» mục lục                                                       PHẦN II - BÌNH DỊCH

CHƯƠNG 1 - THƯỢNG THANH

CHƯƠNG 2 - THƯỢNG HỮU

CHƯƠNG 3 - KHẨU VI

CHƯƠNG 4 - HUỲNH ĐÌNH

CHƯƠNG 5 - TRUNG TRÌ

CHƯƠNG 6 - THIÊN TRUNG

CHƯƠNG 7 - CHÍ ĐẠO

CHƯƠNG 8 - TÂM THẦN

CHƯƠNG 9 - PHẾ BỘ

CHƯƠNG 10 - TÂM BỘ

CHƯƠNG 11 - CAN BỘ

CHƯƠNG 12 - THẬN BỘ

CHƯƠNG 13 - TỲ BỘ

CHƯƠNG 14 - ĐẢM BỘ

CHƯƠNG 15 - TỲ TRƯỜNG

CHƯƠNG 16 - THƯỢNG ĐỔ

CHƯƠNG 17 - LINH ĐÀI

CHƯƠNG 18 - TAM QUAN

CHƯƠNG 19 - NHƯỢC ĐẮC

CHƯƠNG 20 - HÔ HẤP

CHƯƠNG 21 - QUỲNH THẤT

CHƯƠNG 22 - THƯỜNG NIỆM

CHƯƠNG 23 - TRỊ SINH

CHƯƠNG 24 - ẨN ẢNH

CHƯƠNG 25 - NGŨ HÀNH

CHƯƠNG 26 - CAO BÔN

CHƯƠNG 27 - HUYỀN NGUYÊN

CHƯƠNG 28 - TIÊN NHÂN

CHƯƠNG 29 - TỬ THANH

CHƯƠNG 30 - BÁCH CỐC

CHƯƠNG 31 - TÂM ĐIỂN

CHƯƠNG 32 - KINH LỊCH

CHƯƠNG 33 - CAN KHÍ

CHƯƠNG 34 - PHẾ CHI

CHƯƠNG 35 - ẨN TÀNG

CHƯƠNG 36 - MỘC DỤC

CHƯƠNG 3

KHẨU VI

口 為 

 

A. KINH VĂN

1. Khẩu vi Ngọc trì, Thái hòa quan,

口 為 玉 池 太 和 官

2. Thấu yết linh dịch, tai bất can.

漱 咽 靈 液 災 不 干

3. Thể sinh quang hoa, khí hương lan,

體 生 光 華 氣 香 蘭

4. Khước diệt bách tà, ngọc luyện nhan.

卻 滅 百 邪 玉 鍊 顏

5. Thẩm năng tu chi đăng Quảng Hàn.

審 能 修 之 登 廣 寒

6. Trú dạ bất mị nãi thành chân,

晝 夜 不 寐 乃 成 真

7. Lôi minh, điện kích, thần mang mang.

雷 鳴 電 激 神 泯 泯

B. LƯỢC DỊCH

Miệng là Ngọc trì, Thái hòa quan,

Biết nuốt linh dịch, bệnh tai an,

Thân thể quang hoa, hơi thơm phức,

Trừ diệt bách tà, đẹp dung nhan.

Biết tu phép này, lên Quảng Hàn,

Đêm ngày tỉnh táo, thành Chân tiên,

Dẫu nghe sấm sét, thần vẫn yên...

C. CHÚ THÍCH

Câu 1. Khẩu vi Ngọc trì, Thái hòa quan,

口 為 玉 池 太 和 官

Khẩu : Miệng. Tử Hà giải miệng đây không phải miệng ăn uống mà chính là Qui trung nhất khiếu 規 中 一 竅 hay Thái hòa cung 太 和 宮. Bảo hợp được Thái hòa thời Linh dịch 靈 液 sẽ sinh, mà Linh dịch tức là Chân dương 真 陽. Nuốt được Chân dương con người sẽ trở nên mạnh khỏe v.v... Bản của Tử Hà viết câu này là: Khẩu vi Ngọc trì, Thái Hòa cung 口 為 玉 池 太 和 宮. Ngọc trì 玉 池: Ao ngọc. Người xưa gọi nước miếng là: Ngọc dịch 玉 液, Ngọc tuyền 玉 泉, Huyền tuyền 玄 泉, Lễ tuyền 醴 泉, Ngọc tương 玉 漿, v.v... Cho nên gọi mồm là Ngọc trì 玉 池.

Câu 2. Thấu yết linh dịch tai bất can.

漱 咽 靈 液 災 不 干

Thấu yết 漱 咽: Thấu: súc miệng. Làm như kiểu súc miệng để cho nước miếng sinh ra. Yết: Nuốt vào.

Câu 5. Thẩm năng tu chi đăng Quảng Hàn.

審 能 修 之 登 廣 寒

Quảng Hàn 廣 寒: Cung tiên. Tiếng Việt thường dùng chữ cung Quảng nhiều hơn.

Câu 6. Trú dạ bất mị nãi thành chân.

晝 夜 不 寐 乃 成 真

Vụ Thành Tử giải: Nếu chuyên cần tu tĩnh định, sẽ thành Chân nhân. (Cần tu tĩnh định tắc vi chân nhân 勤 修 靜 定 則 為 真 人).

Câu 7. Lôi minh, điện kích, thần mang mang.[1]

雷 鳴 電 激 神 泯 泯

Vụ Thành Tử cho rằng: Khi đã biết điều thần, lý khí, hồn phách, sẽ điềm tĩnh, nên dẫu nghe sấm sét cũng vẫn thản nhiên... (Điều thần lý khí, hồn phách điềm du, tuy ngộ chấn lôi nhi bất kinh triếp 調 神 理 氣 魂 魄 恬 愉 雖 遇 震 雷 而 不 驚 慴).

D. BÌNH GIẢI

Chương này có hai cách bình giải: cách của Tử Hà và cách thông thường.

1. Cách bình giải của Tử Hà.

Tử Hà cho rằng chương này không nói về cái miệng ăn uống thường, cũng như không nói về cách nuốt nước bọt.

Ông viện lý rằng hít thở, và nuốt nước bọt đâu phải là Đại Đạo, và ông dẫn mấy lời thơ xưa công kích phép yết tân, thổ nạp như sau:

«Yết tân, nạp khí, thị nhân hành,

咽 津 納 氣 是 人 行,

Hữu dược phương năng Tạo Hóa sinh.»

有 藥 方 能 造 化 生.

Dịch:

Yết tân, nạp khí ấy nhân hành,

Có thuốc mới mong Tạo Hóa sinh.

Và:

Nhiêu quân thổ nạp kinh thiên tải,

饒 君 吐 納 經 千 載,

Tranh đắc kim ô, nạch thố nhi. [2]

爭 得 金 烏 搦 兔 而.

Dịch:

Dẫu Anh thổ nạp nghìn năm suốt,

Cũng chẳng làm sao được tiên đan...

Và ông giải khẩu ở đây phải hiểu là Qui trung nhất khiếu 規 中 一 竅, Thái hòa cung 太 和 宮. Bảo hợp được Thái hòa sẽ sinh ra linh dịch 靈 液. Linh dịch sẽ làm cho con người mạnh khỏe đẹp tươi, v.v...

2. Cách giải thông thường.

Tôi không đồng ý với cách giải của Tử Hà về chương này, vì quá xa với chính kinh. Vì phủ nhận tất cả mọi giá trị của công phu tu mệnh 修 命, luyện hình 煉 形 của đạo Lão. Và phương châm đạo Lão là «Quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ» 貴 以 賤 為 本 高 以 下 為 基 (Đạo Đức Kinh, chương 39). Hơn nữa các nhà bình giải danh tiếng khác như Vụ Thành Tử, Doãn Chân nhân,[3] Như Viên Đốn Tử,[4] đều cho rằng chương này bàn về phương pháp Yết tân 咽 津 (nuốt nước bọt). Dĩ nhiên là tôi theo phương pháp của Vụ Thành Tử để giải Huỳnh Đình vì tôi thấy, với phương pháp này, ta chẳng những hiểu Huỳnh Đình, mà còn hiểu thêm đạo Lão rất nhiều.

Tôi cũng ghi nhận rằng: Các sách đạo Lão nguyên thủy như Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh, không nói về phép đạo dẫn, điều tức, vận khí, ma sát, v.v...

Huỳnh Đình kinh, tiêu biểu cho đạo Lão khoảng đời Tấn, tức là khoảng những năm 360 Công nguyên, đã thấy, ngoài vấn đề triết học, siêu hình, còn đề cập nhiều đến các vấn đề tôn giáo quần chúng như Thần linh, như quán tưởng thần minh, v.v. và các công phu luyện hình, mà họ gọi là tu mệnh, gồm các công phu động công, tĩnh công, thể thao, ma sát, thổ nạp, thấu yết, v.v. Huỳnh Đình kinh tuyệt nhiên không hề dùng các danh từ luyện đan: Diên , Hống , Long Hổ 龍 虎, Anh Nhi 嬰 兒, Xá nữ 奼 女, v.v...

Tử Hà, một trong những nhà chú giải Huỳnh Đình kinh, sinh vào khoảng năm 1596 Công nguyên, tức là năm Vạn Lịch 萬 曆 thứ 27 đời vua Thần Tông 神 宗 nhà Minh, thì lại toàn dùng những danh từ luyện đan để giải Huỳnh Đình. Không chương nào mà không thấy những chữ như Diên , Hống , hay Ngân diên 銀 鉛, v.v. Chẳng lẽ đời Minh, phong trào luyện đan lại mạnh đến như vậy hay sao?

Vụ Thành Tử giải: Khẩu hay Ngọc trì 玉 池 đây là miệng. Gọi là Ngọc trì vì chứa Ngọc dịch 玉 液.

Doãn chân nhân 尹 真 人[5] cho rằng Huỳnh Đình kinh nơi chương này đã bàn về phương pháp nuốt nước bọt để luyện hình.

Khảo sách vở đạo Lão, tôi thấy các Đạo gia rất quí nước bọt. Họ gọi nước bọt là: Ngọc dịch 玉 液, Lễ tuyền 醴 泉, Ngọc tương 玉 漿, Ngọc tân 玉 津, Ngọc tuyền 玉 泉; và gọi miệng là Ngọc trì 玉 池 hay Huyền tuyền 玄 泉.

Họ không biết được rằng nước bọt sinh ra là do các hạch nước bọt ở lưỡi, dưới hàm, giáp tai, nên đã cho rằng nước bọt được sinh ra là do khiếu Huyền Ưng 玄 膺 (Cuống họng), mặc dầu trong khoa Châm cứu ta thấy nơi dưới lưỡi có hai huyệt: Kim tân 金 津 (phía tả) và Ngọc dịch 玉 液 (phía hữu).

Nuốt nước bọt để nuôi thần, luyện hình đối với đạo gia quan trọng không kém gì phương pháp thổ nạp 吐 納 hay vận khí điều tức 運 氣 調 息.

Độc giả nào muốn nghiên cứu kỹ lưỡng phương pháp Thấu yết 漱 咽 này xin đọc:

- Chương Ngọc dịch luyện hình đồ 玉 液 煉 形 圖 của Doãn chân nhân 尹 真 人 trong quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ.

- Chương Thấu tân 漱 津 của Viên Đốn Tử 圓 頓 子 trong Huỳnh Đình kinh giảng nghĩa (trích dẫn trong Tiên Học Diệu Tuyển trang 39 và 40).

- Chương Diên thọ lục tự quyết 延 壽 六 字 訣.

- Chương Thập nhị đoạn 十 二 段 trong quyển Thông Thiên bí thư tục tập tức Trí phú toàn thư, quyển 4, tr. 8a, 8b.

- Chương Thập nhị đoạn động công 十 二 段 動 功 nơi tr. 18a trong quyển Thọ thế thanh biên của Từ Viên tiên sư.

Đối với Huỳnh Đình kinh, phương pháp Thấu yết 漱 咽 cũng rất quan trọng vì thấy còn đề cập ở các chương:

- Ch. 6:     Thiệt hạ Huyền ưng tử sinh ngạn,  舌 下 玄 膺 生 死 岸,

                   Xuất thanh nhập huyền nhị khí hoán.  出 青 入 玄 二 氣 煥.

- Ch. 22:   Tồn thấu ngũ nha bất cơ khát.  存 漱 五 牙 不 饑 渴.                  

- Ch. 27:   Bế khẩu khuất thiệt, thực thai tân... 閉 口 屈 舌 食 胎 津.                  

- Ch. 33:   Thủ tân huyền ưng nhập Minh đường.  取 津 玄 膺 入 明 堂,

                  Hạ khái hầu lung, thần minh thông.  下 溉 喉 嚨 神 明 通.

- Ch. 34:   Tam thập lục yết ngọc trì lý.  三 十 六 咽 玉 池 裏.                  

- Ch. 1 (Ngoại Cảnh):

Ngọc trì thanh thủy quán linh căn.  玉 池 清 水 灌 靈 根,

Thẩm năng tu chi khả trường tồn.  審 能 修 之 可 長 存

- Ch. 2 (Ngoại Cảnh):

Ngọc trì, thanh thủy thượng sinh phì,  玉 池 清 水 上 生 肥,

Linh căn kiên cố lão bất suy.  靈 根 堅 固 老 不 衰

Sau đây tôi dựa vào sách xưa mà bàn qua về phương pháp Thấu yết.

a. Thấu yết theo Thập nhị đoạn động công của sách Thọ thế thanh biên:

«Đưa cuống lưỡi chạm cúa. Để lâu, nước miếng sẽ sinh ra đầy mồm. Nuốt ực xuống. Dùng để quán khái ngũ tạng, giáng hoả rất mau. Càng nuốt nhiều lần càng tốt.»

b. Thấu yết theo Vụ Thành Tử:

Vụ Thành Tử viện dẫn lời kinh Đại Đỗng 大 洞 經 bàn về phương pháp nuốt tân dịch như sau:

Tập trung tinh thần, hô hấp linh khí đất trời, làm như súc miệng (thấu), cho tân dịch ra đầy mồm, rồi nuốt (yết) đi. Làm như vậy 5 lần. Đánh hai hàm răng vào với nhau (khấu xỉ 叩 齒) 3 lần. Cầu nguyện đại khái như sau: «Xin Ngọc Thanh Cao Thượng, Cửu Thiên Cửu Linh, biến hóa tân dịch tôi, để khi nó vào đến vị thanh 胃 清 (bao tử), sẽ óng ánh lên như bạc như vàng, làm cho tôi tâm khai, thần thông, y thức như đã nuốt được tinh hoa của vừng thái dương, làm cho chân nguyên của tôi được sung mãn...» [6]

c. Thấu yết theo Viên Đốn Tử [7]

Viên Đốn Tử cho rằng nước bọt đề cập nơi đây là thứ nước bọt sinh ra do công phu tĩnh tọa lâu dài. Lúc ấy, trong miệng tự nhiên sinh ra một thứ nước ngọt, mát dịu, khác hẳn lúc thường. Nước ấy được sinh ra là do thủy khí ở hạ tiêu 下 焦 之 水 氣 được huân chưng, rồi theo đường kinh lạc mà đi lên miệng, hóa thành nước bọt. Đó là thứ nước bọt do luyện khí mà ra. Nuốt xuống lại bị nhiệt khí huân chưng, rồi lại trở lên thành nước bọt, càng ngày càng trở nên bổ dưỡng hơn. Chính vì thế mà người xưa đã gọi đó là phép Ngọc dịch hoàn đan 玉 液 還 丹.

Nên ghi nhận rằng lối giải thích về sự tân dịch hóa sinh của Viên Đốn Tử, không hợp với khoa sinh lý học hiện đại.

d. Thấu yết theo Doãn chân nhân:

Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ, nước bọt nuốt vào có công hiệu:

- Thông quan, đãng uế 通 關 蕩 穢

- Nhuận thân 潤 身

- Thông quan, thấu tiết 通 關 透 節

- Khí huyết lưu thông 氣 血 流 通

- Bách mạch hòa sướng 百 脈 和 暢, v.v.

Doãn chân nhân cho rằng người xưa khi nuốt nước bọt từ cổ họng vào, sẽ dùng thần trí dẫn nó đi quán khái châu thân, cho đủ vòng rồi lại trở về cổ họng (huyền ưng 玄 膺). Chu kỳ như sau:

Huyền ưng 玄 膺 (cổ họng), Trùng lâu 重 樓 (thực quản), Chiên trung 膻 中, Cưu vĩ 尻 尾, Trung uyển 中 脘, Thần khuyết 神 闕, Khí hải 氣 海. Từ đó phân làm hai đường, dẫn xuống hai đùi, đầu gối, tới Tam Lý 三 里, mu bàn chân, ngón chân cái, Dũng Tuyền 涌 泉, trở lên theo phía sau hai vế, hai đùi, đến Vĩ lư 尾 閭 hợp thành một, qua Thận đường 腎 堂, Giáp tích 夾 脊, đến Song quan 雙 關 thì lại phân ra hai vai, hai tay hai mu bàn tay, đến đầu ngón giữa, trở về lòng bàn tay, lên khuỷu tay, rồi lên má, lên đầu đến đỉnh đầu, trở xuống Minh đường 明 堂, đến cúa trên, lấy đầu lưỡi đón lại đến Huyền ưng là đủ một vòng ... Ngừng một chút lại vận động lại như trên, sẽ hết mọi ứng trệ, và châu thân sẽ thư sướng, các kinh các khiếu trong người do đó đều thông. [8]

Mà lạ thay chẳng những Đạo gia trọng phép yết tân, mà Phật gia cũng trọng nó, Pháp Hoa Kinh tụng có thơ:

Bạch ngọc xỉ biên lưu xá lợi,

白 玉 齒 邊 流 舍 利

Hồng liên thiệt thượng, phóng hào quang,

紅 蓮 舌 上 放 豪 光

Hầu trung cam lộ quyên quyên nhuận,

喉 中 甘 露 涓 涓 潤

Tâm nội đề hồ, trích trích lương.

心 內 醍 醐 滴 滴 涼 [9]

Tạm dịch:

Bên răng bạch ngọc, Xá lợi phun,

Trên lưỡi, sen hồng, phóng hào quang,

Hầu trung, cam lộ lung linh tiết,

Tâm nội đề hồ róc rách tuôn.

Ta có thể bình tiếp chương này như sau:

Luyện phép nuốt ngọc dịch cho tinh, con người sẽ trở nên linh hoạt, không biết mỏi mệt, tỉnh táo không còn buồn ngủ, và tâm thần trở nên định tĩnh, dẫu sấm sét kề bên cũng vẫn thản nhiên ... (các câu 2, 3, 4, 5, 6, 7).


[1] Chữ nghĩa gốc là diệt tận (滅 盡 也). Từ Hải phiên thiết: mật dẫn thiết 密 引 切; mật dần thiết âm dân 密 寅 切音 民; mật nghiễn thiết âm miến 密 硯 切 音 麵 (vậy đọc là mẫn, mân, miến). Thuyết Văn Giải Tự phiên: vũ tận thiết 武 盡 切 (vậy đọc là vận). Khang Hi phiên thêm: nhĩ tận thiết tùng âm mẫn 弭 盡 切 從 音 黽 (vậy đọc là mẫn) và giải: mẫn mẫn 泯 泯 giống như mang mang 茫 茫 (mẫn mẫn do mang mang dã 泯 泯 猶 茫 茫 也) nghĩa là mơ hồ không rõ 模 糊 不 清. Từ Hải giải mẫn mẫn phần phần 棼 棼 (tối tăm lộn lạo). Vụ Thành Tử bảo phải độc tụng 泯 泯 theo bình thanh, nên ở đây có thể phiên âm là mân mân hoặc mang mang để hợp vận với các câu trên.

[2] Đây là hai trong bốn câu thơ của Trương Bình Thúc 張 平 叔 (tức Trương Bá Đoan 張 伯 端, Trương Tử Dương chân nhân 張 紫 陽 真 人). Hai câu trên là: Huyền tẫn chi môn thế hãn tri, Hưu tương khẩu tị vọng thi vi 玄 牝 之 門 世 罕 知 , 休 將 口 鼻 妄 施 為. Xem Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 15b)

[3] Tính Mệnh Khuê Chỉ, chương Ngọc dịch luyện hình đồ 玉 液 煉 形 圖, q. Hanh, tr. 7a, 8b.

[4] Tác giả quyển Huỳnh Đình Kinh Giảng Nghĩa (Xem Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 39, và 40).

[5] Tính Mệnh Khuê Chỉ, quyển Hanh, chương Ngọc dịch luyện hình đồ 玉 液 煉 形 圖, tr. 7a, 8a, 8b.

[6] Vụ Thành Tử chú, Huỳnh Đình Nội Cảnh, ch. 3

Ngọc Thanh Cao Thượng, Cửu Thiên Cửu Linh. Hoá dịch tại huyền, hạ nhập vị thanh. Kim hoà ngọc ánh, tâm khai thần minh. Phục thực nhật tinh, kim hoa sung doanh. 玉 清 高 上, 九 天 九 靈. 化 液 在 玄, 下 入 胃 清 金 和 玉 映, 心 開 神 明. 服 食 日 精, 金 華 充 盈.

[7] Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 39, 40.

[8] Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, Ngọc Dịch luyện hình pháp tắc 玉 液 煉 形 法 則. Thử pháp tiên dụng hành khí chủ tể, chiếu tại Huyền ưng nhất khiếu. Thử khiếu khả thông khí quản, tức Huỳnh Đình kinh sở vị «Huyền ưng khí quản thụ tinh phù» thị dã. Thiểu khoảnh, tắc tân dịch mãn khẩu, như tỉnh thủy nhiên, vi thấu sổ biến, từ từ dĩ ý dẫn dĩ Trùng lâu, tiệm đạt Chiên trung, Cưu vĩ, Trung uyển, Thần khuyết, chí Khí hải nhi chỉ. Tựu tòng Khí hải phân khai lưỡng lộ, chí tả hữu đại thối, tòng tất chí tam lý hạ cước bối cập đại mẫu chỉ, hựu chuyển nhập Dũng tuyền, do cước căn, cước loan tuần đại thối nhi thượng, chí Vĩ lư, hợp tố nhất xứ, quá Thận đường Giáp tích, Song quan, phân tống lưỡng kiên, lưỡng bàng, lưỡng tý chí thủ bối. Do trung chỉ chuyển thủ chưởng, nhất tề tuyền hồi, quá thủ oản, do hung bàng lịch lặc hậu, tòng hung quán đỉnh, phục hạ Minh đường, Thượng ngạc, dĩ thiệt nghinh chi, chí Huyền Ưng nhi chỉ. Thử vi nhất chuyển tất. Sảo đình, hựu chiếu tiền hành công, tắc ung trệ chi xứ tiệm thứ sơ thông, bất duy quán xuyên chư kinh, diệc năng thông đạt chư khiếu. 此 法 先 用 行 氣 主 宰, 照 在 玄 膺 一 竅. 此 竅 可 通 氣 管, 即 黃 庭 經 所 謂 玄 膺 氣 管 受 精 符 是 也. 少 頃, 則 津 液 滿 口, 如 井 水 然, 微 漱 數 遍, 徐 徐 以 意 引 以 重 樓, 漸 達 膻 中, 尻 尾, 中 脘, 神 闕, 至 氣 海 而 止. 就 從 氣 海 分 開 兩 路, 至 左 右 大 腿, 從 膝 至 三 里 下 腳 背 及 大 拇 指, 又 轉 入 涌 泉, 由 腳 根, 腳 彎 循 大 腿 而 上, 至 尾 閭, 合 做 一 處, 過 腎 堂 夾 脊, 雙 關, 分 送 兩 肩, 兩 膀, 兩 臂 至 手 背. 由 中 指 轉 手 掌, 一 齊 旋 回, 過 手 腕, 由 胸 旁 歷 肋 後, 從 胸 灌 頂, 復 下 明 堂, 上 齶, 以 舌 迎 之, 至 玄 膺 而 止. 此 為 一 轉 畢. 稍 停, 又 照 前 行 功, 則 壅 滯 之 處 漸 次 疏 通, 不 惟 貫 穿 諸 經, 亦 能 通 達 諸 竅.

[9] Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh tr. 8a.