên nói: Hạ Đức vi chi, kỳ dụng bất hưu. Vả bậc Thượng Đức chẳng cần sát cầu, vì bậc Thượng Đức thời Thiên Chân còn nguyên vẹn, khách khí chưa xâm nhập nổi, nếu đốn ngộ được bản tính, thì chẳng tu chẳng chứng, cũng sang được bờ bên kia, không cần phải quan sát, tìm cầu. Còn Hạ Đức thì vất vả đi vào hữu dụng, vì ở nơi họ, Thiên Chân đã khuy tổn, tri thức đã khai mở, nên dẫu đốn ngộ bản tính thì cũng chưa thuần thuận ngay được. Nên phải dùng phép Tiệm Tu, công lực có lúc tăng, lúc giảm. Tăng rồi lại tăng, giảm rồi lại giảm. Cho đến khi Nghĩa Tinh, Nhân Thục, thì mới có thể ngưng nghỉ. Vì thế mà không ngừng nghỉ mới là quí vậy.

Thượng Đức, Hạ Đức thân phận khác nhau. Cho nên cái Dụng của mỗi bên cũng khác nhau. Người hạ đức mà tiến tới chỗ Nghĩa Tinh Nhân Thục, thì cũng sẽ đi cùng đường với bậc Thượng Đức. Cho nên nói: An nhi hành chi, hoặc lợi nhi hành chi, Hoặc miễn cưỡng nhi hành chi, Cập kỳ thành công nhất dã.[8] Ví dụ muốn rõ kẻ Hạ Đức, cứ cố gắng không ngừng. Cố gắng không ngừng là Đạo từ hậu Thiên phản tiên thiên chi đạo. Hậu Thiên phản Tiên Thiên là Đạo Thủ Hắc Tri Bạch. Bạch là Huỳnh Tịnh (Sáng soi, không tạp nhạp), là Đạo Tâm. Hắc là hối ám, là Nhân Tâm vậy. Tri kỳ Bạch là Đạo Tâm Thật, Thủ kỳ Hắc là Nhân Tâm Hư. Đạo Tâm mà Thực thì Chân Tri vĩnh viễn còn mãi. Nhân Tâm mà Hư, thì Linh Tri không bay mất. Chân Tri, Linh Tri, là Hai hợp thành Một. Thế là Cương Nhu tương phối. Trong đó tuy hoảng hốt mà vẫn có Tượng, yểu minh mà vẫn có Tinh, thế là Thần Minh tự đến vậy.[9]

Thần Minh tức là Khí Tiên Thiên Chân Nhất. Cũng còn gọi là Tiên Thiên Chân Nhất chi tinh, là Cốc Thần. Cốc Thần thụ nhận cả Hai Khí Âm Dương tương hợp. Nếu Âm Dương mà phân tán thì Thần sẽ tối tăm. Thể Chất nó sẽ đen và mất sáng, y như là Thần Minh đã đi mất vậy. Âm Dương hợp nhau, thì thần ấy sẽ sáng láng, thuần tuý. Thể Chất nó sẽ Trắng và sáng trở lại. Như là Thần Minh trở lại vậy. Cho nên nói: Tri Bạch Thủ hắc thần minh tự lai.[10]

Thế nào là Bạch? Đó là Kim Tinh. Hắc là Thuỷ Cơ, vì Đạo Tâm là Chân Tri, là Chân Tình. Vốn nó Cương Kiện, đó là Đức Tính của quẻ Kiền, thủ Tượng là Kim Tinh.

Trong Nhân Tâm thời vốn có Linh Tri, đó là Chân Tri, đó là Chân Tính. Nó vốn xưa nay nhu thuận, là Đức Tính của quẻ Khôn, thủ tượng là Thuỷ Cơ. Linh Tri vốn không thuộc Thuỷ mà thuộc Hoả. Nhân vì Linh Tri tàng trong Nhân Tâm, có thể giữ được Nhân Tâm chi hắc. Cho nên nếu Nhân Tâm mà Hư Cực Tĩnh Đốc, Linh Tri sẽ Nhu Thuận và Tà hoả sẽ Tiêu Giảm, Cùng với Chân Tri sẽ hoảng hốt tương phùng, và sẽ có biến hoá. Hoà khí huân trưng bên trong, sẽ sinh ra Chân Nhất chi Thuỷ.

Thế là Màu Đen là căn cơ của Thuỷ. Mà Thuỷ là do Thiên Nhất sinh ra, đó là guồng máy của Đạo. Sinh ra Ngũ Kim, trong gốc Âm Dương có tàng chứa Hoàng Nha, có đủ chính khí của Hà Xa phương bắc.

Sao mà biết được vậy? Nếu Linh Tri của Nhân Tâm mà hư tĩnh, khách khí sẽ không đến được, và Chân Tri của Đạo Tâm sẽ xuất hiện, sinh khí sẽ trở lại, như thảo mộc từ đất manh nha ra, có màu sắc vàng non, và có Tính Chất thuần thuỷ cho nên gọi là Hoàng Nha.

Vì Dương Khí  từ Nước mà sinh ra, nên gọi là Hà Xa. Vì Dương khí từ Âm sinh ra, nên còn gọi là Thần Minh.  Kỳ thật, Hoàng Nha, Hà Xa, hay Thần Minh  đều hình dung Đạo tâm, đều là Một điểm Chính Khí Chân Tri Cương Kiện. Tượng như Hắc Diên, ngoài Đen trong Trắng, trong có Kim Hoa, lại như áo rách có ngọc, bên ngoài là cuồng phu vậy.

Con người từ Tiên Thiên xuống giao với Hậu Thiên, Vọng Tình sinh Vọng Thuỷ. Kim là Thuỷ Mẫu vậy. Hậu Thiên phản Tiên Thiên. Trong Đen có Trắng. Tinh Nhất chi thuỷ, lại sinh Chân Tri Chân Tình. Thế là Mẹ lại ẩn vào Tử Thai, thế là Thuỷ lại phản sinh Kim vậy. Tiên Thiên trung vận Hậu Thiên, Chân Tình chi kim, sinh Tinh Nhất chi thuỷ, mà Tử lại tàng ư mẫu thai, thế là Kim lại sinh thuỷ vậy.

Kim sinh thuỷ, là Thuận kỳ sở dục, dụ bỉ chi hoan tâm, hậu thiên nhi phụng thiên thời vậy. Thuỷ sinh Kim là nghịch vận kỳ cơ, để làm cho vững Mệnh Bảo, Tiên Thiên nhi Thiên phất vi vậy. Kim thuỷ hỗ sinh, thuận nghịch dùng cả hai bề. Người và ta đều không bị hại, mà Chân Nhân sinh ra ở giữa vậy. Chân Nhân chính là Thần Minh, cũng còn là Thánh Thai. Nó chính là Tiên Thiên hư vô Chân Nhất chi Khí. Ngưng kết thành Tượng. Chân Nhân đó, chí Thần, chí Diệu, phi sắc, phi không, tức sắc, tức không. Sạ Trầm là Tịch Nhiên bất động; Sạ Phù là Cảm nhi toại thông vậy. Sắc Không bất câu, động tĩnh tự nhiên, chí vô nhưng hàm chí hữu, chí hư nhưng hàm chí thật. Khí Ngũ hành Âm Dương cái gì cũng sẵn có.

Cho nên nói: Thoái nhi phân bố, các thủ cảnh ngung. Thế là Thánh Thai ngưng kết, có Tượng Chân Nhân. Ngũ nguyên ngũ đức, hỗn nhiên kết thành một Khí. Ngũ vật, ngũ tặc, các thủ kỳ ngung. Chẳng những không thể hại Đạo, mà còn có thể Trợ Đạo. Thái chi loại bạch là, bắt đầu thì phòng trống sinh bạch, là Thánh Thai ngưng kết. Tạo nhi tắc chu lấy Lửa luyện Kim, thánh thai trở nên kiên cố vậy. Luyện vi biểu vệ là Ngoại đơn thành tựu vậy.

Bạch lý chân cư là Nội Đơn viên minh vậy. Phương viên kính thốn là Ngoại viên nội phương vậy. Trong ngoài một Khí, hỗn nhi tương câu Thần ngưng khí tuï, là thần khí hỗn hợp, trong ngoài như một. Thần khí hỗn hợp. Nhất Linh diệu hữu, Pháp giới viên thông, tiên thiên địa sinh. Nguy nguy tôn cao, tạo hoá không câu thúc nổi, vạn vật không thể khuất phục nổi. Nhập vào Chân Không vô ngại, Hồn Nhiên nhất trung chi cảnh. 

Cho nên nói: Giống như Bồng Hồ vậy. Tới địa vị này, thì sẽ thấy Viên đà đà, quang chước chước, Lương Tri, Lương năng phục kiến bản lai diện mục của con người khi sơ sinh. Nguyên bản đến tay, thì cần phải phòng nguy lự hiểm, cố tế lao phong. Cho nên nói: Bàng hữu viên quyết vậy: hoàn tạp quan bế, tứ thông trì trù là phải đề phòng sao cho ngoại hoạn, ngoại vật không sâm nhập được. Thủ ngự mật cố, Át tuyệt gian tà là muốn trừ nội tặc thì không được có nội niệm vậy. Khúc các tương thông dĩ giới bất ngu, E dè cái mắt không nhìn, Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng. Càng ẩn áo lại càng hiện rõ, càng siêu vi càng tỏ sáng nhiều, như khúc các tương thông, u minh như nhất. Không có chút tà ý nào để được trong lòng. Như thế mới vô tư.

Nan dĩ sầu lao là hữu dụng. Dụng trung vô dụng, vô công. Trong công thi công, không có sầu lao, cưỡng tác. Chỉ cần vô tư, vô vi, tinh nhất, chấp trung mà thôi. Trên đây là Cảnh giới pháp ngữ, chỉ muốn các học giả, lâm thời phải cẩn thận, không được lười biếng chút nào, để phải cười chê, xấu hổ. Vì thánh thai ngưng kết, thần khí sung túc, Âm cực sang dương. Rất dễ bại vong. Nếu giữ được, thì sau 10 tháng thai sẽ toàn. Đơn sẽ nóng và sẽ xương thịnh. Nếu mất đi, sẽ bị khí tán thần phi trong chốc lát và sẽ tiêu vong. Cho nên thánh nhân sẽ nhiệm hoả đình luân, dùng Đạo Âm Phù, lấy Nhu tế Cương, một động, một tĩnh, một nghỉ một ngừng, đều theo đúng Đạo, bỏ Hữu Vi mà vào Vô Vi, Liễu Mệnh xong rồi Liễu Tính, hạ thủ công phu tại Vị Sinh Thân Xứ vậy.  Thế là Hạ Đức thời lam làm không ngừng, từ miễn cưỡng thành tự nhiên. Khi đã vào được tự nhiên chi xứ, thì sẽ cùng với thượng đức giống nhau. Trên đây trước nói về Tu Mệnh, sau nói về Tu Tính. Học giả nên lưu ý.[11]


[1] Đạo Đức Kinh, ch. 38.

[2] Đạo Đức Kinh, ch. 28.

[3] Tính thuộc Dương tinh.

[4] Kim Hoa có bản chép: Hoàng Hoa.

[5] Đạo Đức Kinh, ch. 70.

[6] Tương câu có bản chép: Tương phù.

[7] Khúc các có bản chép: Khúc cáp.

[8] Cũng có kẻ thảnh thơi hành đạo,

Có kẻ theo vì gạo, vì tiền,

Có người thằng thúc mới nên,

Nhưng khi kết quả vẫn in một bài.

Trung Dung Chương 20.

[9] Đạo Đức Kinh, ch. 21.

[10] Đạo Đức Kinh, ch. 28.

[11] Đoạn này không có trong Tham Đồng Khế của Bành Kiểu, mà chỉ thấy trong chương Dưỡng kỷ, thủ mẫu, tr. 123, Chu Dịch Tham đồng Khế, Bí tàng, Tây Bắc Đại Học xuất bản xã.


» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6