THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Thượng thiên

上 篇

Chương 3

Thiên địa

Tượng Kiền Khôn

7. Thiên địa thiết vị

Nhi Dịch hành hồ kỳ Trung hĩ

Thiên Địa giả

Kiền Khôn chi tượng dã

Thiết vị giả

Liệt Âm Dương phối hợp chi vị dã 

Dịch vị Khảm Ly

Khảm Ly giả

Càn Khôn nhị dụng

Nhị dụng vô hào vị

Chu lưu hành lục hư

Vãng lai ký bất định

Thượng hạ diệc vô thường.

天 地 設 位

而 易 行 乎 其 中 矣

天 地 者

乾 坤 之 象 也

設 位 者

列 陰 陽 配 合 之 位 也

易 謂 坎 離

坎 離 者

乾 坤 二 用

二 用 無 爻 位

周 流 行 六 虛

往 來 既 不 定

上 下 亦 無 常

 Tạm dịch:

 7. Kiền Khôn vừa thiết vị,

Dịch lý chuyển bên trong.

Thiên Địa tượng Kiền Khôn

Thiết vị: Âm Dương phối,

Khảm Ly dụng Kiền Khôn

Khảm Ly không hào vị

Chu lưu khắp Lục Hư,

Vãng lai không định trước,

Thượng hạ cũng vô thường.

 

Thiên Địa là pháp tượng của Kiền Khôn. Kiền Khôn là Thiên Địa chi Tính Tình, Thái Ất định vị bằng cách cho Kiền trên Khôn dưới. Thế là Thiên ở trên, Địa ở dưới. Một Âm một Dương phối hợp Tạo Hóa ở trong. Còn Đạo Dịch sẽ đi ở trong Trời Đất.

Dịch là do hai chữ Nhật Nguyệt mà thành. Ý rằng Mặt trời, mặt trăng trên dưới vãng lai mà thành. Nguyệt là Tượng quẻ Khảm. Nhật là Tượng quẻ Ly. Khảm trong đặc, tượng rằng Trong nguyệt có Thỏ. Ly trung Hư tượng rằng trong Nhật có Quạ. Khảm Ly là kế thể của Kiền Khôn. Kiền Khôn tương giao, một hào quẻ Kiền lọt vào lòng quẻ Khôn, Quẻ Khôn trở thành Thực và thành Khảm. 1 Hào quẻ Khôn lọt vào lòng quẻ Kiền. Kiền Hư thành Ly. Ly là Kế Thể của Kiền. Khảm là Kế Thể quẻ Khôn. Một Âm trong quẻ Ly, là 1 Âm Trung Chính của quẻ Khôn. 1 Dương trung chính của quẻ Kiền. Khảm Ly gồm đủ đức Trung Chính của Kiền Khôn, chúng sẽ thay Kiền Khôn mà hành xử.

 Chúng tượng trưng cho cái Vô Vi của Trời Đất. Nhật Nguyệt biến động là Khảm Ly vậy. Chúng là cái Dụng của Kiền Khôn. Khảm Ly thủ tượng là Nhật Nguyệt. Thế là Khảm Ly của Dịch là Nhật Nguyệt vậy. Nguyệt phách của Khảm có đầy vơi. Một tháng là một vòng trời. Nhật Hồn của Ly thì đi về Nam Bắc. Một năm là một vòng trời. Cái dụng của Khảm Ly không có vị trí nhất định. Chu lưu ở Đông Tây Nam Bắc, ở nơi thượng hạ Lục Hư khuông khuếch. Một vãng một lai, đã không định vị thì một trên, một dưới cũng không có phép Thường.

 Chu Dịch lấy Kiền Khôn làm đầu, lấy Khảm Ly làm Trung, Ký Tế Vị Tế làm cuối. nó nói lên rằng Thiên Địa Tạo Hóa đều được Nhật Nguyệt vãng lai thượng hạ vận dụng mà nên. Tham Đồng khế chú như vậy. Thế là Dịch biến hóa khắp nơi, khuất thân phản phúc, u tiềm luân nặc, biến hóa bên trong, bao quát vạn vật, làm kỷ cương cho đạo. Đó là nghĩa lý đoạn này.

Người tu đạo, nếu hiểu nghĩa lý đoạn này, sẽ lấy Kiền Khôn làm Lô Đỉnh. lấy Khảm Ly làm dược vật, một cương một nhu đều qui Trung Chính, như vậy Thiên Quan sẽ ở trong tay ta, điạ trục sẽ ở trong lòng ta. Tùy ý động tĩnh, có thể động trong tĩnh, có thể tĩnh trong động, động tĩnh vô ngại, hồn nhiên thiên lý, nhất khí lưu hành mà thôi.

 10. (Bản của Lưu Nhất Minh không có các đoạn 8, 9 như bản của Bành Hiểu).


» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7