THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Hạ thiên

下 篇

Chương 5

Thế nhân

Tiểu thuật không phải là Đại Đạo

67. Thế nhân hiếu tiểu thuật, 

Bất thẩm Đạo thiển thâm. 

Khí chính tòng tà kính 

Dục tốc át bất thông

Do manh bất nhận trượng 

Lung giả thính thương cung. 

Đầu thuỷ bộ trĩ thố 

Đăng sơn sách ngư long. 

Thực mạch dục hoạch thử  

Vận qui dĩ cầu phương,  

Kiệt lực lao tinh thần, 

Chung niên vô kiến công 

Dục tri phục thực pháp 

Sự ước nhi bất phiền.

Tạm dịch:

 67. Thế gian ưa tiểu thuật,

Không biết Đạo nông sâu.

Bỏ chính theo tà vậy,

Muốn nhanh hoá uổng công,

Như mù không thấy gậy,

Như điếc không nghe cung.

Vào nước lùng trĩ thỏ,

Lên non, kiếm ngư long,

Giồng tẻ muốn gặt (lúa) mùa

Dùng Qui muốn vẽ Vuông

Vất vả uổng công toi,

Suốt đời chỉ thất bại.

Muốn biết phép phục thực,

Dễ dàng đâu phiền toái.

 

Tiết trên dạy điều hoà Âm Dương, và Hoả Hầu chuẩn theo Dịch Lý. Có như vậy mới làm nên đại sự. Nếu đi ngược lẽ Dịch, thì không phải là Đạo.

Cổ tiên dạy: Hình dĩ Đạo tòan, Mệnh dĩ thuật diên. Thuật diên mệnh là có thể ăn trộm Âm Dương, Đoạt Tạo Hoá, Chuyển Kiền Khôn, Vận Nhật Nguyệt, Hồi Đẩu Bính, Nữu Khí Cơ, Vị Thiên Địa, Dục vạn vật, đó là cái thuật lớn lao nhất xưa nay.

 Chỉ có những bậc đại nhân thông minh, trí huệ, mới có thể làm được. Còn những kẻ tiểu nhân, ngu si, không dò xem Đạo nông sâu ra sao, chỉ thích tiểu thuật, bỏ chính, theo tà, nhập ư bàng môn. Như người mù không nhìn thấy gậy, như người điếc không nghe được âm thanh, muốn xuống nước mà bắt trĩ, bắt thỏ, muốn lên núi mà bắt rồng bắt cá, giồng lúa tẻ mà muốn gặt lúa mùa, dùng (compass) mà vẽ hình vuông, thật là uổng phí tinh thần, uổng phí công lực, họ có biết đâu cách phục thực của thần tiên thì giản dị chứ không tần phiền, trong khoảnh khắc đơn thành.

Tiết này giảng câu: Bất đắc kỳ lý tới Dữ Đạo quai thù.[1]


[1] Chính bản TĐTC Hạ Thiên tr 3a, Bản Dịch tr 154.

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7