2. 坤 為 地
KHÔN VI ĐỊA
Bát ThuẦn
Khôn
I. Thoán
A. Thoán Từ.
坤:元,亨,利 牝 馬 之 貞。君 子 有 攸 往,先 迷 后 得 主,利 西 南 得 朋,東 北 喪 朋。安 貞,吉。
Khôn. Nguyên hanh. Lợi tẫn mã chi
trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê hậu đắc. Chủ lợi Tây Nam đắc
bằng. Đông Bắc táng bằng. An trinh cát.
Dịch:
Khôn là gốc gác quần sinh.
Làm cho vạn vật phỉ tình
hanh thông,
Lại sinh lợi ích khôn cùng,
Như con ngựa cái thung
dung, kiên trì,
Khi người quân tử vân vi,
Trước mê, sau gặp chủ
thì mới hay,
Tây Nam gặp bạn đường đời,
Đến phương Đông Bắc bạn
thời còn ai?
Bền lòng, vững chí hôm mai,
An lòng, vững chí, sẽ may,
sẽ lành.
B. Thoán Truyện.
彖 曰: 至 哉 坤 元,萬 物 資 生,乃 順 承 天。坤 厚 載 物,德 合
無 疆。含 弘 光 大,品 物 咸 亨。 牝 馬 地 類,行 地 無 疆,柔 順 利 貞。君 子 攸 行,先 迷 失
道,后 順 得 常。西 南 得 朋,乃 與 類 行﹔東 北 喪 朋,乃
終 有 慶。安 貞 之 吉,應 地 無 疆。
Thoán viết. Chí tai Khôn
nguyên. Vạn vật tư sinh. Nãi thuận thừa thiên. Khôn hậu tải vật. Đức hợp vô cương. Hàm hoằng quang đại. Phẩm vật hàm hanh. Tẫn mã
địa loại. Hành địa vô cương. Nhu thuận lợi trinh. Quân tử du hành. Tiên mê thất Đạo. Hậu thuận đắc thường. Tây Nam đắc bằng. Nãi dữ
loại hành. Đông bắc táng bằng. Nãi chung hữu khánh. An trinh chi
cát. Ứng địa vô cương.
Dịch:
Khôn nguyên cao trọng xiết
bao,
Muôn loài đều phải nương
vào cầu sinh.
Khôn nguyên cao trọng đã
đành,
Vì luôn thuận ý cao xanh
chẳng rời.
Đất dày nâng đỡ muôn loài,
Xét về đức cả, đành thời vô
biên,
Ấp ôm vạn vật mọi miền,
Làm cho đâu đấy sáng lên
huy hoàng.
Được nhờ ơn đất cưu mang,
Cho nên muôn vật rỡ ràng,
đep tươi.
Ngựa cái với đất cùng loài,
Tung hoành khắp chốn, khắp
nơi thỏa tình;
Luôn luôn nhu thuận, lợi
trinh.
Cho người quân tử gương
lành noi theo.
Mới đầu mê lạc đến điều,
Là vì bỏ mất chẳng theo Đạo
Trời.
Sau rồi, nhu thuận, đòi
noi,
Mới đâu ra đấy, cơ ngơi rõ
ràng.
Tây Nam gặp được bạn đàng,
Cùng người đồng loại, thênh
thang đăng trình.
Phía Đông Bắc mất bạn
mình,
Cuối cùng vượt được quần
sinh mới là.
Siêu quần, bạt tụy mình
ta,
Mới là may mắn, mới là
vinh xương.
Bền gan, rồi sẽ cát tường,
Y như trái đất, vô cương
khác nào.
II. Đại
Tượng Truyện
象
曰:
地 勢 坤,君 子 以 厚 德 載 物。
Tượng viết.
Địa thế Khôn. Quân tử dĩ hậu đức tải
vật.
Dịch:
Tượng rằng: Khôn thế thuận
thừa,
Nên người quân tử lo cho
đức dày.
Đức dày, tải vật mới hay,
Cưu mang vạn vật, chẳng
ngày nào ngơi.
III. Hào Từ & Tiểu Tượng
Truyện
1. Hào Sơ Lục.
初 六:
履 霜,堅 冰 至。
象 曰: 履 霜 堅 冰,陰 始 凝 也。 馴 致 其 道,至 堅 冰 也。
Sơ Lục. Lý sương kiên băng chí.
Tượng viết.
Lý sương kiên băng. Âm thủy ngưng
dã. Tuần trí kỳ Đạo. Chí kiên băng dã.
Dịch:
Dưới chân, sương giá chớm
dày,
Rồi ra băng cứng có ngày
tới theo.
Tượng rằng:
Dưới chân sương giá chớm dày
Rồi ra băng cứng có ngày
tới theo.
Âm vừa ngưng đọng ít nhiều.
Cứ đà ấy tiến, có
chiều thành băng.
2. Hào Lục nhị.
六 二 :
直,方,大,不 習 無 不 利。
象 曰: 六 二 之 動,直 以 方 也。不
習 無 不 利,地 道 光 也。
Lục nhị. Trực phương đại. Bất
tập vô bất lợi.
Tượng viết.
Lục nhị chi động. Trực dĩ phương
dã. Bất tập vô bất lợi. Địa Đạo quang dã.
Dịch:
Thẳng ngay, vuông vức, lớn
lao.
Không cần tập luyện, việc
nào cũng hay.
Tượng rằng:
Hào hai hoạt động thẳng ngay,
Lại luôn vuông vắn, chẳng
hay vậy vò.
Không cầu, mà vẫn lợi to,
Bởi vì địa Đạo quang hoa
sáng lòa.
3. Hào Lục tam.
六 三:
含 章 可 貞。 或 從 王 事,無 成 有 終。
象 曰: 含 章 可 貞﹔ 以 時 發 也。
或 從 王 事,知 光 大 也。
Lục tam. Hàm chương khả trinh. Hoặc tòng vương sự. Vô thành hữu chung.
Tượng viết.
Hàm chương khả trinh. Dĩ thời phát dã. Hoặc tòng vương sự. Tri
quang đại dã.
Dịch:
Dấu che vẻ sáng của
mình,
Có tài, mà chẳng lộ hình
mới hay.
Việc vua khi gánh vác rồi,
Tuy không tranh việc, làm
thời nên công.
Tượng rằng: Giấu sáng mới
bền,
Tùy thời, đức độ lộ thêm
dần dần.
Khi ra gánh việc vương
quân,
Biết đường sáng suốt, cao
thâm mới là.
4. Hào Lục tứ.
六 四 : 括 囊﹔無 咎,無 譽。
象 曰: 括 囊 無 咎,慎 不
害 也。
Lục tứ. Quát nang. Vô cữu vô dự.
Tượng viết.
Quát nang vô cữu. Thận bất hại dã.
Dịch:
Túi đem thắt lại, lỗi chi,
Lỗi tuy không lỗi, vinh thì
không vinh.
Tượng rằng: Thắt túi lỗi
chi,
Nếu mà thận trọng, chẳng
nguy hại nào.
5. Hào Lục ngũ.
六 五 : 黃 裳,元 吉。
象 曰: 黃
裳 元 吉,文 在 中 也。
Lục ngũ. Hoàng thường. Nguyên cát.
Tượng viết.
Hoàng thường nguyên cát. Văn tại
trung dã.
Dịch:
Váy vàng thật tốt, thật
hay.
Tượng rằng:
Váy vàng thật tốt, thật hay,
Là vì vẻ đẹp ở ngay trong
lòng.
6. Hào Thượng Lục.
上 六: 龍 戰 於 野,其 血 玄 黃。
象 曰: 龍 戰 於 野,其 道 窮 也。
Thượng Lục. Long chiến vu
dã. Kỳ huyết huyền hoàng.
Tượng viết.
Long chiến vu dã. Kỳ Đạo cùng dã.
Dịch:
Ngoài đồng, rồng đánh lộn
nhau,
Máu phun chan chứa, pha mầu
vàng đen.
Tượng rằng:
Ngoài đồng, rồng đánh lộn nhau,
Là vì vật chất tới cầu cực
xương.
7. Hào Dụng Lục.
用 六: 利 永 貞。
象 曰: 用 六 永 貞,以 大 終 也。
Dụng Lục. Lợi vĩnh trinh.
Tượng viết.
Dụng Lục vĩnh trinh. Dĩ đại
chung dã.
Dịch:
Khí Âm biến hóa xong rồi,
Rồi ra lợi lộc tốt tươi,
cửu trường.
Tượng rằng: Vĩnh viễn cửu
trường,
Là vì kết cuộc phi thường
cao siêu.
IV. VĂN NGÔN
A. VĂN NGÔN bình giải Thoán Từ, Thoán Truyện
文 言 曰:坤 至 柔,而 動 也 剛,至 靜 而 德 方,後 得 主 而 有 常,含 萬 物 而 化 光。坤 道 其 順 乎?承 天 而 時 行。
Văn Ngôn viết. Khôn Chí nhu, nhi động dã cương. Chí tĩnh nhi đức phương. Hậu đắc
chủ nhi hữu thường. Hàm vạn vật nhi hóa quang. Khôn Đạo kỳ thuận
hồ. Thừa Thiên nhi thời hành.
Dịch:
Khôn nhu khi động, lại cương
Đức thường chí tĩnh, vắn vuông,
chẳng rời.
Theo sau, phụ họa với Trời,
Thế là có chủ, thế thời bền lâu.
Ấp ôm vạn vật trước sau,
Làm cho muôn vật một màu sáng
choang.
Đạo Khôn nhu thuận, dịu dàng,
Tùy thời hành sự, chẳng ngang ý
Trời.
B. Văn Ngôn
bình giải các Hào
1. Hào Sơ Lục.
積 善 之 家,必 有 餘 慶;積 不 善 之 家,必 有 餘 殃。臣 弒 其 君,子 弒 其 父,非 一 朝 一 夕 之 故,其 所 由 來 者 漸 矣,由 辯 之 不
早 辯 也。
易 曰:「履 霜 堅 冰 至。」蓋 言 順 也。
Tích thiện chi gia. Tất hữu dư
khánh. Tích bất thiện chi gia. Tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân. Tử thí kỳ phụ. Phi nhất triêu nhất tịch chi cố. Kỳ sở do lai giả
tiệm hỹ. Do biện chi bất tảo biện dã.
Dịch viết. Lý
sương kiên băng chí. Cái ngôn thuận dã.
Dịch:
Nhà nào tích thiện sẽ hay,
Nhà nào tích ác sẽ đầy tai
ương,
Tôi mà dám giết quân vương,
Con mà giết bố, dễ thường
ngay sao?
Việc đâu một sớm, một
chiều,
Duyên do tích lũy, bao
nhiêu lâu rồi.
Duyên do lần dẫn tới nơi,
Tại mình chẳng sớm phanh
phui tỏ tường.
Dịch rằng:
Khi bước trên sương,
Hãy phòng băng cứng, thời
thường đến sau,
Ý rằng chuyện sẽ nối nhau,
Nếu mình để mặc từ đầu, đến
đuôi.
2. Hào Lục nhị.
直 其 正 也,方 其 義 也。君 子 敬 以 直 內,義 以 方 外,敬 義 立,
而 德 不 孤。「直, 方, 大,不 習 無 不 利」,則 不 疑 其 所 行 也。
Trực kỳ chính dã. Phương kỳ nghĩa
dã. Quân tử kính dĩ trực nội. Nghĩa dĩ phương ngoại. Kính nghĩa lập
nhi đức bất cô. Trực phương đại. Bất tập vô bất lợi. Tắc bất nghi
kỳ sở hành dã.
Dịch:
Trực là trung chính lẽ
Trời,
Phương là lễ nghĩa cơ ngơi
bên ngoài.
Đã là quân tử trên đời,
Trong thời kính cẩn, ngoài
thời minh công.
Kính nên ngay ngắn được
lòng,
Nghĩa nên vuông vức được
công việc ngoài.
Kính rồi lại Nghĩa, vẹn
hai,
Cho nên nhân đức, ắt
thôi vẹn toàn.
Chính trung, lễ nghĩa,
cao sang,
Chẳng cần vất vả, vẫn mang
lợi nhiều.
Từ đây, lòng sẽ khinh
phiêu,
Phóng tâm hoạt động, hết
điều nghi nan.
3. Hào Lục tam.
陰 雖 有 美,含 之;以 從 王 事,弗 敢 成 也。地 道 也,妻 道 也,臣 道 也。地 道 無 成,而 代 有 終 也。
Âm tuy hữu mỹ hàm chi. Dĩ tòng
vương sự. Phất cảm thành dã. Địa Đạo dã. Thê Đạo dã. Thần Đạo dã. Địa Đạo vô thành nhi đại hữu chung dã.
Dịch:
Âm tuy sẵn vẻ đẹp tươi,
Nhưng mà che dấu, chẳng
phơi ra ngoài.
Việc vua khi gánh vác rồi,
Chẳng nên tự đắc, mà đòi
thành công,
Thay Trời, hành sự tới
cùng,
Giúp cho muôn vật, vĩnh
chung thái hòa.
4. Hào
Lục tứ.
天 地 變 化,草 木 蕃;天 地 閉,賢 人 隱。
易 曰:「括 囊 ,無 咎,無 譽。」蓋 言 謹 也。
Thiên địa biến hoá. Thảo mộc
phồn. Thiên địa bế. Hiền nhân ẩn.
Dịch viết. Quát
nang vô cữu vô dự. Cái ngôn cẩn dã.
Dịch:
Đất trời biến hóa mới hay,
Làm cho vạn vật, cỏ cây
xương phồn.
Đất trời tới vận bế tàng,
Hiền nhân, nên hãy tìm đàng
ẩn đi.
Dịch rằng:
Thắt túi lỗi chi
Lỗi tuy không lỗi, vinh thì
không vinh,
Hãy nên thận trọng giữ
mình,
Biết đường cẩn trọng, âu
đành thoát nguy.
5. Hào Lục ngũ.
君 子 黃 中 通 理,正 位 居 體,美 在 其 中,而 暢 於 四 支,發 於 事 業,美 之 至 也。
Quân tử hoàng trung thông lý. Chính vị cư thể. Mỹ tại kỳ trung. Nhi sướng ư tứ chi. Phát ư sự
nghiệp. Mỹ chi chí dã.
Dịch:
Hiền nhân thông lý Trung
hoàng,
Vào nơi chính vị, mà an
thân mình.
Đẹp từ tâm khảm, xuất sinh,
Làm cho cơ thể xương vinh,
mỹ miều.
Phát ra sự nghiệp cao siêu,
Thực là đẹp đẽ đến điều,
còn chi.
6. Hào Thượng Lục.
陰 疑 於 陽, 必 戰。 為 其 嫌 於 無 陽 也,故 稱 龍 焉。猶 未 離 其 類 也,故 稱 血 焉。夫 玄 黃 者,天 地 之 雜 也,天 玄 而 地 黃。
Âm nghi ư Dương tất chiến. Vi kỳ hiềm ư vô Dương dã. Cố xưng long yên. Do vị ly kỳ loại dã. Cố
xưng huyết yên. Phù huyền hoàng giả. Thiên địa chi tạp dã. Thiên
huyền nhi địa hoàng.
Dịch:
Khi Âm bất tín nơi Dương,
Sẽ sinh chinh chiến, nhiễu
nhương, khốn cùng.
Nhưng Dương không thể tuyệt
tông,
Cho nên, mới nói rằng rồng
giao chinh.
Âm kia biến chửa trọn
mình,,
Nên dùng chữ huyết, tỏ rành
còn Âm.
Đất trời lộn lạo, nhố
nhăng,
Vàng, đen, xáo trộn, đất
bằng chông gai.
BÌNH GIẢNG
Quẻ
Khôn thực ra không đến nỗi khó hiểu, khó hiểu chăng là vì có nhiều
đoạn đã bị các nhà bình giải làm cho rối lên như canh hẹ. Nguyên có
cách phân câu, mà đã chia thành năm bè, bảy bối. Ví dụ, đối với câu:
Khôn. Nguyên Hanh. Lợi
tẫn mã chi trinh.
Trình tử đọc là: Khôn. Nguyên. Hanh. Lợi. Tẫn mã chi trinh, vì cho
rằng Khôn có đủ tứ đức như Kiền.
Chu Hi đọc là: Khôn. Nguyên. Hanh. Lợi tẫn mã chi trinh, vì cho rằng Khôn phải
thua Kiền, không thể đủ tứ đức như Kiền.
Đến như câu: Tiên mê hậu
đắc. Chủ lợi Tây nam đắc bằng. Đông bắc táng bằng, thì lại càng
rắc rối hơn nữa. Trình tử hiểu như sau: Tiên mê hậu đắc. Chủ
lợi. Tây nam đắc bằng. Đông bắc táng bằng.
Vương Bật đọc: Quân tử hữu
du vãng tiên mê. Hậu đắc chủ lợi.
Lai Trí Đức đọc: Tiên mê
hậu đắc chủ. Lợi.
Ngự Án của vua Khang Hi đọc
rằng: Tiên mê hậu đắc chủ. Lợi Tây nam đắc bằng. Đông bắc
táng bằng. Ngự Án cho rằng: chính Văn Ngôn cũng đọc là Hậu
đắc chủ. Theo Ngự Án, chữ Lợi phải cho về câu sau, và phải
hiểu đại khái rằng: Tây nam được bạn là lợi. Đông Bắc mất bạn là
lợi. Nơi đây, chúng ta không đi sâu vào chi tiết các lời bình giải
ấy, mà chỉ cố tìm cho ra những đại chỉ của Dịch Kinh nơi quẻ Khôn.
A. Nhận định đầu tiên của
chúng ta như sau:
-Kiền và Khôn là hai chiều,
hai mặt của một thực thể, tức là Thái cực. Để hiểu Kiền, Khôn chúng
ta xem đồ bản sau:
Kiền |
Khôn |
Dương |
Âm |
9 |
6
|
3 |
2 |
Thần |
Vật |
Tinh thần
|
Vật chất |
Nội giới
(spiritual world)
|
Ngoại giới (world of the senses) |
Tâm chi thần minh |
Ngũ quan bá
thể |
Đạo Tâm |
Nhân tâm |
Thánh Đạo |
Hiền Đạo |
Vương Đạo
|
Thần Đạo |
Phụ |
Tử |
Phu |
Phụ |
Thành |
Kính |
Nhân |
Nghĩa |
Xướng |
Họa |
Cương |
Nhu |
Quân tử |
Tiểu nhân |
Thời gian |
Không gian |
Tròn |
Vuông |
Đại |
Tiểu |
B. Về
phương diện Triết học & Siêu hình
Quẻ Khôn chủ trương rằng:
-Đất Trời cộng tác chặt chẽ
với nhau, để sinh ra muôn ngàn biến hóa.
-Đất Trời là cặp ngẫu lực Âm
Dương, luôn luôn tác động, luôn luôn hỗ trợ nhau, để hoàn thành công
trình sinh dục vạn vật.
Kiền là mầm mộng sinh hóa, là tinh thần, là nguồn sống, là sinh khí,
là hạt, là nhân .
Khôn là vỏ, là môi trường
hoạt động, là hình hài, sắc tướng, là vật chất hữu hình bên ngoài.
Đất Trời trường cửu ngang
nhau, cùng nhau góp công trình sinh dục vạn vật, nhưng chính, tùy, đôi
đường phân cách. Trời là chủ chốt. Tinh thần là chủ chốt.
Đất là tùy thuộc. Xác thân là tùy thuộc. Hoàn cảnh vật
chất là tùy thuộc.
Định được lẽ tôn ti như vậy, mới
tránh được nhiều điều lầm lỗi, nhiều hung họa tai ương. Dịch
kinh bao giờ cũng chủ trương Dương tôn, Âm ti.
Hiểu được lẽ Dương tôn, Âm ti;
Dương hơn, Âm kém; tinh thần trọng, vật chất khinh; Kiền Đạo hay
Tinh thần làm chủ chốt, Khôn Đạo hay vật chất đóng vai tùy thuộc;
ta sẽ hiểu được đại chỉ của Dịch kinh.
Dịch kinh, tuy biết lẽ biến
hóa, tồn vong, tiêu tức chi phối cả Âm lẫn Dương, và cơ Trời
biến hóa đó không sao tránh khỏi, nhưng bao giờ cũng chủ trương Âm
khinh, Dương trọng, và luôn luôn hỗ trợ Dương, kiềm chế Âm.
Tiên Nho định lẽ khinh trọng
ấy bằng hai con số 9 và 6. - Số 9 chỉ Dương ( đơn giản hóa còn
3). -Số 6 chỉ Âm đơn giản hóa còn 2. Vậy Dương cũng còn là 3, mà
Âm là 2. Đó là ý nghĩa của mấy chữ Tam Thiên, Lưỡng Địa
trong chương I Thuyết Quái.
Trong vòng Dịch Tiên Thiên,
Kiền đứng đầu 32 quẻ Dương bên trái, Khôn đứng đầu 32 quẻ Âm bên phải.
Dương ở phía tả,
chủ sinh dục, trưởng dưỡng, chủ cương cường, trong sáng, chủ
nhân nghĩa, đạo đức. Đó là Đạo người quân tử. Làm cho Đạo Dương, Đạo Kiền (Đạo Quân tử hay Đạo
Thánh nhân), phát huy đến cùng cực, sẽ đem lại cho trần thế sự an
bình, thịnh trị.
Âm ở phía hữu,
chỉ sự di thương, thảm sát. Âm là Nhu, Tối, Tư tà, Lợi lộc,
là Đạo Kẻ Tiểu nhân. Để nó triển dương đến kỳ cùng, nó sẽ phát
Sát cơ, sinh ra chiến tranh, tang tóc và muôn vàn tai họa, như
Hào Thượng Lục của quẻ Khôn đã ám chỉ. Vì thế Thánh nhân viết
Kinh Dịch, lúc nào cũng lo lắng phù trì Dương Đạo, phù trì Đạo người
Quân tử, những ước mong cho nó được trở nên cường thịnh, viên mãn.
Ngược lại, lúc nào cũng muốn
kiềm chế, bức bách cho Âm Đạo, cho Đạo kẻ Tiểu nhân suy vi, mai một.
Nếu chủ trương Âm trọng, Dương khinh sẽ đi đến chỗ chiến tranh, tai
ương , tàn khốc.
Ngự Án nơi Hào Sơ Lục
quẻ Khôn, cũng bình
luận rất sâu sắc về lẽ Âm, Dương. Ngự Án cho rằng:
Nơi con người, thì Dương là
Tâm chi thần minh, Âm là ngũ quan bá thể. Trong nhân luân, thì
Dương là vua, là cha, là chồng. Âm là bầy tôi, là con, là vợ.
Tâm linh, nhờ có chân tay mới vận
động được, vua nhờ có tôi, chồng nhờ có vợ, cha nhờ có con, công việc
mới chu toàn. Nơi con người, thì ngũ quan bá thể phải
thuận phục tâm linh. Trong xã hội, thì thần tử, thê
thiếp phải thuận phục quân phụ, hay phu quyền, như vậy xã hội mới có
tôn ti, thể thống. Nếu nơi con người, tứ chi, tai mắt tự do
theo sở dục; nếu trong xã hội, thần tử, thê thiếp tự ý hành sự;
nếu nơi nhân thân, mà lý với dục giao tranh; nếu nơi xã hội mà
công tư va chạm, thì mầm loạn lạc sẽ phát sinh. Như
vậy Ngự Án đã cho ta biết cơ vi thiện ác, trị loạn và những phương
cách phòng ngừa.
C. Quẻ Khôn là
đường lối tu thân của một người chưa được minh giác, chưa phối hợp
được với Thượng Đế.
Khi chưa được
minh giác, tức là khi tâm hồn còn bơ vơ, vô chủ, sống mặc tình theo
những phản ứng của tâm tư, những suy luận hẹp hòi của lý trí, nên dĩ
nhiên là bị lầm than, mê lạc. Chỉ khi nào, nhận định ra được căn cơ,
chủ chốt của lòng mình là Thiên Tính, là Đạo Tâm, thì bấy giờ mới mong
được hưởng thụ phúc khánh!
Khi chưa giác ngộ, nên theo đa
số mà xử sự, ở ăn; lúc đã nhận định được Thiên địa chi tâm
trong lòng mình, thời phải biết siêu quần bạt tụy, sống khinh phiêu,
thung dung, tự tại. Được như vậy, mới thật là may mắn, hạnh phúc.
(Xem lời Thoán).
Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện
1. Hào Sơ Lục.
Hào Sơ Lý Sương mô tả lúc
Âm khí vừa thoạt mới manh nha. Tuy nó vừa chớm nở, chớm phát, nhưng
đó là điềm quốc phá gia vong sau này. Phải thận trọng, phải ngăn ngừa
ngay mới kịp (Lý sương. Kiên băng chí)
2. Hào Lục nhị.
Người Quân tử, khi mới bước chân vào con đường Tu thân, Tu Đạo, hãy
biết lấy chữ Kính làm đầu. Kính sợ Trời ẩn áo, huyền vi
ngay trong tâm khảm mình, chỉnh trang lại tâm thần cho nên hẳn hoi,
ngay ngắn. Cải thiện lại đời sống bên ngoài, cố sao cho hành vi, cử
chỉ nhất thiết hợp Đạo, hơp nghĩa. Có như vậy mới đi đến chỗ cao đại
được (Trực phương đại. Bất tập vô bất lợi)
3. Hào Lục tam.
Quẻ Khôn cũng dạy Đạo làm thần
tử. Người thần tử lo thi hành phận vụ, không ỷ chức, ỷ quyền,
không tâng công, không khoe tài, khoe trí, dẫu có tài cũng không phô
trương, luôn khiêm cung, kín đáo, tùy thời, tùy thế mà thi thố tài
năng để làm tròn phận vụ (Hàm chương khả trinh. Hoặc tòng vương
sự. Vô thành hữu chung.)
4. Hào Lục tứ.
Gặp khi thời cuộc đảo điên, gặp
khi người trên sinh lòng ngờ vực, thời lại càng phải biết im hơi lặng
tiếng, minh triết bảo thân. Thế mới là Quát nang vô cữu.
5. Hào Lục ngũ.
Hơn nữa, mục đích tu thân của
người quân tử, là đạt tới Thiên vị, tức Trung Điểm, hay
Lý Trung Hoàng. Nhận thức được bản tính cao sang của mình,
thực hiện được định mệnh sang cả của mình, lồng được Trời vào trong
Tâm mình, để cho vẻ đẹp đẽ của Trời chói rọi ra nơi châu thân mình,
tỏa lan ra sự nghiệp của mình. Thế mới là đắc Đạo (Hoàng thường.
Nguyên cát).
6. Hào Thượng Lục.
Ngoài ra, quẻ Khôn còn như
muốn tiên tri, tiên đoán một thời đại mà vật chất hoàn toàn làm chủ,
đa số làm chủ, phân ly, gián cách làm chủ. Khi ấy nhân loại sẽ sống
một thời kỳ nhiễu nhương, máu lửa ngập trời. Dịch kinh đã đề cập đến
thời đại ấy bằng mấy chữ Long chiến vu dã. Kỳ huyết huyền hoàng.
*Nếu thời Kiền là thời hoàng
kim mai hậu, là thời thái bình lúc chung cuộc; thì thời Khôn là thời
sắt thép, lúc muôn sự còn dở dang, nửa đời, nửa đoạn. Đó là thời mạt
kiếp, mạt pháp, mà các Đạo giáo thường nhắc nhở tới. Nhưng đối với
Dịch, tuy thời Khôn là thời nhiễu nhương máu lửa, nhưng không phải vì
thế mà lịch sử nhân quần sẽ cáo chung, Vật cùng tắc biến, biến tắc
thông. Sau thời kỳ đen tối ấy, nhân loại sẽ quay trở về với các
giá trị tinh thần, mọi sự rồi ra sẽ trở nên tốt, nên hay. Cho nên
Hào Dụng Lục nói thêm:
Khí Âm biến hóa xong rồi,
Rồi ra lợi lộc tốt tươi, Cửu
trường.
Tượng rằng:
Vĩnh viễn, Cửu trường,
Là vì kết cuộc phi thường cao
siêu.
ÁP
DỤNG QUẺ KIỀN VÀO THỜI ĐẠI
Quẻ Khôn dạy chúng ta phải luôn gia ý
đề phòng, đừng để nước đến chân mới nhẩy, phải biết nhìn xa, trông
rộng, biết lo lường, ngăn chặn ngay từ lúc hung họa mới manh nha. Nếu
chúng ta biết đề phòng, biết ngăn ngừa căn cơ hung họa từ khi mới nứt
nanh sơ khởi, thì làm sao chúng ta có thể lâm cảnh thân tàn, ma dại,
nước mất, nhà tan. Một mặt khác, nếu chúng ta biết tích đức, tu thân,
gặp điều lành dẫu là nhỏ mấy, cũng tha thiết mà làm, mà gom, mà
góp, cứ như thế thì lo chi không được phúc khánh miên trường.
Trong Thái Thượng Cảm ứng thiên có câu: Hoạ phúc vô môn duy nhân
tự chiêu (Họa phúc không cửa ngõ, do người tự chiêu lai), cũng
không ngoài ý đó. Tóm lại, quẻ Khôn dạy ta lẽ Xướng tùy, hòa hợp:
nhân tâm phải biết tùy thuộc Đạo tâm, Người phải biết tùy
thuộc Trời; người dưới tùy thuộc người trên;
vợ tùy thuộc chồng. Tùy thuộc
đây phải được hiểu theo lẽ xướng họa hô ứng, một bên khởi
xướng, một bên thi hành, chung lưng góp sức, cùng nhau đắp xây đại
cuộc.