» mục lục                                                       PHẦN II - BÌNH DỊCH

CHƯƠNG 1 - THƯỢNG THANH

CHƯƠNG 2 - THƯỢNG HỮU

CHƯƠNG 3 - KHẨU VI

CHƯƠNG 4 - HUỲNH ĐÌNH

CHƯƠNG 5 - TRUNG TRÌ

CHƯƠNG 6 - THIÊN TRUNG

CHƯƠNG 7 - CHÍ ĐẠO

CHƯƠNG 8 - TÂM THẦN

CHƯƠNG 9 - PHẾ BỘ

CHƯƠNG 10 - TÂM BỘ

CHƯƠNG 11 - CAN BỘ

CHƯƠNG 12 - THẬN BỘ

CHƯƠNG 13 - TỲ BỘ

CHƯƠNG 14 - ĐẢM BỘ

CHƯƠNG 15 - TỲ TRƯỜNG

CHƯƠNG 16 - THƯỢNG ĐỔ

CHƯƠNG 17 - LINH ĐÀI

CHƯƠNG 18 - TAM QUAN

CHƯƠNG 19 - NHƯỢC ĐẮC

CHƯƠNG 20 - HÔ HẤP

CHƯƠNG 21 - QUỲNH THẤT

CHƯƠNG 22 - THƯỜNG NIỆM

CHƯƠNG 23 - TRỊ SINH

CHƯƠNG 24 - ẨN ẢNH

CHƯƠNG 25 - NGŨ HÀNH

CHƯƠNG 26 - CAO BÔN

CHƯƠNG 27 - HUYỀN NGUYÊN

CHƯƠNG 28 - TIÊN NHÂN

CHƯƠNG 29 - TỬ THANH

CHƯƠNG 30 - BÁCH CỐC

CHƯƠNG 31 - TÂM ĐIỂN

CHƯƠNG 32 - KINH LỊCH

CHƯƠNG 33 - CAN KHÍ

CHƯƠNG 34 - PHẾ CHI

CHƯƠNG 35 - ẨN TÀNG

CHƯƠNG 36 - MỘC DỤC

CHƯƠNG 2

THƯỢNG HỮU

上 有

 

 A. KINH VĂN

1. Thượng hữu hồn linh, hạ Quan nguyên.

上 有 魂 靈 下 關 元

2. Tả vi Thiếu Dương, hữu Thái Âm.

左 為 少 陽 有 太 陰

3. Hậu hữu mật hộ, tiền sinh môn.

後 有 密 戶 前 生 門

 4. Xuất nhật nhập nguyệt, hô hấp tồn.

出 日 入 月 呼 吸 存

5. Tứ khí sở hợp, liệt tú phân,

四 氣 所 合 列 宿 分

6. Tử yên thượng hạ tam tố vân.

紫 煙 上 下 三 素 雲

7. Quán khái ngũ hoa, thực linh căn.

灌 溉 五 華 植 靈 根

8. Thất dịch động lưu, xung lư gian.

七 液 洞 流 衝 廬 間

9. Hồi tử, bão hoàng, nhập đan điền,

回 紫 抱 黃 入 丹 田

10. U thất nội minh, chiếu Dương minh.

幽 室 內 明 照 陽 明 

B. LƯỢC DỊCH

Trên có hồn linh, dưới Quan nguyên,

Tả là Thiếu Dương, hữu Thái Âm,

Sau có mật hộ, trước sinh môn,

Nhật nguyệt vào ra, hô hấp tồn.

Tứ khí hiệp hòa, tinh tú phân,

Rõ ràng lên xuống áng tường vân.

Khí thiêng hun đúc, linh căn dưỡng,

Trời đất tinh hoa, óc não tràn.

Thu tía ôm vàng vào Đan điền.

Tâm thất u minh thành xán lạn,

Quang hoa tung tỏa, chiếu tâm xoang ...

C. CHÚ THÍCH

Câu 1. Thượng hữu hồn linh hạ Quan nguyên.

上 有 魂 靈 下 關 元

Hồn linh 魂 靈: Tử Hà giải là Tâm trung chi Nguyên thần 心 中 之 元 神.

Quan Nguyên 關 元: Vị trí dưới rốn 3 tấc.

Câu 2. Tả vi Thiếu Dương, hữu Thái Âm.

左 為 少 陽 有 太 陰

Thiếu Dương 少 陽: Đởm (mật).

Thái Âm 太 陰: Phế (phổi).

Câu 3. Hậu hữu mật hộ, tiền sinh môn.

後 有 密 戶 前 生 門

Tử Hà giải Mật hộGiáp tích quan 夾 脊 關 ở xương sống lưng; Sinh mônrốn (tề ). Vụ Thành Tử giải mật hộthận ; Sinh mônMệnh môn 命 門.

Câu 4. Xuất nhật, nhập nguyệt, hô hấp tồn.

出 日 入 月 呼 吸 存

Vụ Thành Tử giải: Mặt trời và mặt trăng vào ra thân mình qua đôi mắt, chiếu diệu châu thân, thấu tới Nê Hoàn, quán chiếu phủ tạng. Tượng như thân mình và ánh sáng nhật nguyệt hai vầng đồng tỏ, như ánh sáng hai vầng nhật nguyệt kết thành thân xác mình.

Câu 5. Tứ khí sở hợp, liệt tú phân.

四 氣 所 合 列 宿 分

Bản Tử Hà viết nguyên khí 元 氣 thay vì tứ khí 四 氣.

Tứ khí 四 氣: Vụ Thành Tử giải là linh khí của bốn mùa (tứ thời linh khí 四 時 靈 氣).

Liệt tú 列 宿: Các vì tinh tú.

Vụ Thành Tử giải câu này là: Nếu giữ cho Nguyên khí tụ tại thân mình, lại suy tưởng về nhật nguyệt và tinh tú, như chúng thường tỏa sáng vào mình, sẽ thông linh, thành thần.

Câu 6. Tử yên thượng hạ, tam tố vân.

紫 煙 上 下 三 素 雲

Tam tố 三 素: Ba khí nguyên sơ có ba màu: tía, trắng, vàng (tử tố 紫 素, bạch tố 白 素, hoàng tố 黃 素). Tử Hà cho rằng đó là ba nguyên khí của tì (lá lách), gan và phổi. Vụ Thành Tử cho rằng giữ vẹn được Tam nguyên diệu khí ấy ở trong mình, thời hình thần sẽ thông cảm (Thường tồn tam nguyên diệu khí, thượng hạ tại thân, tắc hình thần thông cảm 常 存 三 元 妙 氣, 上 下 在 身, 則 形 神 通 感).

Câu 7. Quán khái ngũ hoa thực linh căn.

灌 溉 五 華 植 靈 根

Quán khái 灌 溉: Rưới tắm.

Ngũ hoa 五 華: Anh hoa của năm phương, tức là khí lực trong con người.

Thực : Vun trồng.

Linh căn 靈 根: Tâm thần. Vụ Thành Tử giải linh căn là cuống lưỡi (thiệt bản 舌 本). Vụ Thành Tử giải đại khái câu này là: Nếu biết nuốt tân dịch, và hấp dẫn điều hòa ngũ khí trong người, thời linh căn sẽ bền vững, thần phủ sẽ thanh sướng.

Câu 8. Thất dịch động lưu, xung lư gian.

七 液 洞 流 衝 廬 間

Câu này bản Tử Hà ghi: Thất dịch lưu xung nhuận lư gian 七 液 流 衝 潤 廬 間.

Thất dịch 七 液: Tứ khí 四 氣 và tam tổ 三 祖 (tam nguyên 三 元) theo Vụ Thành Tử cũng có nghĩa là toàn thể khí lực trong người. Tứ khí, tam nguyên đó kết thành linh dịch 靈 液; khí lực mà sung túc óc chất sẽ thịnh mãn. (Khí xung, não thịnh 氣 衝 腦 盛).

Lư gian 廬 間: Giữa hai làn mi, tức là trán.

Câu 9. Hồi tử, bão hoàng, nhập đan điền.

回 紫 抱 黃 入 丹 田

Tử , Hoàng : Tam nguyên linh khí 三 元 靈 氣.

Đan điền 丹 田: Thượng đan điền, từ lưỡng mi gian 兩 眉 間 đi sâu vào 3 tấc. Đó là cơ sở của Thượng Nguyên Chân Nhất 上 元 真 一.

Câu 10. U thất nội minh, chiếu Dương minh.

幽 室 內 明 照 陽 明

Bản Tử Hà ghi câu này là U thất nội minh chiếu Dương môn 幽 室 內 明 照 陽 門.

Tử Hà giải Dương môn 陽 門 huyền tẫn chi môn 玄 牝 之 門. Nếu là huyền tẫn chi môn thì cũng là Nê Hoàn cung 泥 丸 宮.

D. BÌNH GIẢI

Tử Hà cho rằng chương này bàn về nơi để luyện kỷ 煉 己, trúc cơ 筑 基. Vụ Thành Tử cho rằng chương này trước hết xác định vị trí của Huỳnh Đình cung, sau đó bàn về cách làm sao cho khí dịch chu lưu, thượng hạ tương thông.

Ông cho rằng: U thất 幽 室 ở chương này là thận. Dương minh 陽 明 Mệnh môn 命 門, và bàn rằng nên chuyên khí 專 氣, bảo tinh 保 精, vô sử tiết tán 無 使 泄 散 (chớ để tiết lậu tinh ra ngoài).

Khi bình câu Quán khái ngũ hoa thực Linh căn, ông cho rằng nên nuốt tân dịch (yết tân 咽 津), và hấp dẫn ngũ khí. Như vậy phương pháp luyện kỷ trúc cơ 煉 己 筑 基 của đạo Lão có thể thâu tóm lại thành mấy đề mục như sau:

- Bảo tinh 保 精

- Yết tân 咽 津 (nuốt nước bọt)

- Vận khí 運 氣 (hô hấp)

- Điều thần 調 神, ngưng thần 凝 神

- Tụ thần khí về Nê Hoàn cung ...

Đọc chương này, ta có cảm giác như đó là một đề tài suy nghiệm, với nhiều giai đoạn:

1. Trước hết, mường tượng thân mình như là một vòng Dịch với:

- Thái cực 太 極 hay Hư vô khiếu 虛 無 竅 ở giữa.

- Hồn linh 魂 靈 (tâm) ở trên.

- Quan nguyên 關 元 ở dưới.

- Đởm (Thiếu Dương) ở phía tả.

- Phế (Thái âm) ở phía hữu.

- Giáp tích quan 夾 脊 關 là mật hộ 密 戶 ở sau lưng,

- Sinh môn 生 門 là Tề đường (rốn) ở phía trước bụng.

Thế là coi thân mình như là một tiểu vũ trụ. Có đủ tứ duy lục hợp ...

2. Coi thân mình như là một vũ trụ nhỏ, có hai vầng nhật nguyệt (câu 1, 2, 3) theo làn hơi thở ra vào thân mình, có đủ muôn vì tinh tú sáng soi. (câu 4, 5).

3. Tưởng như thân mình được kết tinh bởi ánh sáng của hai vầng nhật nguyệt. Thế tức là: Nhất thân dữ nhật nguyệt quang cộng minh, cộng chiếu 一 身 與 日 月 光 共 明 共 照 (câu 4) như lời bàn của Vụ Thành Tử.

4. Tưởng chừng như Linh khí 靈 氣, tinh hoa tứ khí của trời đất tràn ngập hình hài mình, nuôi dưỡng óc não mình, nuôi dưỡng Linh căn 靈 根 mình. (câu 5)

5. Tưởng chừng như tâm xoang mình có quang huy trời chiếu diệu bên trong. (câu 6, 7, 8)

6. Cuối cùng, thu thập, gồm thâu hết tinh hoa, tú khí của trời đất cho xâm nhập vào Thượng đan điền của mình, hồi quang phản chiếu, trở về Nê Hoàn cung phối hợp với Thái cực. (câu 9, 10)

7. Trong lúc suy gẫm, Vụ Thành Tử còn khuyên thầm đọc một bài kinh đại khái rằng: «Xin đức Thái Thượng Huyền Nhất 太 上 玄 一 đem tinh quang của hai vầng nhật nguyệt chiếu soi vào toàn thân con; xin cho con được trở nên trường sinh bất tử, trở thành một Chân Linh, như Kim giản, Ngọc thư này đã hứa. Xin trời đất ưu ái giúp con thành công.»

Thực là một đề tài suy gẫm hết sức là đẹp đẽ. Vụ Thành Tử còn cho rằng suy gẫm như vậy lâu ngày sẽ thông thần 通 神.

PHỤ CHÚ:

Vụ Thành Tử cho rằng chương này xác định vị trí của Huỳnh Đình: Thử nhất chương, tiên thuyết Huỳnh Đình cung phủ sở tại 此 一 章 先 說 黃 庭 宮 府 所 在.[1] Và như vậy đại khái cho là Huỳnh Đình là Tì thổ 脾 土 cho nên ta thấy mô tả như ở vào khoảng Chấn Thủy, nơi bụng trên.

Trên có Hồn linh; Dưới có Quan nguyên; Tả có đởm; Hữu có phế; Sau có Mật hộ (Giáp tích quan); Trước có Sinh môn (Tề đường).

Nhưng khi đọc Ngoại Cảnh, chương Nhất, ta thấy:

«Thượng hữu Huỳnh Đình, hạ Quan nguyên,   上 有 黃 庭 下 關 元.

Hậu hữu U khuyết, tiền Mệnh môn.»                 後 有 幽 闕 前 命 門

Thế là Huỳnh Đình ở đây đã mất vị trí trung tâm, trung cung rồi. Và trong quyển Huỳnh Đình Ngoại Cảnh do Lương Khưu Tử chú, Lương Khưu Tử nhân cách trình bày này đã chủ trương:

Huỳnh Đình ở tại nơi trung điểm đầu não. (Huỳnh Đình giả, tại đầu trung 黃 庭 者 在 頭 中) và Quan nguyên thì ở dưới rốn 3 tấc (Quan nguyên tại tề hạ tam thốn 關 元 在 臍 下 三 寸). Đủ biết rằng: Ngay các nhà chú giải Huỳnh Đình Nội và Ngoại Cảnh cũng đã không đồng ý với nhau về vị trí của Huỳnh Đình.


[1] Vụ Thành Tử chú, Huỳnh Đình Nội Cảnh, tr. 7a.