THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ của Ngụy Bá Dương

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6


Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ

Trung thiên

Chương 5

Nội Dĩ

An Tĩnh Hư Vô

Nội dĩ dưỡng kỷ, 

An tĩnh hư vô, 

Nguyên bản ẩn minh,  

Nội vô chiếu khu, 

Bế tắc kỳ Đoài,  

Trúc cố linh chu. 

Tam quang lục trầm,  

Ôn dưỡng tử châu. 

Thị chi bất kiến,  

Cận nhi dị cầu.[1]  

Cần nhi hành chi,

Túc dạ bất hưu. 

Phục thực tam tải,

Khinh cử viễn du,  

Khóa hoả bất tiêu,

Nhập thuỷ bất nhu,  

Năng tồn, năng vong,  

Trường lạc vô ưu, 

Đạo thành đức tựu, 

Tiềm phục sĩ thời, 

Thái ất nãi triệu,

Di cư trung châu,

Công mãn thượng thăng, 

Ưng lục thụ đồ. 

內 以 養 己

安 靜 虛 無

原 本 隱 明

內 無 照 軀

閉 塞 其 兌

築 固 靈 株

三 光 陸 沉

溫 養 子 株

視 之 不 見

近 而 易 求

勤 而 行 之

夙 夜 不 休

伏 食 三 載

輕 舉 遠 遊

跨 火 不 焦

廾 水 不 濡

能 存 能 亡

長 樂 無 憂

道 成 德 就

潛 伏 俟 時

太 乙 乃 召

移 居 中 洲

功 滿 上 昇

膺 籙 受 圖

Tạm dịch:

Nội dĩ Dưỡng kỷ,

An tĩnh hư vô.

Bản nguyên trong sáng,

Tâm trí thu liễm,

Yên lặng không nói,

Để nuôi Nguyên Khí,

Đế cố, căn thâm,

Thu thị, phản thính,

Thần tức tương y,

Thần khí tương thủ,

Đơn sẽ kết thành.

Nhìn tuy không thấy.

Gần rất dễ cầu,

Cần mẫn tu theo,

Ngày đêm không nghỉ,

Tiên thiên chân khí,

Phục thực 3 năm,

Thân nhẹ xa chơi,

Gặp lửa không cháy,

Gặp nước không ướt,

Hoặc tồn hoặc vong,

Trường sinh vô ưu,

Đạo thành, đức tựu,

Tiềm phục chờ thời.

Thái Ất sẽ mời,

Rời tới Trung Châu,

Công mãn thăng thiên,

Tên ghi tiên tịch.

 

Đạo Tu Chân là Tính Mệnh Song Tu. Công phu có 2 đoạn: Ngoại Dược để Tu Mệnh, Nội Dược để Tu Tính. Ngoại dược là ngoại đoạt Tạo Hoá, để phục hồi Tiên Thiên. Nội dược là Nội Bảo Bản Chân, để hoá Hậu Thiên. Tiên Thiên cốt là thoát Ảo Thân. Hậu Thiên cốt là thoát Pháp Thân. Người thế gian không biết Thánh Hiền Lập Ngôn Diệu Nghĩa, nên Ngộ Nhận Ngoại Dược  là Lô Hoả, và gọi Nội Dược là Cô Tu. Nào có biết đâu là Tiên Thiên Chân Dương từ Hư Vô Trung tới, nên thuộc về Bỉ, nên gọi là Ngoại Dược. Tiên Thiên đã tới, sẽ qui căn phục mệnh, cho nên thuộc về Ngã, nên gọi là Nội Dược. Nội Ngoại đã phân, biên giới Tính Mệnh, Tính Mệnh cùng ở một nơi ra nhưng khác tên, gọi là Huyền Diệu.[2] Đầu Tiết đã nói: Trong cốt Dưỡng Kỷ, thế là lý lẽ trong ngoài thật là minh bạch vậy. Thế là hợp với Chương đầu  nói: Muốn Dưỡng Tính Diên Mệnh kéo dài ngày chết. Kỷ là Tính vậy. Khi Kim Đơn thành tựu, Mệnh cơ đã vững chãi, thì phải Tu Tính, để thoát Pháp Thân. Tu tính là Luyện Thần hoàn hư, cho nên tiết này nói thẳng ra rằng: Nội dĩ dưỡng Kỷ, an tĩnh Hư Vô. Vả Dưỡng Tính là An thân ư Hư, Tĩnh Tâm ư Vô. Thân Tâm cùng quên, thì sẽ thấy Hình Thần Câu Diệu, Dữ Đạo hợp Chân.

Nguyên Bản tĩnh minh, Nội chiếu hình khu là thao minh dưỡng hối, doãn chấp quyết trung vậy. Bế tắc kỳ Đoài, trúc cố linh chu là tích (tiếc) khí dưỡng thần, duy tinh duy nhất vậy. Tam quang lục trầm, ôn dưỡng tử chu là Tinh Khí Thần tam bảo tinh hoa, đều thu liễm vào trong, để hộ trì Đơn Nguyên, là không lúc nào lìa xa vậy. Nguyên bản Linh Chu, Tử Chu đều là tên của Thánh Thai.

(Như vậy Thánh Thai là Bản Lai diện Mục của ta.)

Thánh Thai có khí mà không có chất, cho nên nói Thị chi bất kiến. Tuy nhìn chẳng thấy nhưng nó vẫn kề bên, vẫn ở trong lòng chúng ta. Người tuy không biết nhưng riêng ta biết, nó miên miên nhược tồn, vật vong vật trợ. Nhật kiền tịch dịch (suốt ngày lo lắng), ân cần thi hành, qua đêm không nghỉ, 10 tháng đan thành, quần Âm tiêu sạch. Tới giờ sẽ thoát hoá, và có thân ngoại hữu thân. Lại thêm 3 năm bú mớm, đem khí làm mạnh Thần, dùng thời gian  mà củng cố hình hài, thì sẽ đi lại tự do, nhẹ nhàng chơi xa, qua lửa không cháy, vào nước không ướt. Tụ thì có hình và tồn tại, tán thì hoá khí mà tiêu. Không mắc tai nạn gì. Vui mãi chẳng buồn. Tới địa vị này, thì sẽ Đạo Thành Đức tựu, Thái Ất sẽ mời, di cư xuống Trung Châu, tới những nơi Động Thiên Phúc Địa, cùng Thần Thánh chung hưởng Thiên Lộc. Nếu có xuống trần, sẽ tích luỹ công hạnh. Sau khi Tam Thiên công mãn, bát bách hạnh toàn, sẽ được Ngọc Đế sắc chiếu, lên giữ chức nơi Tử Phủ, thế là Đại Trượng Phu thoả chí rồi.


[1] Đoạn này thấy nơi tr. 127 của sách trên.

[2] Đạo Đức Kinh, ch. 1

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6