»
mục lục
PHẦN II - BÌNH DỊCH
CHƯƠNG 34
PHẾ CHI
肺 之
A. KINH
VĂN
1. Phế chi vi khí tam tiêu khởi,
肺 之 為 氣 三 焦 起
2. Thị thính u minh, hầu đồng tử,
視 聽 幽 冥 候 童 子
3. Điều lý ngũ hoa, tinh phát xỉ,
調 理 五 華 精 髮 齒
4. Nhị thập lục yết, ngọc trì lý,
二 六 十 咽 玉 池 裏
5. Khai thông bách mạch huyết dịch thủy,
開 通 百 脈 血 液 始
6. Nhan sắc sinh quang kim ngọc trạch.
顏 色 生 光 金 玉 澤
7. Xỉ kiên, phát hắc bất tri bạch,
齒 堅 髮 黑 不 知 白
8. Tồn thử chân thần, vật lạc lạc.
存 此 真 神 勿 落 落
9. Đương ức thử cung, hữu tọa tịch,
當 憶 此 宮 有 座 席
10. Chúng thần hợp hội chuyển tương sách.
眾 神 合 會 轉 相 索
A. LƯỢC DỊCH
Phế khí phát sinh từ Tam tiêu,
Nghe nhìn u minh, chờ đồng tử,
Điều hòa ngũ tạng, bổ răng tóc
Chân khí 36 lần về Nê Hoàn,
Khai thông bách mạch, bổ não tủy,
Nhan sắc phởn phơ, huyết dịch thông,
Răng chặt, tóc đen, quên mất bạc,
Giữ Chân Thần đó, đừng biếng nhác,
Nên nhớ Huỳnh đình có tòa tịch,
Chuyển khí hội thần, thần tương hợp.
C. CHÚ
THÍCH
Câu 1. Phế chi vi khí Tam tiêu khởi.
肺 之 為 氣 三 焦 起
Tử Hà giải Tam tiêu là Chân Nhất chi khí, Chân Nguyên Nhất Khí. Như vậy
nói theo từ ngữ y học ngày nay, là phế muốn hoạt động phải nhờ sự kích
thích của một bộ phận trong đầu não.
Câu 2. Thị thính u minh, hậu đồng tử.
視 聽 幽 冥 候 童 子
Ngoại Cảnh: Phục ư Thiên môn, hậu cố đạo.
伏 於 天 門 候 故 道
Hội ý hai câu này ta giải câu trên là: Phế có liên lạc với Nê Hoàn cung
泥 丸 宮
(Thiên môn
天 門,
U khuyết
幽 闕)
và thần Tim (Đồng tử). Vụ Thành
Tử giải Đồng tử là Tâm Thần
心 神
(thần
Tim: Xích Thành đồng tử
赤 城 童 子).
Câu 3. Điều lý ngũ hoa, tinh phát xỉ.
調 理 五 華 精 髮 齒
Điều lý
調 理:
Điều hòa.
Ngũ hoa
五 華:
Ngũ tạng khí.
Tinh phát xỉ
精 髮 齒:
Làm cho răng tóc thêm bền, thêm tốt.
Câu 4. Nhị thập lục yết ngọc trì lý.
二 六 十 咽 玉 池 裏
Bản Tử Hà: Tam thập lục yết Ngọc trì lý.
三 六 十 咽 玉 池 裏
Câu này có thể giải hai cách:
(1) Nếu nuốt (thôn yết
吞 咽)
được tân dịch trong miệng tất
cả là 36 hay 26 lần (số 36 có lẽ đúng hơn là 26, vì 36 = 9 x 4, thuộc
Dương, đối ứng với 24. Số 24 = 6 x 4 thuộc Âm. Nội Cảnh có 36 chương,
Ngoại Cảnh chia thành 24 chương chính cũng là để thuận lẽ âm dương nói
trên).
(2) Nếu đem được Chân khí về Nê Hoàn (Ngọc trì
玉 池)
được 36 lần. Tử Hà giải Ngọc trì là Thái Hòa cung
太 和 宮
(Xem Nội cảnh chương 3) và giải thôn yết
吞 咽
nơi đây nghĩa là đem chân khí về Nê Hoàn. Giải như vậy, có lẽ hợp với
mạch văn trong chương này.
Câu 5. Khai thông bách mạch, huyết dịch thủy.
開 通 百 脈 血 液 始
Đem được Chân khí về Nê Hoàn, tức là khai thông được Nhâm Đốc, khai
thông được bách mạch, và ảnh hưởng được đến nguồn gốc của huyết dịch
(huyết dịch thủy).
Câu 6. Nhan sắc sinh quang, kim ngọc trạch.
顏 色 生 光 金 玉 澤
Nhờ hô hấp (nhờ phế khí
肺 氣)
vận chuyển được Nguyên khí
(chân khí), sẽ là cho nhan sắc thêm nhuận trạch, con người thêm phởn
phơ, tươi đẹp.
Câu 7. Xỉ kiên phát hắc, bất tri bạch.
齒 堅 髮 黑 不 知 白
Răng tóc sẽ tốt lại (răng chắc tóc đen, không bạc đầu)
Câu 8. Tồn thử chân thần vật lạc lạc.
存 此 真 神 勿 落 落
Hãy giữ vẹn Chân thần, đừng biếng nhác.
Câu 9. Đương ức thư cung hữu tọa tịch.
當 憶 此 宮 有 座 席
Bản Tử Hà: Đương ức Tử cung hữu tọa tịch.
當 憶 紫 宮 有 座 席
Ta có thể so sánh câu này với câu:
Nê Hoàn cửu chân giai hữu phòng
泥 丸 九 真 皆 有 房
(chương 7)
Đương ức
當 憶:
nên nhớ.
Tử cung
紫 宮,
Thử cung
此 宮:
Cung tía, cung này. Nê Hoàn cung. Cung chính giữa
trời ở nơi Bắc cực được gọi là Tử vi cung
紫 微 宮.
Màu Tía đối với Trung Hoa như vậy không thua gì màu vàng. Ta thấy có
Trương Bá Đoan
張 伯 端
có đạo hiệu: Tử Dương chân nhân
紫 陽 真 人.
Câu 10. Chúng thần hội hợp, chuyển tương sách.
眾 神 合 會 轉 相 索
Vận khí là phương pháp điều thần, phương pháp tập thần, tụ thần, đem chư
thần hội hợp về Nê Hoàn.
D. BÌNH
GIẢNG
Ngoại Cảnh đề cập chương này như sau:
Phế chi vi khí tam tiêu khởi,
肺 之 為 氣 三
焦 起
Phục ư Thiên môn, hầu cố đạo,
伏 於 天 門 候
故 道
… (tiếp theo là 3 câu)
Điều hòa tinh hoa nhuận phát xỉ.
調 和 精 華 潤
髮 齒
Nhan sắc nhuận trạch, bất phục dược.
顏 色 潤 澤 不
服 藥
Chư thần giai hội tương cầu sách.
諸 神 皆 會 相
求 索 (chương 21)
Chương này có thể hiểu được một cách minh bạch, mạch lạc, nếu ta chấp
nhận rằng:
1. Hai lá phổi muốn hoạt động phải được sự điều khiển âm thầm của não bộ
(câu 1). Y học ngày nay đã xác định, nếu ta lấy một vật nhọn chọc đúng
vào khoảng «cây sống» (arbre de vie) nơi hành tủy (bulbe) khoảng dưới
huyệt Phong phủ, nơi hõm sau ót, thì sẽ chết lập tức vì tắt thở.
2. Và như vậy phế có liên quan mật thiết đến Nê Hoàn cung (u khuyết) và
tâm thần (hầu đồng tử) (câu 2).
3. Nhờ phế khí, ta sẽ chuyển được chân khí, (mà Huỳnh Đình cũng gọi là
(Càn khí). Đó là phương pháp vận khí điều tức mà người xưa gọi bóng bảy
là hàng long
降 龍
(Long: Can khí) phục hổ
伏 虎
(phế khí).
Có vận khí, điều tức mới khai thông được Nhâm Đốc, mới thu hồi được Tâm
Thận nhị khí, người xưa gọi thế là Thủy Hỏa Ký Tế
水 火 既 濟.
Rồi mới tụ hội được ngũ khí về tàng dưỡng nơi linh căn Huỳnh đình Trung
thổ.
4. Phế khí lưu chuyển trong huyết mạch châu thân. Chân khí lưu chuyển
trong thần kinh, trong tủy sống, và trong các xoang não. Nhờ sự vận
chuyển điều hòa của hai thứ khí đó mà ngũ tạng sẽ được điều hòa, răng
bền, tóc đẹp (câu 3).
5. Nếu ta biết nhờ phép hô hấp mà vận chuyển được chân khí qua tủy sống
về tích tụ tại Nê Hoàn, mỗi ngày 36 lần, ta sẽ khai thông được bách
mạch, sẽ tăng bổ huyết dịch, sẽ làm cho răng bền tóc đẹp (câu 2, 3, 4,
5, 6, 7). Những kết quả tốt đẹp trên chắc chắn là chỉ mỗi sự hô hấp của
hai lá phổi không sao đem lại được.
6. Lối giải thích trên còn cho ta thấy được liên lạc giữa hồn phách. Ta
tóm tắt lại:
– Phế khí
肺 氣
(Khí hô hấp thông thường qua phổi)
– Can khí
肝 氣
(Chân khí
真 氣)
– Phế tàng phách
肺 藏 魄
– Can tàng hồn
肝 藏 魂
Ta sẽ thấy:
– Phách
魄
là khí trọng trọc thuộc Âm, có liên lạc mật thiết với tạng phủ, huyết
mạch.
– Hồn
魂
là khí khinh thanh thuộc Dương, có liên lạc mật thiết với thần kinh, với
tủy sống, và các xoang não, óc não.
– Phách coi phần biểu
表,
phần ngoài.
– Hồn coi phần lý
裏,
phần bên trong.
– Còn Thần
神
là Khí siêu vi, hư cực tĩnh đốc, là căn cơ, làm khu nữu cho tính mệnh
con người.
– Thần là Thái Cực, Hồn phách là hai phần Âm Dương.
Tung Ẩn Tử viết: «Phách là phế khí, phách là thủ lãnh âm thần
trong con người. Hồn là thủ lãnh dương thần trong con người. Phách
là khí, chủ nhất thân hữu hình chi tri giác. Hồn là khí, chủ nhất
thân vô hình chi tri giác. Cho nên bảy thứ tri giác thuộc Âm đều do
phách. Ba thứ tri giác thuộc dương đều do hồn.»
Nói theo y học hiện đại thì: Phách chủ về cảm giác (sensations);
Hồn chủ về tri giác (perceptions).
Phế khí là vì Âm khí nên dầu lưu chuyển cũng không khai thông được bách
mạch. Chỉ có chân khí, nếu biết cách vận chuyển mới khai thông Bách
mạch. Chính vì thế mà Tử Dương nói: «Bách mạch đóng chứ không mở. Chỉ có
các bậc thần tiên mới dùng Dương khí (Chân khí) khai thông được. Cho nên
có thể đắc Đạo. Từ đó, nhan sắc mới sinh quang hoa, mới ngời lên như ánh
vàng ngọc». (Bách mạch bế nhi bất khai, duy thần tiên dĩ dương khí xung
thai. Cố năng đắc đạo. Tự thử nhan sắc sinh quang, nhi đắc kim ngọc chi
trạch dã
百 脈 閉 而 不 開 惟 神 仙 以 陽氣 沖 開.
故 能 得 道. 自 此 顏 色 生 光,
而 得 金 玉 之 澤 也.)
Tổng kết lại, hô hấp chính là một phương pháp để vận khí, điều tức thu
nhiếp thần khí lại cho tất cả hội tụ lại nơi Nê Hoàn cung (câu 8, 9,
10).
Tử Hà giải hai chữ Tử cung
紫 宮
(mà bản Vụ Thành Tử viết là
Thử cung
此 宮)
là nơi Chư thần hội hợp (Xem Tử Hà, Huỳnh đình
kinh giải tr. 61a). Chính vì thế mà tôi mới mạnh dạn dịch là Nê Hoàn.
Và như vậy câu 9 và 10 trở nên sáng tỏ:
Nê Hoàn cung có nhiều phòng thất, ngôi vị (Xem lại chương 7, câu 9). Đó
chính là nơi chư thần tụ hội (câu 10).
Hô hấp, chuyển khí chính là phương tiện «sách thần»
索 神
(tìm
thần), nhiếp thần, thu thần để đem về Nê Hoàn cung (chuyển tương sách轉
相 索).
[1]
Tung Ẩn Tử, Huỳnh Đình kinh chú - Ngoại Cảnh ngọc kinh, quyển hạ, tr.
18a.
[2]
Sách đã dẫn, tr. 18a.
[3]
Tung Ẩn tử, Huỳnh Đình kinh, Ngoại Cảnh ngọc kinh, quyển Hạ, tr. 17a,
17b
[4]
Huỳnh Đình kinh giải, Tử Hà chú, tr. 60b. |