THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Hạ thiên

下 篇

Chương 7

Cự thắng

Kim đơn là chuyện có thật

32. Cự thắng thượng diên niên 

Hoàn đơn khả nhập khẩu 

Kim Tính bất bại hủ,

Cố vi vạn vật bảo,

Thuật sĩ phục thực chi,

Thọ mệnh đắc trường cửu,

Thổ du ư tứ quí,

Thủ giới định qui củ 

Kim sa nhập ngũ nội, 

Vụ tán nhược phong vũ, 

Huân chưng đạt tứ chi, 

Nhan sắc duyệt trạch hảo, 

Phát bạch giai biến hắc  

Xỉ lạc sinh cựu sở, 

Lão ông phục tráng đinh,

Kỳ ẩu thành Xá Nữ,  

Cải hình miễn thế ách, 

Hiệu chi viết Chân Nhân. 

巨 勝 尚 延 年

還 丹 可 入 

金 性 不 敗 朽

故 為 萬 物 寶

術 士 伏 食 之

壽 命 得 長 久

土 遊 於 四 季

守 界 定 規 矩

金 砂 入 五 內

霧 散 若 風 雨

熏 烝 達 四 肢

顏 色 悅 澤 好

髮 白 皆 變 黑

齒 落 生 舊 所

老 翁 復 壯 丁

耆 嫗 成 奼 女

改 形 免 世 厄

號 之 曰 真 人

Tạm dịch:

Cự thắng vật hữu hình,

Có thể giúp trường sinh

Phương chi là Đan Dược,

Đan dược không hư nát,

Nên là vật chí bảo.

Thuật sĩ nào uống vào,

Tuồi thọ sẽ tăng cao,

Đất chơi trong Tứ Quí

Đường lối rất phân minh.

Kim sa vào trong người,

Tán ra như phong vũ,

Dần đạt ra tứ chi,

Nhan sắc trông đẹp hẳn

Tóc bạc trổ thành đen,

Răng rụng sẽ mọc lại

Lão Ông thành tráng đinh,

Bà già hoá gái trẻ,

Thay hình thoát tai ách,

Vì thế gọi Chân Nhân.

 

Đạo Kim Đơn, một khi đã được thì được mãi, chí linh chí thần, lập can, kiến ảnh. Người nào biết thế sẽ sang thẳng bờ bên kia. Tại sao người trần thế không có lòng tin, cho rằng thế gian không làm gì có chuyện như vậy.

 Cự thắng (hay Hồ ma) là vật hậu thiên hữu hình,  là vật phàm hèn, mà uống vào còn được sống lâu, phương chi là Kim Đơn, là vật Tiên Thiên chí bảo. Uống vào sao laị không được trường sinh. Phàm Kim chi tính rất kiên cương, mà còn có thể lâu ngày không bị huỷ hoại, là vật quí trong vạn vật.

 Còn Chân Kim là cái gì thuần dương, thì làm sao có chuyện người ăn vào mà không thành tiên. Thổ du ư tứ quí, nhi tứ thời bát tiết, các tuần qui cuû, là tự nhiên lưu hành bất tức. Người uống Kim Sa mà tứ chi bá hài thay đổi hình sắc, sẽ có thể thoát tai ách. Nếu có chí sĩ, mà được sư truyền khẩu quyết, sẽ từ Hữu Vi mà vào Vô Vi, sẽ liễu Tính, liễu Mệnh, và được Hình Thần câu diệu, dữ Đạo hợp Chân và được gọi là Chân Nhân, thọ cùng Trời Đất, làm cho tứ chi kiên cố, nhan sắc tươi nhuận,  tóc từ bạc trở thành đen, răng rụng sinh lại, đó là chuyện thường vậy.

Tiết này chú câu Như Thẩm tao phùng (Xem Nguyên văn tr. 65, bản dịch tr. 69).

Tiên Ông tiên chú 3 thiên, theo đường hướng của Nguỵ Bá Dương, phát huy ra những điều chưa hề phát lộ. Trong đó các vấn đề Dược Vật, Hoả Hậu không có gì không phát lộ, thế mà còn sợ con người chưa quyết tâm, không có phúc phận lớn, không thấy được Chân Lý, cho nên trong bài tựa có viết: Nếu hiểu đại tượng, sẽ được Trường Sinh. Chẳng lẽ Tiên Ông lừa ta chăng?

 

THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ TIÊN CHÚ

參 同 契 直 指 箋 註

Đông Hán Cảnh Hưu Từ Chân Nhân bạt

東 漢 景 休 徐 真 人 跋

Nguyên Lâm Ốc Sơn Nhân Toàn Dương Tử Du Diễm giải

元 林 屋 山 人 全 陽 子 俞 琰 解

BẠT

Tham Đồng Khế, 

Từ ẩn nhi Đạo đại 

Ngôn vi nhi chỉ thâm,

Liệt Ngũ Đế dĩ kiến nghiệp,

Phối Tam Hoàng nhi lập chính.

Nhược quân thần sai thù,

Thượng hạ vô chuẩn.

Tự dĩ vi chính, 

Bất chí thái bình 

Phục thực kỳ pháp,

Cầu năng trường sinh, 

Học dĩ dưỡng tính,

Hựu bất diên niên, 

Chí ư phẫu tích âm dương,

Hợp kỳ thù lạng, 

Nhật nguyệt huyền vọng, 

Bát quái thành tượng, 

Nam nữ thi hoá, 

Cương nhu động tĩnh,

Mễ diêm phân phán,

Dĩ Dịch vi chứng,

Dụng ý kiện hỹ.

Cố vi lập chú,

Dĩ truyền hậu hiền,

Duy hiểu Đại Tượng,

Tất đắc trường sinh,

Cường dĩ ích thân,

Vi thử Đạo trùng gia ý yên.

參 同 契

辭 隱 而 道 大

言 微 而 旨 深

列 五 帝 以 建 業

配 三 皇 而 立 正

若 君 臣 差 殊

上 下 无 準

序 以 為 政

不 至 太 平

服 食 其 法

求 能 長 生

學 以 養 性

又 不 延 年

至 於 剖 析 陰 陽

合 其 銖 兩

日 月 弦 望

八 卦 成 象

男 女 施 化

剛 柔 動 靜

米 鹽 分 判

以 易 為 證

用 意 健 矣

故 為 立 注

以 傳 後 賢

惟 曉 大 象

必 得 長 生

強 以 益 身

為 此 道 重 加 意 焉

Tạm dịch:

Tham Đồng Khế,

Lời ẩn nhưng Đạo Lớn,

Ít tiếng nhưng ý sâu.

Ngũ Đế lập căn cơ.

Lấy Tam Hoàng làm mẫu mực,

Quân thần tuy khác nhau,

Thượng hạ không chuẩn đích.

Viết tự này để quân bằng,

Để đem lại thái bình,

Phép Phục Thực,

Cốt là cầu trường sinh,

Học cốt để Dưỡng Tính,

Và cốt được diên niên.

Rồi lại dùng Âm Dương,

Hợp nhau thành phân lạng,

Dùng Nhật Nguyệt Huyền, Vọng

Lấy tượng Bát quái,

Đem chuyện Nam Nữ thi hoá,

Cương Nhu, Động Tĩnh,

Phân chia gạo muối,

Lấy Dịch làm chứng,

Dụng ý thật vững vàng.

Nên viết chú này,

Truyền cho Hậu Hiền,

Nếu hiểu Đại Tượng,

Sẽ được Trường Sinh.

Thân sẽ cường tráng,

Nên vì Đạo này,

Mà lưu ý thêm.

 

Thiên này khen lao lời tựa, y như là khen lao lời tựa sách của Nguỵ Công, Lại nói: Cho nên chú thích, để truyền hậu hiền. Nghĩ không phải đó là chính văn của Nguỵ Công.

 Chu Hối Am (Chu Hi) nói: Hoặc gọi là Hậu Tự, hoặc nói Nguỵ Công tán, theo dõi văn ý, thì biết là lời tựa của người chú sau này. Bành tự (tựa của Bành Hiểu) viết: «Nguỵ Công mật truyền cho Thanh Châu, Từ Tòng Sự, chú giải sách này. Từ công ẩn danh mà chú giải.  Đến thời Hoàn Đế (147-166), lại truyền thụ cho người đồng quận là Thuần Vu Thúc Thông. Sau đó sách được truyền cho đời. Sợ đó là lời của Từ Công, và lời chú này không còn nữa.»

Bành Chân Nhất (Bành Hiểu) nói: Xem trong Đạo thư, thì Tham Đồng Khế có 3 thiên, đó là của 3 nhà Nguỵ Bá Dương, Từ Tòng Sự và Thuần Vu Thúc Thông, mỗi người viết một thiên.

Lời trên không đúng. Vả Ngụy Công nói thêm: «Nay soạn lục lại, Bổ túc sai sót.» Chứng tỏ chỉ có một mình Ngụy công soạn ra. Huống chi, Đường Thục chân nhân Lưu Tri Cổ, trong bài luận về: Nhật Nguyệt huyền khu luận có viết rõ rằng: Từ Tòng Sự tiên chú, và truyền thụ cho Thuần Vu Thúc Thông thì còn gì phải nghi ngờ. Tôi cũng thường gỡ đầu mối ra bằng cách này.

 Tuy nhiên thời xưa đã xa xôi, không có cách gì mà thẩm định, đúng hay sai, rất khó mà biết. Hốt nhiên một buổi chiều, trong lúc định tĩnh, tôi y như được người phụ nhĩ cho biết rằng: Nguỵ Bá Dương viết Tham Đồng Khế, Từ Tòng Sự tiên chú, thẻ tre thác loạn, cho nên có thơ 4 chữ, 5 chữ và có tản văn bất đồng. Khi tỉnh ngộ lại, cứ theo thuyết này mà suy tầm.

 Và Thượng Thiên có: Kiền Khôn, Khảm Ly, Truân Mông, thì Trung Thiên cũng có Kiền Khôn, Khảm Ly, Truân Mông. Thượng Thiên có Thất Bát Cửu Lục, Trung thiên cũng có Thất Bát Cửu Lục. Thượng thiên có Nhật Nguyệt Thần vi kỳ độ, Trung Thiên thì nói: Cẩn hầu nhật thần, Thượng Thiên viết: Chấn thụ Canh Tây Phương, Trung Thiên lại viết: Ngang Tất chi thượng, Chấn xuất vi chưng.

Ngoài ra, nói về Mậu Kỷ và Hỗn Độn 3 lần, nói Tam Ngũ dữ Hối Nguyệt 4 lần, văn nghĩa trùng phức như vậy, thiết nghĩ nói ba người, mỗi người viết 1 thiên chưa chắc đã sai, lại lời kinh và lời chú xen lẫn, hỗn tạp, không biết đâu là Kinh, không biết đâu là Chú. Tôi thiết nghĩ: Tứ ngôn, ngũ ngôn, tản văn, đều theo từng loại, cho nên phân sách ra làm 3. Như vậy Kinh Chú không còn hỗn tạp. Để hậu học dễ bề tham cứu. Tuy nhiên nay sách đã viết ra, khó mà đổi lại. Cho nên viết lại nhận xét này, cho người sau thưởng lãm.

Lời của dịch giả:

Ta thấy: 3 tập Tham Đồng Khế của Ngụy Bá Dương, như Lưu Nhất Minh trình bày, là có 4 chữ.

3 tập của Cảnh Hưu Từ  (Cảnh Tòng Sự)  có 5 chữ.

2 tập của Thuần Vu Thúc Thông là tản văn.

Sách này Nhân Tử Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ khởi dịch ngày 15-11-2000, dịch xong ngày 28-4-2001.


» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7