»
mục lục
PHẦN II - BÌNH DỊCH
CHƯƠNG 7
CHÍ ĐẠO
至 道
A. KINH
VĂN
1. Chí đạo bất phiền quyết
tồn chân,
至 道 不 煩 決 存 真
2. Nê Hoàn bách tiết, giai
hữu thần,
泥 丸 百 節 皆 有 神
3. Phát thần: Thương Hoa
tự Thái Nguyên,
髮 神 蒼 華 字 太 元
4. Não thần: Tinh Căn
tự Nê Hoàn,
腦 神 精 根 字 泥 丸
5. Nhãn thần: Minh Thượng
tự Anh Huyền.
眼 神 明 上 字 英 玄
6. Tị thần: Ngọc Lũng
tự Linh Kiên,
鼻 神 玉 壟 字 靈 堅
7. Nhĩ thần: Không Bế
tự U Điền,
耳 神 空 閉 字 幽 田
8. Thiệt thần: Thông Mệnh
tự Chính Luân,
舌 神 通 命 字 正 倫
9. Xỉ thần: Ngạc Phong
tự La Thiên.
齒 神 崿 鋒 字 羅 千
10. Nhất diện chi thần tông
Nê Hoàn,
一 面 之 神 宗 泥 丸
11. Nê Hoàn cửu chân giai
hữu phòng,
泥 丸 九 真 皆 有 房
12. Phương viên nhất thốn xứ
thử trung,
方 圓 一 寸 處 此 中
13. Đồng phục tử y, phi la
thường,
同 服 紫 衣 飛 羅 裳
14. Đản tư nhất bộ, thọ vô
cùng.
但 思 一 部 壽 無 窮
15. Phi các biệt trú, câu
não trung.
非 各 別 住 俱 腦 中
16. Liệt vị thứ tọa hướng
ngoại phương.
列 位 次 坐 向 外 方
17. Sở tồn tại tâm, tự tương
đương.
所 存 在 心 自 相 當
B. LƯỢC DỊCH
Chí đạo chẳng phiền,
quyết tồn chân,
Nê Hoàn, bách tiết đều có
thần,
Thần tóc: Thương Hoa tự
Thái Nguyên.
Não thần: Tinh Căn tự Nê
Hoàn,
Nhãn thần: Minh Thượng tự
Anh Huyền,
Tị thần: Ngọc Lũng tự
Linh Kiên,
Nhĩ thần: Không Bế tự U
Điền,
Thiệt thần: Thông Mệnh tự
Chính Luân,
Xỉ thần: Ngạc Phong tự La
Thiên,
Chư thần nơi mặt thuộc Nê
Hoàn.
Nê Hoàn Cửu Chân đều có
phòng,
Vuông tròn, một tấc tại
não trung.
Áo tía quần là đều rỡ
ràng.
Tồn tư Cửu Chân, thọ vô
cương.
Cửu Chân đều ngự tại não
xoang,
Ngồi theo thứ tự hướng
ngoại phương,
Nếu biết tồn tâm, Thần
không tản ...
C. CHÚ THÍCH
Câu
1. Chí đạo bất phiền quyết tồn chân,
至 道 不 煩 決 存 真
Bản Vụ Thành Tử viết
quyết
決
(quyết tâm). Bản Tử Hà viết
quyết
訣
(khẩu quyết). Cả hai đều có
nghĩa:
(1) Đại Đạo không khó, chỉ
cần quyết tâm tồn Chân.
(2) Đại Đại không khó,
khẩu quyết là: Tồn Chân.
Câu
10. Nhất diện chi thần tông Nê Hoàn.
一 面 之 神 宗 泥 丸
Tất cả các thần mặt đều
thuộc quyền thống suất của thần Nê Hoàn.
Câu
11. Nê Hoàn cửu chân giai hữu phòng,
泥 丸 九 真 皆 有 房
Nê Hoàn có chín cung: 1/
Minh Đường cung
明 堂 宮;
2/ Động Phòng cung
洞 房 宮;
3/ Nê Hoàn cung
泥 丸 宮;
4/ Lưu Châu cung
流 珠 宮;
5/ Ngọc Đế cung
玉 帝 宮;
6/ Thiên Đình cung
天 庭 宮;
7/ Cực Chân cung
極 真 宮;
8/ Huyền Đan cung
玄 丹 宮;
9/ Thiên Hoàng cung
天 皇 宮.
Câu
12. Phương viên Nhất Thốn xứ thử trung.
方 圓 一 寸 處 此 中
Tử Hà cho rằng gọi là Cung
phòng nhưng cũng không rộng bao la, phương viên chỉ có 1 tấc.
Câu
11 đến 16:
Chín vị thần Nê Hoàn gọi là
Cửu Chân
九 真.
Bản Vụ Thành Tử cho tên: 1/ Thượng Chân
上 真
(hướng về phía trên); 2/ Cao Chân
高 真
(hướng về phía Nam); 3/ Thái Chân
太 真
(hướng về phía Đông); 4/ Thần Chân
神 真
(hướng về phía Tây); 5/ Huyền Chân玄
真 (hướng về phía
Bắc); 6/ Tiên Chân
仙 真
(hướng về phía Đông Bắc); 7/ Thiên Chân
天 真
(hướng về phía Đông Nam); 8/
Linh Chân
靈 真
(hướng về phía Tây Nam); 9/
Chí Chân
至 真
(hướng về phía Tây Bắc).
Câu
17. Sở tồn tại tâm, tự tương đương.
所 存 在 心 自 相 當
Tử Hà bình: Con người không
biết thu tồn nhất tâm, thời bách thần đều tán. Biết tồn tại tâm, thế là
mọi sự đều thanh thỏa.
不 能 收 存 一 心,
則 諸 神 皆
散;
所 存 在 心,
自 然 彼 此
相 當 聚 (Bất năng thu
tồn nhất tâm, tắc chư thần giai tán; sở tồn tại tâm, tự nhiên bỉ thử
tương đương tụ).
D. BÌNH GIẢNG
Chương này rất quan trọng.
Nó cho ta thấy rằng:
Đại Đạo không phiền toái như
ta tưởng, chỉ cần tồn Chân, tồn giữ được Thần Trời Đất trong đầu
não mình, trong tâm linh mình, trong Nê Hoàn Cung.
Nê Hoàn Cung
chính là Huỳnh Đình, chính là Tâm, chính là Trung Tâm
Điểm con người, mà xưa nay mọi người đều ra công tìm kiếm.
Đáng lý, phải viết những chữ
trên đây thật lớn, đóng khung nó lại, cho mọi người chú ý, rồi không
viết gì thêm nữa ...
Viết thêm, chỉ tổ làm cho
vấn đề thêm mờ, thêm tối, thêm quẩn, và làm cho ta chia lòng, chia trí
mà thôi.
☸
Một trong những vấn đề hết
sức quan trọng mà các đạo giáo và các triết thuyết xưa nay thường đặt
ra, đó là:
(1) Con người có Trung Tâm
Điểm, có TÂM không ?
(2) Đâu là Trung Tâm Điểm
nơi con người ?
Tôi đã trình bày hai quan
điểm trên rất dài dòng trong phần khảo luận nơi các chương ba và bốn.
Dưới đây tôi xin nhắc lại sơ
lược:
1. Các đạo giáo, các nhà
triết thuyết đều đồng quan điểm rằng: trong con người có một Trung Tâm
Điểm. Các nhà Huyền học còn cho rằng ở Trung Tâm Điểm ấy có Thần Trời
Đất ngự trị ...
2. Nhưng đến khi cần minh
định xem đâu là Tâm, là Trung Tâm Điểm, là Huỳnh Đình nơi con người, thì
chúng ta thấy có nhiều ý kiến khác biệt nhau. Sau đây là tất cả các ý
kiến ấy. Chúng ta hãy đi từ dưới lên trên:
1.
Hạ bộ là tâm điểm con người
Khảo các hình vẽ về sự tương xứng trong
con người (La proportion dans l’homme) của Léonard de Vinci (=
Leonardo da Vinci, 1452-1519) hay của Albrecht Dürer (1471-1528)
ta
thấy: Nếu lấy hạ bộ làm tâm điểm, chúng ta có thể vẽ được hoặc là một
vòng tròn chạm đầu, chạm chân hoặc là một hình tròn chạm đầu và 2 chân,
2 tay dạng theo thể ngôi sao năm cánh đều.
Mỹ thuật Hy lạp xưa cũng cho
rằng: Nếu lấy đầu con người (từ đỉnh đầu xuống tới cằm) là một đơn vị
chiều dài, thì một người cân xứng lý tưởng sẽ dài 8 đầu. Từ đầu đến hạ
bộ là 4 khoảng, từ hạ bộ đến chân là 4 khoảng.
Nhưng trên thực tế, con
người chỉ cao khoảng 7 đầu rưỡi. Từ đỉnh đầu đến hạ bộ là 4 đầu, từ hạ
bộ đến chân là 3 đầu rưỡi.
Tính Mệnh Khuê Chỉ cũng có chủ trương
tương tự khi cho rằng, nếu tâm điểm của Trời Đất là ở giữa Trời Đất, thì
tâm điểm con người cũng phải ở giữa con người. Trời Đất xa nhau 84.000
dặm, thì tâm điểm trời đất ở khoảng giữa là 42.000 dặm. Đầu và chân cũng
cách nhau 8 thước 4, vậy trung tâm điểm con người ở khoảng giữa.
2.
Tâm điểm con người là ở nơi Hạ đan điền (tức Khí hải hay Nguyên hải).
Khí hải cách rốn 1 tấc rưỡi (theo khoa
Châm cứu); hoặc cách rốn 2 tấc 4 (theo Bão Phác tử);
hoặc cách rốn 3 tấc.
3.
Tâm điểm là Rốn.
Chữ Ombilic (rốn, rún) trong tiếng Pháp có nghĩa gốc là Tâm điểm.
4.
Tâm điểm là ở khoảng trống sau rốn hoặc sau rốn 3 tấc.
5.
Tâm điểm là ở trên rốn 3 tấc nơi vị trí của tì thổ.
Đông phương thì cho rằng: Tì
Thổ là Trung ương (trung ương chi vị
中 央 之 位).
Tây phương gọi Tì là
Pancréas. Mà Pan là tất cả, Créas là Tạo dựng. Như vậy
vẫn đồng một ý với Đông phương: Tì thổ chính là Trung cung, là nơi xuất
sinh ra mọi sự.
6.
Tâm hay Trái tim là trung điểm nơi con người.
Tiếng Pháp Cœur có
nghĩa là Trung điểm (Centre).
7.
Nê Hoàn cung là Trung tâm điểm con người.
Nê Hoàn cung mới chính là
Huỳnh Đình. Tất các tác phẩm và các công trình sưu khảo của tôi thực ra
chỉ có mục đích chứng minh rằng Nê Hoàn mới đích thực là Trung Tâm điểm
con người, là Huỳnh Đình, là nơi Thần trời đất ngự trị.
Nếu ta chịu khó ghi chú thì
sẽ thấy không biết bao nhiêu bản thi văn trong đạo Lão đã chủ xướng điểm
này. Đây chỉ xin nhắc qua vài câu. Tiên Học Từ Điển cho rằng:
«Khoảng trên Đan điền là Kim đỉnh. Khoảng trên Kim đỉnh là Huỳnh Đình.»
丹 田 之 上
為 金 鼎 金 鼎 稍 上 為 黃 庭 (Đan điền chi
thượng vi Kim đỉnh, Kim đỉnh sảo thượng vi Huỳnh Đình.)
Lương Khâu Tử và Vụ Thành Tử
đều cho rằng cho Huỳnh Đình ở nơi trung tâm đầu não con người: «Huỳnh
Đình giả, tại đầu trung.»
黃 庭 者 在 頭 中.
Tiên Học Từ Điển
giải hai chữ Nê Hoàn như sau: «Nê Hoàn tại chính trung đỉnh đầu.
Cũng gọi là Não hải. Não mềm như bùn nên gọi là NÊ
泥.
Não hình tròn nên gọi là HOÀN
丸.
Huyệt của nó ở tại chính trung điểm của Thiên, của Huyền.»
泥 丸 在 頭 頂 當 中,
腦 海 是 也,
以 腦 如 泥
而 形 圓,
圓 者 丸 也,
其 穴 處 於
天 中 之 中 玄 中 之 玄 (Nê
Hoàn tại đầu đỉnh đương trung, Não hải thị dã, dĩ não như nê nhi hình
viên, viên giả hoàn dã, kỳ huyệt xứ ư thiên trung chi trung, huyền trung
chi huyền.)
Nê Hoàn cũng còn được gọi
là:
Uất la tiêu đài
鬱 羅 蕭 台
Ngọc sơn thổ kinh
玉 山 土 京
Não huyết chi quỳnh phòng
腦 血 之 瓊
房
Hồn tinh chi ngọc thất
魂 精 之 玉
室
Bách linh chi mệnh trạch
百 靈 之 命
宅
Tân dịch chi sơn nguyên
津 液 之 山
源.
Huyệt đó
nằm giữa hai lỗ tai, trước nó là Minh đường, sau đó là Ngọc chẩm. Não có
chín cung, có chín vị thần làm chủ. Thần trung ương gọi là: Nê Hoàn phu
nhân, vì đó là ly trung chi chân âm, bền tĩnh, không nên động.
正 兩 耳 交 通 之 穴,
前 明 堂,
後 玉 枕.
腦 有 九 宮,
九 神 主 之.
中 央 之 神 曰 泥 丸 夫 人 以 其 離 中 之 真 陰,
宜 靜 不 宜 動.
(Chính lưỡng nhĩ giao thông chi huyệt, tiền Minh đường, hậu Ngọc chẩm.
Não hữu cửu cung, cửu thần chủ chi. Trung ương chi thần viết “Nê Hoàn
phu nhân”dĩ kỳ ly trung chi chân âm, nghi tĩnh bất nghi động.)
Tiên Học Từ Điển
trích dẫn mấy đoạn Huỳnh Đình nói về Nê Hoàn như:
- Quỳnh thất chi trung bát
tố tập, Nê Hoàn phu nhân đương trung lập.
瓊 室 之 中 八 素 集,
泥 丸 夫 人
當 中 立 (Nội Cảnh,
chương 21)
- Nê Hoàn bách tiết giai hữu
thần, Não thần Tinh Căn, tự Nê Hoàn.
泥 丸 百 節 皆 有 神,
腦 神 精 根
字 泥 丸 (Nội Cảnh,
chương 7)
- Nhất diện chi thần tông Nê
Hoàn, Nê Hoàn cửu chân giai hữu phòng.
一 面 之 神 宗 泥 丸,
泥 丸 九 真
皆 有 房 (Nội Cảnh,
chương 7)
Rồi Tiên Học Từ Điển
kết luận về tầm quan trọng của Nê Hoàn bằng mấy câu thơ:
Kim đan vận chí Nê Hoàn
huyệt,
金 丹 運 至 泥 丸 穴,
Danh tính tiên tương ký Ngọc
đô.
名 姓 先 將 記 玉 都.
[Thái cổ tập
太 古 集]
(Kim đơn vận tới Nê Hoàn
huyệt,
Tính danh đăng ký tại
Ngọc đô.)
Thức đắc bản lai chân diện
mục,
Thủy tri sinh tử tại Nê
Hoàn.
識 得 本 來 真 面 目,
始 知 生 死 在 泥 丸.
[Pháp bảo di châu
法 寶 遺 珠]
(Biết được bản lai chân
diện mục,
Mới hay sinh tử tại Nê Hoàn.)
Gần đây cơ bút Cao Đài cũng
xác nhận lại giá trị vô thượng của Nê Hoàn cung. Quyển Đại Thừa Chân
Giáo, nơi tr. 61 có viết: «Người tu hành, chừng nào luyện tinh hóa
khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hoàn vô, thì
Huyền Quan Nhất Khiếu ấy mở hoát ra. Huyền Quan Nhất Khiếu ấy
là chi ? Là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Hoàn cung, gom trọn chơn dương,
chính đạo ...» Nơi trang 56, Đại Thừa Chân Giáo cũng cho rằng Nê
Hoàn cung là Thiên Môn dẫn tới Thượng Thanh cung...
|