THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Thượng thiên

上 篇

Chương 6

Cố Dịch

Dịch thống Thiên Tâm

Cố Dịch thống Thiên Tâm

13. Phục quái kiến thuỷ manh,

Trưởng tử kế phụ thể,

Nhân mẫu lập triệu cơ,

Tiêu tức ứng Chung Luật

Thăng giáng cứ đẩu khu

Tam nhật xuất vi sảng

Chấn Canh thụ Tây Phương

Bát nhật Đoài thụ Đinh

Thượng huyền bình như thằng

Thập Ngũ Kiền thể tựu

Thịnh mãn Giáp Đông Phương

Thiềm thừ dữ Thố phách

Nhật nguyệt khí song minh

Thiềm thừ thị quái tiết

Thố giả thổ sinh quang,

Thất bát đạo dĩ cật 

Khuất chiết đê hạ giáng

 14. Thập lục chuyển thụ thống

Tốn Tân kiến bình minh

Cấn trị ư Bính Nam

Hạ huyền nhị thập tam

Khôn Ất tam thập nhật

Đông Bắc táng kỳ bằng

Tiết tận tương thiền dữ

Kế thể phục sinh long

 15. Nhâm Quí phối Giáp Ất

Kiền Khôn quát thuỷ chung

Thất bát số thập ngũ,

Cửu lục diệc tương ứng

Tứ giả hợp Tam Thập

Dương khí sách diệt tàng

Tượng bỉ trọng đông tiết

Thảo mộc giai tồi thương

Tá Dương cật cổ lữ

Nhân quân thâm tự tàng

Tượng thời thuận tiết lệnh

Bế khẩu bất dụng đàm

Thiên đạo thậm hạo quảng

Thái huyền vô hình dung

Hư tịch bất khả đổ,

Khuông khuếch dĩ tiêu vong,

Mậu ngộ thất sự tự

Ngôn hoàn tự bại thương

Biệt tự tư tứ tượng

Dĩ hiểu hậu sinh manh.

故 易 統 天 心

復 卦 建 始 萌

長 子 繼 父 體

因 母 立 兆 基

消 息 應 鍾 律

升 降 據 斗 樞

三 日 出 為 爽

震 庚 受 西 方

八 日 兌 受 丁

上 弦 平 如 繩

十 五 乾 體 就

盛 滿 甲 東 方

蟾 蜍 與 兔 魄

日 月 氣 雙 明

蟾 蜍 視 卦 節

兔 者 吐 生 光

七 八 道 已 訖

屈 折 低 下 降

十 六 轉 受 統

巽 辛 見 平 明

艮 直 於 丙 南

下 弦 二 十 三

坤 乙 三 十 日

東 北 喪 其 朋

節 盡 相 禪 與

繼 體 復 生 龍

壬 癸 配 甲 乙

乾 坤 括 始 終

七 八 數 十 五

九 六 亦 相 應

四 者 合 三 十

陽 氣 索 滅 藏

象 彼 仲 冬 節

草 木 皆 摧 傷

佐 陽 詰 賈 旅

人 君 深 自 藏

象 時 順 節 令

閉 口 不 用 談

天 道 甚 浩 廣

太 玄 無 形 容

虛 寂 不 可 睹

匡 廓 以 消 亡

謬 誤 失 事 緒

言 還 自 敗 傷

別 敘 斯 四 象

以 曉 後 生 盲

 Tạm dịch:

Nên Dịch thống Thiên Tâm

 13. Phục manh nha muôn vật.

Chấn tiếp theo Kiền Thể

Nhờ mẹ (Khôn) lập căn cơ.

Tiêu tức theo Luật Lã

Thăng giáng cứ Đẩu Khu (Chuôi sao Bắc Đẩu)

Chấn xuất sáng mồng Ba, (mồng 3)

Chấn nạp Canh tây phương. (mồng 3)

Mồng Tám Đoài thụ Đinh. (mồng 8)

Thượng huyền như giây chăng.

15 trăng tròn hẳn,

Kiền nạp Giáp, Đông Phương, (15)

Thiềm Thừ và Thố Phách,

Nhật Nguyệt chiếu song minh

7, 8 Đạo đã xong,

Bắt đầu sẽ hạ giáng.

14. 16 thoái Âm Phù,

Tốn, Tân kiến bình minh. (ngày16)

Cấn trị ư Bính Nam (ngày 23)

Hạ Huyền ngày 23,

Khôn Ất ngày 30,

Đông Bắc táng kỳ bằng,

Tiết tận vào ngày ấy

 15. Kiền quái phối Giáp Nhâm,

Khôn quái phối Ất Quí

Kìền Khôn quát thuỷ chung

Thất Bát số 15

Tương ứng với Cửu Lục

4 số cộng 30

Dương khí khi diệt tàng

Y như tiết trọng đông

Thảo mộc đều bị thương

Thời ấy các vua xưa,

Bế quan, cấm thương lữ,

Hư cực tự thâm tàng.

Thiên thời thuận tiết lệnh,

Bế khẩu không nói năng,

Thiên đạo thậm hạo quảng,

Thái huyền khó hình dung,

Thái hư không thấy được (Thiên Đạo, Thái Hư Thái huyền, đều là tên Thiên Tâm)

Bờ cõi chẳng đón rào,

Càng nói càng sai lạc,

Lấy Kiền Khôn Khảm ly,

Để dạy kẻ hậu sinh.

 

Trên đây, nói về Đạo Thiên Phù tuỳ thời thăng giáng, khuất thân. Ứng thời thăng giáng, khuất thân, là do Thiên Tâm vận dụng. Vì Dịch lý biến hoá, do Thiên Tâm điều khiển. Mà Thiên Tâm thời Vô Hình, Vô Tượng, không thể nhìn thấy được. Nhân Âm Dương giao cảm, mà nhất điểm sinh cơ, từ Hư Vô lộ xuất ra, bấy giờ mới bắt đầu thấy vậy. Trong Kinh Dịch, nơi Thoán truyện quẻ Phục viết: Phục kỳ kiến Thiên Địa chi tâm hồ? Phục là: Âm Cực Dương sinh, quẻ Khôn thai nghén thành quẻ Chấn. Dương khí bắt đầu manh nha, lúc ấy là Tiết tháng 11, là Kiến Tí. Một Dương của Chấn từ cung Kiền tới, đó chính là kế thể của Kiền, là con trai trưởng của Kiền.

Kiền là Cha, cho nên nói Trưởng tử kế phụ thể. Một Dương của quẻ Chấn sinh ra dưới quẻ Khôn. Khôn là Mẹ, cho nên nói: Nhờ mẹ mà có lúc bắt đầu. Triệu là Bắt đầu. Cơ là Gốc gác. Âm cực Dương sinh, Kiền Khôn tương giao, trong hoảng hốt có Vật, trong yếu minh có Tinh, sinh cơ từ đó bắt đầu trở về nguồn. Sinh cơ đó chính là Thiên Tâm, là một Dương nơi quẻ Chấn. Chính vì muôn vật đều nhờ vào đó mà sinh, nên gọi là Sinh Cơ. Chính vì nó hiện ra vì Âm Dương giao cảm nên gọi là Thiên Tâm, nhân vì Tĩnh Cực rồi mới Động nên gọi là Chấn. Kỳ thật nó chính là Sinh Cơ vậy. Chấn là Dương nên là Thiên Tâm vậy. Cái Thiên Tâm ấy ở đâu cũng có, lúc nào cũng hiện diện. Con người không đoán biết được nên không nhìn thấy. Lúc ấy là tháng 11, Kiến Tí. Vạn vật manh nha từ lòng đất, mọi người đều biết thế là Sinh Cơ vừa máy động, cho nên có thể thấy được. Gọi là Thiên Tâm, vì quẻ Dương sinh ra từ Âm vậy. Gọi là Thiên Địa chi Tâm, vì thấy được nó nơi Âm Dương giao cảm nhau. Kỳ thực Thiên Địa Chi Tâm hay Thiên Tâm cũng vẫn là một Tâm. Chẳng qua là thấy lúc nó vừa hiện sinh ra mà luận. Cái Thiên Tâm sinh cơ ấy, nó sinh sinh vô cùng, mà sự đày vơi thăng giáng đều theo lẽ Dịch. Tiêu tức (đầy vơi) là theo Chung Luật, Thăng giáng là do chuôi sao Bắc Đẩu. Ví dụ, như khi thấy Tháng là Kiến Tí (tháng 11), nhất Dương sinh, tại quẻ là Phục, Luật ứng với Hoàng Chung, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ Tý. Kiến Sửu thì Nhị Dương sinh, nơi quẻ là quẻ Lâm, ứng dấu Đại Lữ, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ Sửu vậy. Sáu Âm sáu Dương 12 quẻ thống thập nhị Nguyệt, và ứng 12 Luật. Và chuôi sao Bắc Đẩu chỉ 12 vị. 12 tháng Âm Dương tiêu tức thăng giáng, chuôi sao Bắc Đẩu xoay chuyển, đều do Thiên Tâm biến hoá. và sáu quẻ Lục Âm, Lục Dương 12 quẻ Dịch điều động. Thế chẳng phải là Dịch thống Thiên Tâm hay sao.

Trên đây là lấy lời chú của Tham Đồng. Sáng sớm ngày Sóc (Mồng 1) là Phục đến chỗ trở về Khôn Nguyên. Hay như mỗi tháng, giữa 2 ngày Hối Sóc (30, và mồng 1), nhật nguyệt giao hội, mặt trăng nhận ánh sáng mặt trời, mồng 1, mồng hai, mồng ba, bên cạnh 1 thể toàn đen, có một điểm vi dương sinh ra, tại quẻ là Chấn, hiện ra vầng sáng như mày ngài (Nga Mi), tại Tây Bắc Canh Phương. Vì thế nói Chấn nạp Canh. Dần dần đến mồng tám, thì 2 Dương sinh, tại quẻ là Đoài, tượng cho ánh sáng sinh ra, một nửa gọi là Thượng huyền, hiện ra ở Nam Phương Đinh địa, nên gọi là Đoài nạp Đinh vậy. Đến ngày 15, thì đủ 3 Dương. Tại quẻ là Kiền. Ánh sáng toàn vẹn, hiện ra ở Đông phương Giáp địa.

Vì thế nói Càn nạp Giáp. Dương cực sinh Âm, Chịu nép mình đi xuống. Đến ngày 18, một Âm sinh ra dưới vầng sáng, tại quẻ là Tốn. Quang huy vừa bị khuy khuyết, bình minh hiện ra phía Tây Phương Tân Địa. Cho nên nói Tốn nạp Tân. Đến ngày 23, 2 Âm sinh, tại quẻ là Cấn, thế là ánh sáng khuyết đi một nửa. Là Hạ Huyền của bình minh. Hiện ra nơi Nam Phương Bính Địa, nên nói Cấn nạp Bính. Ngày 28, Dương còn một chút (Vi Dương) tiêu ở Đông Bắc Ất Địa. Thế là quang huy hoàn toàn tiêu hết.

Đến ngày 30, Âm Khí thuần toàn. Tại quẻ là Khôn, vì thế nói Khôn nạp Ất. Mặt trăng đến Tây Nam Canh phương, bắt đầu lại sinh quang. Dịch gọi thế là Tây Nam đắc bằng. Đến Đông Bắc thì ánh sáng tiêu hết, nên Dịch nói Đông Bắc táng bằng. Hối rồi lại Sóc. Âm cực sinh Dương. Chấn kế thể nên lại sinh quang. Chung nhi phục thuỷ, Nhâm Quí phối Giáp Ất.

Kiền Khôn quát chung thuỷ là: Nhâm Dương, Quí Âm, Giáp Dương, Ất Âm. Nhâm Thuỷ thanh, nên Khí Kiền Dương mới sinh. Quí thuỷ trọc, nên Kiền Khôn chi khí biến hoá. Nhâm phối Giáp, thế nên Kiền nạp Giáp Nhâm vậy. Quí phối Ất, nên Khôn nạp Ất Quí là vì vậy.

Mỗi tháng, 15 ngày đầu thưộc Dương, thuộc quẻ Kiền, 15 ngày sau thuộc Âm, thuộc Khôn. Từ Chấn đến Kiền, từ Tốn đến Khôn, đều là quẻ Kiền Khôn tam Âm. tam Dương, thống quát gót đầu 1 tháng. Kiền bao quát các hào Dương từ Âm sinh ra, 7, 8, là 15. Khôn bao quát các hào Âm từ Dương sinh ra, 9, 6 cũng là 15. 7, 8, 6, 9 cộng lại là 30. Đó là 1 vòng Dương Quang diệt tàng. Đó là tượng hình cho mặt trăng doanh hư, tiêu tức, tiến thoái khuất thân. Mà các quẻ Dịch 3 Âm, 3 Dương thống suất chúng vậy.

Tuy nói là Tam Âm, Tam Dương các quẻ thống suất chúng, nhưng kỳ thật là 2 quẻ Kiền Khôn thống suất chúng. Tuy nói là hai quẻ Kiền Khôn, nhưng kỳ thực là Thiên Tâm nhất điểm sinh cơ thống suất chúng. Thế thì không phải là Dịch Thống Thiên Tâm hay sao?

Đoạn này chú Tham Đồng Khế đoạn văn Hối Sóc chi gian, cho đến vi Dịch nhi tông tổ hồ. Trên đậy là nói: Trong một năm, 1 tháng Âm Dương biến hoá khuất thân, đều là tự nhiên, nhi nhiên, tất cả đều do Thiên Tâm vận dụng. Vả Dương tiến và Duỗi là Thiên Tâm thư sướng, Âm thoái và Co là Thiên Tâm quyển tàng. Dương chắc cho nên gọi là Thiên Tâm, Âm cũng không thể không gọi là Thiên Tâm.

 Dương theo đúng Thiên Tâm nên mới là Dương, Âm cũng theo Thiên Tâm mới là Âm. Âm Dương đều xuất xứ từ Thiên Tâm. Thiên Tâm hợp nhất trong Âm Dương, Âm Dương không có ở ngoài Thiên Tâm. Mà Thiên Tâm hiện ra đầu mối chính là khi Tĩnh cực rồi bắt đầu Động, cho nên tượng trưng là tháng giữa mùa Đông, lúc ấy thảo mộc đều như chết. Đó là Âm Cực vậy. Âm Cực thì Dương phải sinh, cho nên Tiên Vương đến ngày Đông Chí thì đóng cửa quan, các người buôn bán không được lại qua, nhà vua không đi tuần thú, thâm tàng bất động, thế là giúp vi Dương, và dưỡng Sinh Cơ của Thiên Tâm vậy.

 Người tu đạo, nếu biết tuỳ thời, thuận tiết, như các vua xưa đóng cửa quan ải, hư cực tĩnh đốc, thì khí Tiên Thiên sẽ tòng vô ra hữu, trong đen sinh trắng, thì Thiên Tâm sẽ hiện ra như một hạt Thử Mễ Chi Châu, hãy ôn dưỡng nó, nhờ nó mà thoát thai hoán cốt, mà trường sinh bất tử, chắc có thể được.

 Ôi! Chỉ có một câu Tuỳ thời, thuận tiết, mà hoàn thành được Kim Đơn Diệu Chỉ, còn nói được gì hơn?. Cho nên có thể ngậm miệng, không cần bàn luận chi cả. Kim đơn chi đạo, thuỷ chung chỉ là tu trì Thiên Tâm mà thôi. Thiên Tâm chính là Đại Dược. Nếu biết Tuỳ Thời, Thuận Tiết, thì Thiên Tâm sẽ Thường Tồn, từ mềm non, đến cứng cát, từ nhỏ cho tới lớn. Càng lâu thì công trình càng thâm hậu, vĩnh viễn bất hoại. Thế cho nên nói, Biết Một là xong tất cả. Cần gì nói nhiều?

Vả Thiên Đạo chi lý, thời hạo quảng vô biên, một khí Thái Huyền thì vô hình vô dung, chí hư chí tịch, nhìn chẳng ra, lấy gì mà lập Phạm Vi, Khuông Khuếch? Thiên Đạo, hay Thái Huyền đều là tên gọi khác của Thiên Tâm. Thiên Tâm thì hư tịch không thể thấy được, nên không thể lập ra khuông khuếch mà rào đón nó được.

Nếu mà cố gắng lạm bàn, thì sẽ có sai lầm, đánh mất sự vận hành tự nhiên của Thiên Tâm hạo quảng hư tịch, cho nên nói nhiều chỉ làm bại hoại đức độ. Cho nên không nói là tuyệt diệu nhất. Vả Đạo vốn vô ngôn, ngôn từ cốt để hiển đạo. Nhưng nếu không nói thì làm sao tiếp dẫn cho bọn hậu học. Cho nên mượn Kinh Dịch đặc biệt nói về Bốn Quẻ Kiền Khôn, Khảm Ly. Coi một năm là Kiền Khôn vãng lai, một tháng là Khảm Ly Nhật Nguyệt hợp ly, hiển lộ ra dược đầu mối của Thiên Tâm, để hướng dẫn cho bọn hậu thế mù mờ.

Từ câu: Tượng bỉ Trọng Đông tiết đến câu Dĩ hiểu hậu sinh manh là để giải ý Tham Đồng Khế luôn muốn tuân theo Địa Lý, đến đại ý câu Thiên Tải thường tồn nhất đoạn đó là cốt lấy Thiên Tâm làm văn mạch, mượn một năm Âm Dương, một tháng Doanh Khuy (Đầy Vơi), đề Diễn xuất Thiên cơ Nhất Thần, Lưỡng Hóa. Đoạn cuối là đến chỗ Vô Hình, Vô Tượng, vô ngôn ngữ. Thế là Thiên Tâm toàn Thần câu lộ. Cho nên nói rất Hạo Quảng, Vô hình Dung, không thể thấy được, Chân Không hàm Diệu Hữu, Diệu Hữu nhưng lại tàng ẩn Chân Không. Bản tượng của Thiên Tâm là như vậy. Thế là không nói mà nói, thế là cách nói cao siêu nhất. Thế là tuy dựa vào lời của Tham Đồng nhưng tiên Ông còn: phanh phui bí ẩn huyền vi mọi đời (Thám Trách sách Ẩn), phát huy những gì Tham Đồng Khế chưa tỏ rõ, thế chính là Bạt Thiên Căn nhi tạc Lý quật. Nhưng vẫn sợ người chưa hiểu, nên kết bằng câu: Biệt tự tư Tứ Tượng dĩ hiểu hậu sinh manh, để học giả đi từ Hữu Tượng cho tới Vô Tượng, từ Hữu hình tới Vô hình. Thật là Từ bi vậy.


» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7