THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ của Ngụy Bá Dương

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6


Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ

Hạ thiên

Chương 1

Duy Tích

Thất Phản, Cửu Hoàn 

Quy Nguyên Phản Bản

 79. Duy tích Thánh Hiền, 

Hoài Huyền bão Chân.  

Phục luyện cửu đỉnh,  

Hoá tích ẩn luân.    

Hàm Tinh dưỡng Thần,  

Thông đức Tam Quang,  

Tân dịch thấu lý, 

Cân cốt trí kiên. 

Chúng tà tịch trừ, 

Chính khí trường tồn, 

Luỹ tích trường cửu, 

Biến hình nhi tiên, 

Ưu mẫn hậu sinh, 

Hiếu Đạo chi luân, 

Tuỳ bàng phong thái,

Chỉ hoạ cổ văn,

Trước vi đồ tịch,

Khai thị hậu côn, 

Lộ kiến chi điều, 

Ẩn tàng bản căn,

Thác hiệu chư danh,

Phúc mậu chúng văn, 

Học giả đắc chi, 

Uẩn độc chung thân,

Tử kế phụ nghiệp, 

Tôn chủng tổ tiên,  

Truyền thế mê hoặc,

Cánh vô kiến văn,  

Toại sử hoạn giả bất sĩ, 

Nông phu thất vân, 

Thương nhân khí hoá, 

Chí sĩ gia bần, 

Ngô thậm thương chi, 

Định lục thử văn, 

Tự ước dị tư, 

Sự tỉnh bất phồn,

Phi liệt kỳ điều, 

Hạch thật khả quan, 

Phân lạng hữu số, 

Nhân nhi tương tuần, 

Cố vi loạn từ, 

Khổng khiếu kỳ môn, 

Trí giả thẩm tư, 

Dụng ý tham yên. 

惟 昔 聖 賢

懷 伭 抱 真

伏 煉 九 鼎

化 跡 隱 淪

含 精 養 神

通 德 三 光

津 液 腠 理

筋 骨 緻 堅

眾 邪 辟 除

正 氣 長 存

累 積 長 久

變 形 而 仙

憂 憫 後 生

好 道 之 倫

 隨 旁 風 采

指 畫 古 文

著 為 圖 籍

開 示 後 昆

露 見 枝 條

隱 藏 本 根

託 號 諸 名

覆 謬 眾 文

學 者 得 之

韞 儥 終 身

子 繼 父 業

孫 踵 祖 先

傳 世 迷 惑

竟 無 見 聞

遂 使 宦 者 不 仕

農 夫 失 耘

商 人 棄 貨

志 士 家 貧

吾 甚 傷 之

定 錄 此 文

字 約 易 思

事 省 不 繁

披 列 其 條

核 實 可 觀

分 兩 有 數

因 而 相 循

故 為 亂 辭

孔 竅 其 門

智 者 審 思

用 意 參 焉

Tạm dịch:

Chỉ có thánh hiền,

Hoài tưởng Thượng Đế,

Ôm ấp Chân Lý,

Tu Lý thuộc Tính,

Tu Khí thuộc Mệnh,

Phục luyện Cửu Đỉnh,

Thuần Dương vô Âm,

Dấu tài, dấu tích,

Hàm Tinh, dưỡng Thần,

Phối kết với Trời,

Thông Đức Tam Quang,

Tân dịch thấu lý,

Gân cốt cương kiên,

Dẹp hết chúng tà,

Chính khí trường tồn,

Luỹ tích lâu lai,

Biến hình thành tiên.

Thương xót hậu sinh,

Sợ người mộ đạo,

Sa vào bàng môn,

Viết lại cổ văn,

Ghi thành kinh tịch,

Khai thị người sau,

Lộ ra ngọn ngành,

Không truyền căn bản,

Người sau không hiểu,

Viết lách cuồng xiên,

Học giả mà được,

Cất giữ mà đọc,

Truyền tử lưu tôn,

Coi như  tổ nghiệp.

Còn như mê hoặc,

Lưu truyền dạy đời,

Khiến người từ quan,

Kẻ bỏ cầy bừa,

Kẻ ngưng buôn bán.

Gia đình cùng khổ,

Thật đáng thương thay.

Viết ra sách này,

Lời gọn dễ suy,

Không gì phiền toái,

Điều điều nêu rõ,

Quả hạt phân minh,

Phân lạng rạch ròi,

Cứ thế mà theo,

Đâu có sai thác.

Tính mệnh khổng khiếu,

Trí giả xét suy,

Dụng tâm sẽ hiểu.

 

Đạo Tính Mệnh, khi đã được chân truyền, thì phải cần mẫn thi hành. Người xưa cắm cành tre để xem bóng. Cổ lai thành đạo mỗi đời không ít. Sách Tiên truyện viết: đem cả nhà đi là 800, bay thẳng lên trời là 3000, ngồi yên mà chết, những người đạt thành tựu nhỏ không thể kể hết.  Đem cả nhà đi như  Hoàng đế, như Hứa Tinh Dương, như Trương Thiên Sư. Bay thẳng lên trời như Chính Dương Ông, như Cát Tiên Ông như Hà Thượng Công, như Thuần Dương Ông. Các thánh hiền trên đều luyện Thất Phản Cửu Hoàn, Kim Dịch Đại Đơn mà thành Đạo. Nếu bỏ đạo này, mà muốn thành Chân chứng Thánh, thì không lẽ nào. Kim đơn chi đạo hoài huyền bão chân, là luyện Cửu Đỉnh chi đạo vậy.

Huyền là Thần Diệu Bất Trắc, biến hoá vô đoan. Gọi là khí. Chân là Chí Thiện vô ác, hồn nhiên Nguyên Nhân. Đó là Lý.

Khí thuộc Mệnh, Lý thuộc Tính. Hoài Huyền là cốt để Lập Mệnh. Bão chân là cốt để Tận Tính. Phục là Phục Khí để Dưỡng Hạo Nhiên Chính Khí. Mệnh là do ta tự tạo. Luyện là luyện kỳ Chân, để thành toàn bản lai Thiên Chân. Tính không thể tối. Cửu là Thuần Dương Vô Âm, là Kim Cương bất hoại trong ta, thế là Phục Luyện Cửu Đỉnh. Không phải là Cửu Đỉnh, Lô Hoả, Phục Thực của đời sau, cũng không phải là Ngự Nữ Khuê Đơn, cái tà thuyết của Cửu Đỉnh. Nếu mà định nói Lô Hoả Khuê Đơn thì sao lại nói Hoài Huyền Bão Chân.

Xưa có Công Án Hoàng Đế luyện Cửu Đỉnh tại Thái Hồ, cưỡi rồng bay lên Trời. Thái Hồâ là Khảm Long. Kiền là Dương. Thế là lấy hào Dương trong quẻ Khảm, mà điền vào Hào Âm trong quẻ Ly, để trở lại thuần thể quẻ Kiền, trở thành Thuần Dương vậy. Sao gọi là được Cửu Đỉnh? Đâu phài là Cửu Đỉnh thật? Đó là Đạo Phục Luyện Cửu Đỉnh.[1]

Người Đại Trí như kẻ ngu, người thợ rất giỏi lại như là thợ vụng, Họ dấu tung tích, dấu vẻ sáng, ra vẻ tối tăm, hàm tàng tinh thần, mặc vận thần công, trộm quyền Tạo Hoá, ăn trộm khí Âm Dương. Dịch Kinh viết: Dữ Thiên Địa hợp kỳ Đức, dữ Nhật Nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thời hợp kỳ tự, dữ quỉ thần hợp kỳ cát hung. Chỉ có hợp nhất mới thông đức Tam Quang, mới giữ được cửa Trời, giữ được địa trục trong tâm. Dùng nó bảo tinh, thì tinh được thuần tuý, và tân dịch sẽ nhuần thấu lý; dùng nó dưỡng khí thì khí đày đủ và gân cốt cương kiên. Tà nguỵ trừ  đi là Thoái Âm vậy. Chính khí thường tồn là Tiến Dương vậy.[2]

Tiến Dương Thoái Âm, gia công phục luyện, thì lâu ngày sẽ thấy Âm Tận Dương Thuần. Hình sẽ hoá thành Khí, Khí sẽ hoá thành Thần, Thần sẽ hoá thành Hư. Thân ngoại có thân, và sẽ vũ hoá đăng tiên.

 Thành được Mình rồi lại thành cho vật, lo cho những người hiếu đạo về sau. Họ xu nhập bàng môn, không biết đâu là Chân Đạo. Nên chỉ vẽ cho họ biết cổ văn, chép lại sách vở cho họ, khai mở cho những kẻ hồ đồ mù điếc muôn đời, xây thang bậc cho vạn thế. Nhưng mà nghĩa lý thâm áo, phải cẩn thận lộ dần ra ngành ngọn, gốc rễ. Chỉ e tiết lộ thiên cơ, không dám nói hết. Cho nên nói Ẩn Tàng, mà Ẩn Tàng không phải là không nói, nhưng mà nói bóng nói gió, rồi ngụ ý bên trong vậy.

Người sau không hiểu Diệu Chỉ của người xưa. Không hiểu được Chư Chân danh hiệu, nên viết lách cuồng xiên giải thích bậy bạ, làm sai lạc ý nghĩa cổ văn, đánh lừa người sau, như Âm Phù, Thiên Chân, Hoàng Nhân, như Nam Hoa Kinh, Liệt Ngự Khấu, Ngọc Thanh, Kim Tứ Lục. Đó là những sách mà hậu nhân gán cho người xưa, rồi sao chép, viết lách bậy bạ. Người học đời sau, không biết đâu là Chân Giả, gặp những quyển Nguỵ thư đó, ôm ấp học tập suốt đời. Cha truyền cho con, con truyền cho cháu, người mê truyền cho người mê, người mù dắt người mù, đến nỗi người làm quan không còn muốn làm quan, người nông phu không còn muốn làm cỏ cho lúa, thương nhân chí sĩ đều bỏ phế nghề nghiệp, không ai làm được chuyện gì nên công.

 Tiên Ông (Nguỵ Bá Dương) động lòng từ bi, viết bộ Tham Đồng Khế này. Lời văn dễ dàng nên dễ hội nhập, sự việc trình bày vắn gọn nên dễ thi hành, không gây phiền toái. Trình bày từng điều, và trình bày sự thật. Trong đó những chuyện Hoả Hầu, phân số, Dược Vật cân lượng, tất cả đều nói rõ ràng, đầy đủ. Cho ta thấy Thiên căn và biết trọn nghĩa lý. Đủ làm tai mắt ta vậy. Tính Mệnh khổng khiếu, người thông minh sẽ thấy. Cần suy cứu tận tường, lâu ngày sẽ thấy đầu đuôi. Tại sao người sau lại coi nó là quyển Nạp Giáp, lại nhầm nó là sách dạy về Lô Hoả, hay dạy về thuật Ngự Nữ. Thảo nào mà Khổng Tử phải khóc khi thấy con Lân hiện ra, Biện Hoà thấy ngọc phải khóc, dẫu Tiên Ông cũng không làm được gì.

Xem chương Xá Nữ, Hoàng Nha, Bành Kiểu Chu Dịch Tham Đồng Khế, tr. 141.


[1] Như vậy Chân Nhân là Thuần  Dương vô Âm, là những người đã Phục Luyện được Cửu Đỉnh.

[2] Vậy Tiến Dương hoả thoái Âm Phù là Dưỡng nuôi Chính Khí đất trời, mà Thoái Âm phù là tiêu trừ tà ngụy.

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6