THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Thượng thiên

上 篇

Chương 5

Ư thị

Âm Dương không hợp, thì không có Sinh Khí

11. Ư thị Trọng Ni tán Hồng Mông

Kiền Khôn đức đỗng hư

Kê cổ đương nguyên hoàng,

Quan thư kiến thuỷ sơ,

Quan hôn khí tương nữu

Nguyên niên nãi nha tư

 12. Thánh nhân bất hư sinh

Thượng quan hiển quan phù

Thiên phù hữu tiến thoái

 Khuất thân dĩ ứng thời.

於 是 仲 尼 讚 鴻 濛

乾 坤 德 洞 虛

稽 古 當 元 皇

關 雎 建 始 初

昏 冠 氣 相 紐

元 年 乃 牙 滋

聖 人 不 虛 生

上 觀 顯 天 符

天 符 有 進 退

詘 伸 以 應 時

 Tạm dịch:

Trọng Ni giảng Đạo Dịch,

Giải 2 quẻ Kiền Khôn

Giải Hồng Mông hư tĩnh

Kinh Thi giảng Quan Cưu

Quan Cưu là Nguyên Hoàng

Chính là năm khởi thuỷ

Trai gái khi đã nhớn,

Liền nghĩ chuyện lấy nhau.

Nguyên niên là thế đó.

 

Trên đây nói về Âm Dương hỗn độn giao tiếp, vô trung sinh hữu, thì hiểu rằng nếu Âm Dương không hợp thì không có sinh khí.Trung Dung viết: Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ. Nói về đạo phu phụ. tức là nói cách người quân tử tạo đạo chi đoan. Cho nên đạo thật là huyền vi bí ẩn, dẫu là cặp vợ chồng ngu dốt, cũng có thể hiểu biết, có thể thi hành được, nhưng tới chỗ cao siêu, thì trong trời đất này, nó to không gì hơn, nó cũng nhỏ không gì bằng. Tất cả đều là Đạo Khí, nhỏ thì vợ chồng, lớn thì trời đất, cũng không gì ngoài lẽ 1 Âm 1 Dương tương hợp chi đạo.

 Xưa Đức Khổng giải Dịch lấy Kiền, Khôn làm đầu. Thế là cắt nghĩa Hồng Mông vậy. Kiền trên, Khôn dưới, mà giữa thì trống rỗng, 1 khí hồn nhiên, đó là Đức sinh vật, đó là Hồng Mông.

 Kinh Thi bắt đầu bằng Quan Thư, thế là Nguyên Hoàng vậy. Đàn ông đến tuổi đội mũ, đàn bà đến tuổi lấy chồng. Hai khí dây dưa với nhau. Âm Dương hợp nhất sinh cơ nha tư, gọi là Năm Đầu. Hồng Mông là khiếu của Tạo Hoá. Nguyên Hoàng, Nguyên Niên là tạo hoá bắt đầu. Kiền Khôn hợp đức, đó là Hồng Mông. Nam nữ hợp tình tự nhiên sinh mầm mộng tươi tốt. tất cả đều dạy ta phải biết dùng cả hai vế Âm Dương. Vả lại thánh nhân không hư sinh nơi thế gian này, mà phải hoàn thành cho mình, hoàn thành cho người, mong mọi người trở thành thánh hiền, mọi người hoàn thành Tính Mệnh của mình.

Cho nên nhìn xem Thiên Phù, làm hiển lộ lẽ Âm Dương tiến thoái khuất thân chi cơ. Như ở nơi quẻ Tiên Thiên, Ly tả, Khảm hữu. Chấn một dương, Đoài 2 Dương, Kiền 3 dương. Ở bên tả thì là Tiến là Thân (Ruỗi). Tốn 1 Âm, Cấn 2 Âm, Khôn ba Âm. Từ hữu mà Thoái mà Khuất (Co). Lại như quẻ Hậu Thiên. Càn, Khảm, Cấn, Chấn tiến, thân (ruỗi) bên Đông Bắc, Tốn Ly, Khôn Đoài tam Âm thoái, khuất (Co) ở phía Tây Nam. Tất cả đều là hiển Thiên Phù. Thiên Phù thiên biến, vạn hoá, nhưng không bao giờ lìa đạo Âm Dương phối hợp. Tham Đồng Khế chú như vậy. Như vậy suy ra lẽ Âm Dương tiêu tức, Khảm Ly một vong, suy đến Nguyên Lý thì là Vi (diệu). Đó là ý nghĩa đoạn này.


» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7