THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Thượng thiên

上 篇

Chương 7

Bát Quái

Không biết biến thông, sẽ Chấp Trung, Chấp Nhất

15. (tiếp). Bát quái bố liệt diệu,

Vận di bất thất trung,

 16. Nguyên tinh diểu nan đổ,

Suy độ hiệu phù chứng,

Cư tắc quan kỳ tượng,

Chuẩn nghĩ kỳ hình dung,

Lập biểu dĩ vi phạm,

Chiếm hầu định cát hung

Phát hiệu thuận thời lệnh,

Vật thất hào động thời,

Thượng quan thiên hà văn,[1] 

Hạ tự Địa hình lưu, 

Trung kê ư Nhân Tâm, 

Tham hợp khảo tam tài,  

Động tắc tuần quái tiết, 

Tĩnh tắc nhân Thoán Từ  

Kiền Khôn dụng thi hành  

Thiên địa nhiên hậu trị.[2] 

八 卦 布 列 曜

運 移 不 失 中

元 精 眇 難 睹

推 度 效 符 證

居 則 觀 其 象

準 擬 其 形 容

立 表 以 為 範

占 候 定 吉 凶

發 號 順 時 令

勿 失 爻 動 時

上 觀 天 河 文

天 地 然 後 治

Tạm dịch:

Bát quái bày la liệt,

Vận chuyển không mất Trung.

16. Nguyên Tinh nhìn không thấy,

Suy diễn hợp phù chứng,

Ngồi yên sẽ quan tượng,

Suy tư ra hình dung,

Cây nêu để xem bóng,

Nhìn Hầu định cát hung.

Tuỳ thời phát hiệu lệnh,

Hào Động đúng không sai.

Trên nhìn xem thiên văn,

Dưới thuận theo Địa Lý,

Giữa thuận theo lòng Người.

Hợp đường lối Tam Tài,

Động tĩnh hợp hào quái.

Tĩnh thời hợp Thoán Từ,

Thi hành đúng Kiền Khôn,

Thế là Thiên hạ trị.

 

Trên đây có nói: Lựa ra Tứ tượng để cho kẻ hậu sinh mù mờ được sáng mắt. Tứ Tượng là Kiền Khôn Khảm Ly. Dịch lấy Kiền Khôn làm Thể, lấy Khảm Ly là Dụng. Kiền Khôn Khảm Ly là Thể Dụng tương nhu. Mà Chấn là Dương sinh. Cấn là Dương chỉ. Tốn là Âm phục, Đoài là Âm hiện. Đều là thuận Ly Khảm vận dụng. Cho nên Hậu Thiên Bát Quái phương vị. Kiền Khảm Cấn Chấn, Tốn, Ly, Khôn Đoài, phân cư tám phương. Nằm trong nhị thập bát tú, để hành quái khí, vận chuyển tứ thời bát tiết, 72 hầu. Nhưng trong bát quái, mà hành quái khí là Khảm Ly hai quẻ mà thôi. Khảm tượng Nguyệt, Ly tượng Nhật. Nhật thì ở Trung Đạo, Nguyệt hành Cửu Đạo. Nhật Nguyệt Nam Bắc vãng lai, vận di bất định.

 Nhưng mà chỗ Nhật Nguyệt Giao hội, thì không bao giờ sai Trung Đạo. Trong Hậu Thiên bát quái phương vị, thì Ly ở phía Nam, Khảm ở phía Bắc, Khảm Ly cư trung chính chi vị. Ý nói rằng mặt trời, mặt trăng vận di trong Trung Đạo. Trung Đạo là Hoàng Đạo, tức là đường vận hành của Mặt Trời, và cũng là Đường của Nhật Nguyệt giao hội. Ở đó có Thiên Địa Nguyên Tinh. Nguyên tinh ấy vô hình vô tượng, diêu (miễu) nhi bất đổ (tinh vi không nhìn thấy được). Chỗ nào mặt trời rõi được ánh sáng tới, chỗ nào mặt trăng soi tới được, đều là Thần Công của Nguyên Tinh vậy. Chỉ con người là cũng có được Nguyên Tinh ấy. Tinh ấy là gốc gác của Tính Mệnh, của Sinh Tử. Nó không thuộc Hậu Thiên hữu hình chi trọc vật, mà chính là Tiên Thiên vô hình, vô tượng chi chí bảo, cũng hết sức tinh vi khó mà nhìn thấy. Đã tinh vi khó mà nhìn thấy thì làm sao nói là ta có được.

 Nhưng ta có thể suy ra từ Âm Dương lai vãng, xem chỗ Nhật Nguyệt Giao Hội. Ngồi yên thì xem hào quái giao nhau, phối hợp nhau, đi từ Hữu cho tới cùng cực của Hư Vô, mà suy ra hình dung của chúng. Từ trong cái hoảng hốt mà tìm ra cái Hữu Tượng, từ trong cái yểu minh mà tìm ra cái Chân Tinh, hữu vô tương nhập, có thể thấy được cái Chân; đã thấy Cái Chân, thì hạ thủ có thể trồng cây nêu để làm tiêu chuần. Cây nêu để đo ánh mặt trời dài vắn.

Cũng ví như người tu đạo, mà Tâm quân thanh tịnh, làm chủ tể bên trong, thế là mẫu mực, tức là những cái bên ngoài không lừa dối được mình. Chiêm Hậu định cát hung: Hậu tức là thì giờ Dụng Âm, Dụng Dương. Dùng đúng thời Cát, dùng sai thời Hung. Phát hiệu thuận thời lệnh là Đáng tiến Dương thì tiến Dương, thế là Phát Hiệu để hành Đức vậy; đáng vận Âm thời vận Âm, thế là Phát Hiệu để Thi Hình vậy. Hình Đức tiến thoái, thuận theo thứ tự Xuân, Hạ, Thu, Đông. Không sai thời Hào Động Cương Nhu, thì Tiên Thiên Nguyên Tinh tự nhiên sẽ từ Hư Vô mà kết tựu, thế là Đạo vậy. Trong trời đất chỉ có một Đạo. Người tu đạo, phải biết trên thì quan sát Thiên Hà, xem sao trời vận chuyển Đông, Tây, Nam, Bắc; dưới thì quan sát địa hình, cao thấp, trên dưới, xem nước trôi ra sao; giữa thì kê cứu Nhân Tâm, xem Nhân, Nghĩa Lễ Trí, xem Lương tâm đầu mối trong con người. Tham khảo Tam Tài, hợp nhất làm một. Động thì theo đúng hào quái, cương nhu, trật hứng, tĩnh thì theo đúng Thoán Từ mà luận cát hung. Bắt chước trời đất, dụng cửu, dụng lục, thi hành thuận thời. Kiện Thuận hợp nhất (Kiền=Kiện.- Khôn =Thuận), trở về Trung Chính chi đạo. Hợp nhất cùng Thiên Lý, và con người ta chính là Trời Đất cũng được trị vậy. Ngô thân Thiên Địa chính là đức Dương Kiện, Âm Thuận xưa nay. Hai đức Kiện Thuận mà hợp nhất, thì Âm Dương sẽ hoà, Đức sẽ phối Thiên Địa, sẽ thung dung Trung Đạo, sẽ là Thánh Nhân. Nhưng nếu không biết Thiên Văn, không thông Địa Lý, thì trong con người dục tình và nghĩa lý sẽ hỗn tạp. Nếu không biết lẽ Biến Thông, thì sẽ Chấp Trung, hoặc Chấp Nhất, làm sao đi tới được chỗ Thung Dung trung Đạo? 3 chữ: Nhiên hậu Trị có đủ công phu vô cùng của Trí Tri, Lực Hành. Học giả nên gia tâm thâm cứu cái đoạn văn này của Tham Đồng Khế để biết thế nào là Ngự Chính, thế nào là Đỉnh Tân, Cách Cố.


[1] Thượng quan Thiên Hà văn. Có bản ghi: Thượng sát Hà Đồ văn.

[2] Có bản thêm liền sau câu trên: Khả đắc bất thận hoà, hay Hữu khả bất thận hồ. Thiên địa nhiên hậu trị, có bản ghi: Thiên hạ nhiên hậu trị.

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7