THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch
Tham Đồng Khế Trực Chỉ
Tiên Chú của
Từ Cảnh Hưu
»
Mục Lục
|
Thượng 1 2
3 4
5 6
7 8 |
Trung 1 2
3 4
5 |
Hạ 1 2
3 4
5
6 7
Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú
參
同
契
直
指
箋
註
Hạ thiên
下 篇
Chương 6
Tí Ngọ
Phục thực là Điều
hòa, hợp nhất Ngũ Hành
31. Tí Ngọ số hợp tam
Mậu Kỷ hiệu xưng Ngũ
Tam Ngũ ký hoà hài
Bát thạch chính cương
kỷ
Hô hấp tương hàm dục,
Trữ tức vi phu phụ
Hoàng thổ Kim chi phụ
Lưu châu thuỷ chi tử,
Thuỷ dĩ Thổ vi Quỉ,
Thổ trấn Thuỷ bất khởi
Chu tước vi Hoả Tinh,
Chấp bình điều thắng phụ
Thuỷ thắng hoả tiêu
diệt,
Câu tử qui hậu thổ
Tam Tính ký hợp hội,
Bản tính cộng tông tổ. |
子 午 數 合 三
戊 己 號 稱 五
三 五 既 和 諧
八 石 正 綱 紀
呼 吸 相 含 育
佇 息 為 夫 婦
黃 土 金 之 父
流 珠 水 之 子
水 以 土 為 鬼
土 鎮 水 不 起
朱 雀 為 火 精
執 平 調 勝 負
水 勝 火 消 滅
俱 死 歸 厚 土
三 性 既 合 會
本 性 共 宗 祖 |
Tạm
dịch:
Tí Ngọ
(Khảm Ly) số là Ba,
Mậu Kỷ
số là Năm.
Tam
ngũ đã hoà hài
Bát
quái sẽ định vị,
Hô hấp
sinh ra nhau, (Hô= Dương; Hấp=Âm)
Hô hấp
đã tương thông,
Thánh
Thai liền ngưng kết.
Hoàng
thổ cha của Kim,
Lưu
Châu con của Thuỷ
Thổ
vốn dĩ khắc Thuỷ
Nước
ngăn Thổ không khởi
Chu
Tước là Hoả tinh
Điều
hoà mọi thắng bại
Thuỷ
thắng Hoả sẽ tiêu,
Sẽ qui
về Hậu Thổ
Tam
Tinh đã hội hợp, (Thuỷ, Hoả, Thổ)
Đều
qui về tông tổ.
Tiết trên
nói về phép PhụcThực,
Giản dị không phiền tạp. Phép đó ra sao? Tức là phải điều hoà Ngũ Hành,
và Hợp Nhất Ngũ Hành. Tí thuộc Khảm, Khảm là Thuỷ. Ngọ thuộc Ly, Ly là
Hoả. Ly nạp Mậu, Khảm nạp Kỷ. Hào giữa quẻ Khảm đặc. Đó là Chân Tri, Mậu
là Tín của Chân Tri. Hào giữa quẻ Ly đứt, Đó là Linh Tri. Kỷ là Tín của
Linh Tri. Khảm là Một, Ly là hai, hợp lại thành Ba. Mậu Kỷ là Thổ ở
Trung Ương, số là Năm. Ngoài thì lấy Khảm
đìền Ly.
Lấy Chân Nhất chi Thuỷ, phù trợ cho Linh Minh chi
Hoả.
Trong thì
Mậu sẽ chảy vào Kỷ, lấy Tín của Cương Kiện, hợp với ý của Nhu Thuận,
thế là Tam Ngũ hoà hài. Tam Ngũ đã hoà hài thì Tiên Thiên Tính,
Tình, Tinh Thần sẽ thống Hậu Thiên Tinh Thần, Quỉ Phách, thế là Bát Quái
Âm Dương sẽ định vị, và Tạo Hoá kỷ cương sẽ chíng đáng vậy. Bát thạch
tượng trưng cho Bát Quái. Dương là Cương, Âm là Kỷ. Khảm Ly là cái dụng
của Bát Quái. Ly Khảm mà hoà hài, thì Âm Dương của
sáu quẻ còn lại kia,
cũng sẽ theo nhau mà hoà hài, sẽ được chính đáng tất cả.
Cương Kỷ
đã lập, một Động thì
là Hô (thở vào),
Hô thì sinh Dương. Một tĩnh
là Hấp, hấp sẽ sinh Âm. Một Âm, một Dương động tĩnh liên quan với nhau,
hô hấp tương thông, bỉ thử hàm dục, Tình Tính giao hợp, trữ tức thành vợ
chồng.
Tiên Thiên chi khí tự Hư Vô trung lai, ngưng kết
thành Nhất Thử chi châu vậy.
Trên đây là chú giải đoạn
văn: Đan sa mộc tinh, cho đến Đô qui Mậu kỷ.
(Xem chính văn TĐTC Kinh Văn
Hạ Thiên tr 3a, bản Dịch tr 161)
Thuỷ, Hoả, Thổ tam vật, là
ba vật trọng yếu trong Đạo. Ba vật ấy hợp nhau sẽ sinh Đơn, sinh Thánh,
và Phục Hồi Tiên Thiên.
Trong
ba vật đó thì Ly sẽ sinh nhân, sinh vật, và rơi vào Hậu Thiên, vì Thổ
năng sinh Kim, Thuỷ năng sinh Mộc. Cho nên Hoàng Thổ là cha của
Kim. Thuỷ sinh Mộc cho nên Lưu Châu là con của Thuỷ.
Thổ
làm sao mà sinh Kim?
Dùng Ly Kỷ là Hư Linh Chân Ý
đến khắc Thuỷ Địa trọc thuỷ, mà cầu Kim Tình của Chân Tri, cho nên làm
cho Thổ ngăn Thuỷ không cho dấy lên.
Làm
sao Thuỷ có thể sinh Mộc?
Dùng Khảm trung Tinh Nhất
chi Chân Thuỷ, đến khắc Ly Cung liệt diễm táo Hoả. Lấy toàn Linh Tri của
Mộc Tính, cho nên Thuỷ thịnh mà Hoả bị tiêu diệt vậy.
Chỗ khác nhau là Thuỷ dùng
để diệt Hoả, làm sao mà Thổ lại ngăn? Hoả điều hoà thắng bại, làm sao bị
Thuỷ diệt?
Nước có thứ là nước đục, có
thứ là nước Tinh Nhất chi Thuỷ. Hoả có thứ bốc cao có thứ ôn hoà.
Thổ trấn chi thuỷ, là thứ
nước đục. Thuỷ diệt Hoả là diệt thứ lửa cháy mạnh.
Nước đục mà cạn, thì Thuỷ
Tinh Nhất sẽ sinh. Liệt hỏa mà ngưng, thì lửa Ôn Hoà sẽ hiện.
Câu tử
qui hậu Thổ là Thổ chấn Thuỷ, Thuỷ khô bùn sẽ sinh Thổ. Thuỷ diệt
Hoả mà hoả bị diệt, thì tro hoá thành Thổ. Tương sinh tương khắc lẩn
nhau. Trong Khắc có Sinh. Chân Tri Linh Tri tương hợp, Chân Tình Chân
Tính đồng khí, Cương nhu câu qui Trung Chính, như Ô Thố gặp nhau ở vòng
Hoàng Đạo.
Dược
tức thị Hoả, Hoả tức thị Dược. Thuỷ Hoả Thổ tam tính một nhà, kết thành
một hạt Kim Đơn thử châu. Cùng tông tổ vậy.
Âm Dương tương hợp, mới gọi
được là cùng Tông Tổ. Âm Dương chưa hợp nhất, chưa có cảnh tượng Hồn
Nhiên Nhất Khí, thì không gọi được là Cộng Tông Tổ. Chính Văn nói:
Hàm Nguyên Hư Nguy, Bá tinh ư
Tí. Hư Nguy là chỗ Âm Dương giao hội, cũng
là chỗ Nhật Nguyệt hợp phù hành trung chi xứ,[1]
cho nên Nguyên Tinh ở đấy. Nguyên Tinh là tên khác
của Kim Đơn, và cũng chính là Tông Tổ.
Đoạn này chú câu:
Cương nhu điệt hứng cho đến câu:
Bá Tinh ư Tí (Nguyên văn TĐTC, Kinh Văn Hạ
Thiên, trang 4a, bản dịch tr. 167).
[1]
Xưa sao Hư Nguy ở vào cung Tí là Nhất Dương lai phục.
»
Mục Lục
|
Thượng 1 2
3 4
5 6
7 8 |
Trung 1 2
3 4
5 |
Hạ 1 2
3 4
5
6 7
|