»
mục lục
PHẦN II - BÌNH DỊCH
CHƯƠNG 27
HUYỀN NGUYÊN
玄 元
A. KINH
VĂN
1. Huyền Nguyên thượng Nhất, hồn phách luyện,
玄 元 上 一 魂 魄 鍊
2. Nhất chi vi vật phả hãn kiến,
一 之 為 物 叵 罕 見
3. Tu đắc chi chân, nãi cố phán,
須 得 至 真 乃 顧 盼
4. Chí kỵ tử khí chư uế tiện.
至 忌 死 氣 諸 穢 賤
5. Lục thần hợp tập, hư trung yến,
六 神 合 集 虛 中 宴
6. Kết châu cố tinh dưỡng thần căn.
結 珠 固 精 養 神 根
7. Ngọc chi, kim thược thường hoàn kiên,
玉
匙
金 籥 常 完 堅
8. Bế khẩu khuất thiệt, thực thai tân,
閉 口 屈 舌 食 胎 津
9. Sử ngã toại luyện, hoạch phi tiên.
使 我 遂 鍊 獲 飛 仙
B. LƯỢC DỊCH
Tu luyện hồn phách hợp với Nhất,
Nhất là cái chi khó thấy thật,
Lòng phải tinh thành, mới nhìn ra,
Nhất rất khinh thanh, kỵ uế tiện,
Lục thần hợp tập, Hư Vô hiện,
Tinh, dịch giữ toàn, dưỡng thần căn,
Then khóa hình hài, giữ chắc bền,
Ngậm miệng, uốn lưỡi, uống ngọc diên,
Công phu thành tựu sẽ lên tiên.
C. CHÚ THÍCH
Câu 1. Huyền Nguyên thượng nhất hồn phách luyện.
玄 元 上 一 魂 魄 鍊
Vụ Thành Tử giải câu này một cách rất uẩn súc: Nhờ Nhất để luyện
thần, luyện thần để hợp Nhất (Tư Nhất dĩ luyện thần, Thần luyện dĩ
hợp Nhất
資 一 以 鍊 神 神 鍊 以 合 一).
Tử Hà giải Huyền Nguyên là hai khí Thái Huyền
太 玄
và Thái Nguyên
太 元.
Tôi cho rằng câu này chỉ muốn nói: Cái đạo cao
siêu nhất đó là luyện hồn phách.
Câu 2. Nhất chi vi vật phả hãn kiến.
一 之 為 物 叵 罕 見
Nhất là một vật rất hiếm thấy.
Hãn
罕:
hãn hữu, hiếm có (vật dĩ hãn vi quý
物 以 罕 為 貴:
sự vật do hiếm hoi mà cho là quý).
Câu 3. Tu đắc chí chân nãi cố phán.
須 得 至 真 乃 顧 盼
Cần có chí chân mới nhìn ra được Nhất.
Tu
須:
nên. Cố
顧:
quay lại. Phán
盼:
nhìn ra.
Câu 4. Chí kỵ tử khí, chư uế tiện.
至 忌 死 氣 諸 穢 賤
Chí kỵ
至 忌:
rất sợ. Tử khí
死 氣:
mùi xác chết.
Chư uế tiện
諸 穢 賤:
Mọi sự nhơ bẩn, hèn hạ.
Câu 5. Lục thần hợp tập, hư trung yến.
六 神 合 集 虛 中 宴
Lục thần
六 神:
thần của Tâm, phế, can, thận, tì, đảm. Tử Hà cho
rằng Đảm là thức thần có nhiệm vụ truyền tống ngũ khí triều nguyên
五 氣 朝 元.
Hư trung
虛 中:
thế là hoàn Hư.
Yến
宴:
An lạc. Có hoàn hư, mới an lạc.
Câu 6. Kết châu, cố tinh, dưỡng thần căn.
結 珠 固 精 養 神 根
Vụ Thành Tử giải: «Kết châu là nuốt tân dịch, trước sau tương tự như kết
châu. Cố tinh là giữ cho tinh bền không vọng tiết. Dưỡng thần căn là
dưỡng thân hình, dưỡng hình khu.»
Câu 7. Ngọc chi kim thược thường hoàn kiên.
玉
匙
金 籥 常 完 堅
Ngọc chi玉
匙:
chìa ngọc. Kim thược
金 籥:
khóa vàng. Tử Hà giải: Ngọc chi là âm đan, ngoại đan. Thế tức là dưỡng
hình, dưỡng thân. Kim nhược là dương đan, nội đan. Thế tức là dưỡng
thần.
Thường hoàn kiên
常 完 堅:
cả khóa lẫn chìa đều mạnh, là cả thần lẫn hình đều
mạnh.
Câu 8. Bế khẩu, khuất thiệt thực thai tân.
閉 口 屈 舌 食 胎 津
Lúc tham thiền, thường ngậm miệng, đưa lưỡi lên cúa, gọi là khóa lưỡi,
là cong lưỡi (khuất thiệt
屈 舌)
để trám mạch điện từ hở nơi miệng (thượng
thước kiều
上 鵲 橋)
đồng thời cũng là để kích thích các tuyến nước bọt (yết tân
咽 津),
mà chúng ta đã biết nơi chương 3.
Câu 9. Sử ngã toại luyện, hoạch phi tiên.
使 我 遂 鍊 獲 飛 仙
Giúp ta luyện thành, được lên tiên, thành tiên.
Bản Tử Hà: Sử ngã tốc luyện, hoạch phi tiên.
使 我 速 鍊 獲 飛 仙
Bị chú:
Có một điều đặc biệt là nhiều chương đều kết thúc bằng một câu ý nói sẽ
thành tiên, lên tiên. Xem các chương 4, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 16,
21, 22, 26, 27. Như vậy ta thấy rằng Huỳnh Đình kinh hết sức tin tưởng
rằng con người nhờ công phu tu luyện sẽ thành tiên, thành thánh…
D. BÌNH
GIẢNG
Chương này ý tứ rất rõ ràng. Có lẽ vì vậy mà Ngoại Cảnh hầu như không
bàn lại vấn đề.
Ngoại Cảnh nơi chương 16, chỉ ám chỉ đến chương này bằng 1 câu duy nhất:
Ngọc chi, kim thược, thường hoàn kiên.
玉
匙
金 籥 常 完 堅
Ý chương này chỉ là Tu luyện cốt để Đắc Nhất
得 一.
Muốn Đắc Nhất phải biết luyện hồn, phách, thu nhiếp hồn phách
(câu 1). Nhất tuy là vật chi rất khó thấy (câu 2) nhưng nếu ta
chân thành tìm cầu, Nhất sẽ hiện ra (câu 3).
Muốn tu chứng được Nhất cần phải thanh tịnh (câu 4), cần phải
biết thu nhiếp tinh hoa thần khí trong người (câu 5).
Nhưng cũng cần phải biết luyện hình bằng những phương pháp yết tân, cố
tinh. Huỳnh Đình gọi xác thân là Thần căn. Vậy rõ rệt là Huỳnh Đình chủ
trương Tính Mệnh song tu (câu 7).
Khóa (thần) mạnh không đủ, phải có cả chìa (xác) mạnh nữa. Có biết xử
dụng xác thân vào phương pháp luyện thần, như có biết ngậm miệng, nuốt
tân dịch v.v… mới có thể thành tựu trong công trình tu luyện được (câu
8, 9).
Chủ trương của Âu Châu xưa: Mens sana in copore sano (Tinh thần mạnh
trong thể xác mạnh) rất phù hợp với chủ trương trên đây của Huỳnh Đình.
Như vậy tức là «tiên đau», «tiên ốm», «tiên sầu», «tiên khổ» là những
quan niệm không thể chấp nhận được, đối với một tu sĩ Á đông. Và nếu
thấy mình đau ốm sầu khổ, tức là biết mình đã tu sai, tu lạc. Vì tu sai,
tu lạc, mới không chứng được quả tốt đẹp.
[1]
Cổ Nguyệt hòa thượng xưa mỗi khi đi qua những nơi có xí phòng, âm phần
mộ địa đều đi đường vòng để tránh xa uế khí (Phỏng đạo ngũ lục, tr.
240).
[2]
Kết châu vị yết dịch tiên hậu tương thứ như kết châu. Cố tinh bất vọng
tiết. Thần căn hình khu dã. Phù thần chi ư thân, do quốc chi hữu quân,
quân chi hữu nhân. Nhân dĩ quân vi mệnh, quân dĩ nhân vi bản, hỗ tương
tư tịch dĩ vi sinh chủ nhi điều dưỡng chi dã. 結 珠 謂 咽 液 先 後 相 次如 結 珠. 固
精 不 妄 洩. 也 神 根 形 軀 也. 夫 神 之 於 身, 猶 國 之 有 君, 君 之 有 人. 人以 君 為 命, 君 以 人 為
本, 互 相 資 藉 以 為生 主 而 調 養 之 也. |