THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Hạ thiên

下 篇

Chương 4

Hỏa Ký

Hoả là cái Khí làm cho Âm Dương hòa hợp

29. Hoả ký bất hư tác

Diễn Dịch dĩ minh chi,

Yển nguyệt pháp Lô Đỉnh, 

Bạch hổ vi ngao khu,

Cống Nhật vi lưu châu, 

Thanh long dữ chi câu, 

Cử Đông dĩ hợp Tây, 

Hồn phách tự tương câu 

Thượng Huyền Đoài số bát,

Hạ Huyền Cấn diệc bát, 

Lưỡng Huyền hợp kỳ tinh 

Kiền Khôn thể nãi thành 

Nhị bát ứng nhất cân, 

Dịch đạo chính bất khuynh.

西

 Tạm dịch:

Hoả Ký không viết bậy,

Lấy Dịch để thuyết minh.

Yểm Nguyệt tượng Lô Đĩnh (Dương vừa sinh)

Chân tình là Bạch Hổ,

Hống Nhật là Lưu Châu

Cũng gọi là Thanh Long

Nói Đông mà hợp Tây,

Hồn Phách tự tương hợp.

Thượng huyền Đoài số Tám,

Hạ Huyền Cấn cũng Tám

Lưỡng Huyền hợp kỳ tinh.

Kiền Khôn thành nhất thể

2, 8 vừa một cân,

Dịch Đạo chính không khuynh.

 

Tiết trên nói: Kim Hoả đồng cư, là Kim phục hồi Bản Tính vậy. Âm phù chi vận dụng, nếu công phu chưa tới nơi, thì không thể tròn trĩnh toàn vẹn được. Dịch kinh đã nói rõ, Hoả đây chính là cái Khí làm cho Âm Dương hoà hợp. Nhưng Âm Dương thì có lúc đầy, lúc vơi, lúc tiêu lúc trưởng. Cho nên thánh nhân viết Hoả Ký để mà bàn; Đây không phải nói chuyện trời ơi, đất hỡi, mà mà lấy Kinh Dịch, lấy hào, tượng, cát hung, hối lận để lập ngôn.

Dịch lấy Khảm tượng Nguyệt, mà Nguyệt thuôïc Thuỷ, Nguyệt ở phía Tây Nam thuần Âm. Khi Dương vừa thoạt sinh, thì gọi là Thuỷ trung Kim, ánh sáng nó dọi lên (yển ngưỡng), nên gọi là Yển Nguyệt. Đó là khi Dương tiến Âm tiêu. Cho nên thủ tượng gọi Yển Nguyệt là Lô Đỉnh. Không phải gọi Khảm là Lô Đỉnh chi quang, tòng Tây nhi sinh, Cho nên thủ tượng là Kim, là Bạch Hổ, nơi con người thì là Tình. Kim sinh thuỷ, Hổ có thể cắn người, đó là Vọng Tình. Nhưng Thuỷ cũng sinh Kim, Hổ cũng giúp người. Đó là Chân Tình.

Chân Tình phát hiện thì nước không chảy bừa bãi mà sẽ Qui Nguyên, và Chân Tinh sẽ sinh. Cho nên nói Bạch Hổ chân tình, ngao luyện Chân Thuỷ chi khu nữu, cho nên nói Ngũ hành điên đảo dụng, Hổ hướng Thuỷ trung sinh là vì vậy.

Quẻ Ly trong kinh Dịch tượng Nhật, Nhật thuộc Hoả, tượng Lưu Châu. Hoả sinh ư Mộc, trong Hoả có đủ Mộc Khí. Thủ tượng là Thanh Long, ở nơi con người là Tính. Mộc sinh Hoả. Rồng có thể gây thương tích cho người đó là Khí Tính. Hoả sinh Mộc, Rồng có thể sinh ra người là Chân Tính. Chân tính phát hiện, lửa không bốc to, và sẽ phản bản. Cho nên nói Thanh Long dữ chi câu thế là nói: Ngũ hành bất thuận hành, Long tòng Hoả lý xuất.

Long,Tính thuộc Dương, là Hồn, Hổ Tình thuộc Âm là Phách. Thuỷ Trung sinh Kim, Hoả trung sinh Mộc. Thế là Chân Tình, Chân Tính tương hội, Hồn phách tự tương câu thúc, đôi bên không lìa nhau vậy. Hồn phách tương câu là trong Âm có Dương, như Khảm, như Kim ở Nguyệt thượng Huyền có 8 lạng, Dương trung hữu Âm, như Ly Như Thuỷ ở Nguyệt Hạ Huyền có ½ cân. Cương Nhu đều qui về Trung Chính. Kim Thuỷ tương đình, Thuỷ hoả tương tế. Chân Tính, Chân Tình, đều là Khí của Huyền, hợp lại thành một, trở về Càn cương, Khôn nhu, trỏ về Bản Thể của Lương Tri, Lương Năng, thế là thành môn sinh của Trời, và phối hợp với Đất, và Kim Đơn sẽ ngưng kết, mệnh cơ sẽ vĩnh cửu. Thế là lẽ biến hoá của Kinh Dịch, vì nó không bị khuynh bại nên mới quí. Tiết này chú giải đoạn văn Kim Hoa tiên xướng, cho đến Hà cảm hữu thanh.[1]


[1] Xem chính bản T Đ Trực Chỉ HạThiên, Kinh Văn trang 2a, và bản Dịch tr. 152.

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7