»
mục lục
PHẦN II - BÌNH DỊCH
CHƯƠNG 30
BÁCH CỐC
百 穀
A. KINH
VĂN
1. Bách cốc chi thật thổ địa tinh,
百 穀 之 實 土 地 精
2. Ngũ vị ngoại mỹ, tà ma tinh,
五 味 外 美 邪 魔 腥
3. Xú loạn thần minh, thai khí linh,
臭 亂 神 明 胎 氣 零
4. Na tòng phản lão, đắc hoàn anh.
那 從 反 老 得 還 嬰
5. Tam hồn hốt hốt, phách mi khuynh.
三 魂 忽 忽 魄 糜 傾
6. Hà bất thực khí Thái hòa tinh.
何 食 不 氣 太 和 精
7. Cố năng bất tử nhập Huỳnh Ninh.
故 能 不 死 入 黃 寧
B. LƯỢC DỊCH
Bách cốc chẳng qua đất đai tinh,
Ngũ vị ngoài ngon, trong hôi tanh,
Loạn thần, đọa khí, gây điêu linh.
Phản lão hoàn đồng, làm sao sinh?
Tam hồn chơi vơi, phách đảo khuynh.
Sao không dùng khí Thái Hòa tinh?
Để được bất tử, nhập Huỳnh Ninh.
C. CHÚ THÍCH
Câu 1. Bách cốc chi thực thổ địa tinh.
百 穀 之 實 土 地 精
Thực là Bản chất (là xác)
Ngũ cốc, bách cốc là tinh hoa của đất đai.
Câu 2. Ngũ vị ngoại mỹ, tà ma tinh.
五 味 外 美 邪 魔 腥
Tinh là tanh hôi.
Câu 3. Xú loạn thần minh, thai khí linh.
臭 亂 神 明 胎 氣 零
Xú loạn
臭 亂:
là cho bị uế tạp, làm cho bị tán loạn.
Thai khí linh
胎 氣 零:
Nguyên khí bị linh lạc, hao tổn.
Câu 4. Na tòng phản lão đắc hoàn anh.
那 從 反 老 得 還 嬰
Làm sao có thể phản lão hoàn đồng được.
Câu 5. Tam hồn hốt hốt, phách mi khuynh.
三 魂 忽 忽 魄 糜 傾
Tam hồn hốt hốt
三 魂 忽 忽:
tam hồn bị hoảng hốt.
Phách mi khuynh
魄 糜 傾:
phách có thể nát tan, khuynh đảo.
Câu 6. Hà bất thực khí Thái hòa tinh.
何 食 不 氣 太 和 精
Bản Tử Hà: Hà bất thực khí Thái hòa thanh.
何 不 食 氣 太 和 清
Khí Thái Hòa là tiên thiên khí. Tiên thiên khí như tôi đã trình bày nơi
chương 20, được dung chứa trong các xoang não, và trong tủy xương sống.
Câu 7. Cố năng bất tử nhập Huỳnh Ninh.
故 能 不 死 入 黃 寧
Huỳnh Ninh là Huỳnh Đình cung.
D. BÌNH
GIẢNG
Chương này bàn về một vấn đề hết sức mới mẻ.
Đại khái là Con người không phải chuyên sống về ngũ cốc, mà còn sống vì
Nguyên Khí. Ngoại Cảnh khi toát lược lại chương này cũng làm nổi
bật lên hai ý đó:
Ngoại Cảnh nơi chương 18 viết:
Nhân giai thực cốc dữ ngũ vị,
人 皆 食 穀 與
五 味
Độc thực Thái Hòa Âm Dương khí.
獨 食 太 和 陰
陽 氣
Cố năng bất tử Thiên tương ký.
故 能 不 死 天
相 既
Nội Cảnh cho rằng: Ngũ cốc chẳng qua là tinh hoa của đất đai nhưng nó
vẫn là âm chất, là trọng trược, ngũ vị tuy ngon ngọt thật đấy, nhưng
cũng rất tanh hôi (các câu 1, 2, 3).
Cho nên chính nhiều khi vì ăn uống mà sinh ra vô số bệnh tật (câu 4).
Còn như trông vào bách cốc, ngũ vị để phản lão hoàn đồng, chắc là chuyện
không có được (câu 5).
Muốn phản lão hoàn đồng phải biết dưỡng nuôi tâm thần bằng khí Thái Hòa
thanh khiết (câu 6). Khí Thái Hòa này chính là tiên thiên chi khí.
Khí này ở trong xoang não, và trong tủy tuyến giữa xương sống. Nếu chúng
ta nhờ sức hô hấp thông thường mà vận chuyển được Chân khí này, đem được
Chân khí này về Nê Hoàn cung để bồi bổ cho óc não. Rồi giữ được Chân khí
này cho nó định tĩnh ở nơi Khí hải, Nguyên Hải tức cũng là tâm điểm Nê
Hoàn cung, lúc ấy gọi là Đại định, lúc ấy gọi là Thai tức (xem chương 20
ở trên). Khi ấy, sức nuôi dưỡng của Chân khí càng trở nên rõ rệt,
tuy rằng lúc ấy, con người hầu như ngưng mọi hoạt động sinh lý, cơ thể.
Tiên thiên khí là đồ ăn bổ dưỡng nhất, tiên thiên khí chính là trường
sinh dược. Đề tài này rất đáng được y học hiện đại để tâm nghiên cứu.
Năm 1956 báo Lancet số 12 là một tờ báo y học rất đứng đắn đã đăng tải
một cuộc thí nghiệm về sức tiềm sinh của nhà đạo sĩ Ấn độ tên là Babasri
Dzirnari.
Bác sĩ người Anh là Vayson nói đã chứng kiến cuộc chôn sống để thí
nghiệm sức tiềm tàng của vị đạo sĩ trên. Bác sĩ Vayson cho biết, trước
sự hiện diện của 10.000 người, người ta đã cho đạo sĩ Babasri xuống một
huyệt bằng xi măng, dưới đáy, cũng như chung quanh đã cắm đầy đinh nhọn.
Khi đạo sĩ Babasri đã xuống đứng trong huyệt đó, người ta xây nắp xi
măng lấp lên trên. Đạo sĩ ở trong huyệt xi măng đó 56 giờ. Sau đó người
ta lại đổ đầy nước vào huyệt đó, và nhà đạo sĩ lại sống dưới nước như
vậy trong vòng 6 giờ rưỡi. Cuối cùng mở huyệt, đem đạo sĩ ra. Và nhà đạo
sĩ đó đã sống lại trong một bệnh viện ở Bombay.
Báo Lancet còn cho biết: Trước cuộc thí nghiệm đó, nhà đạo sĩ còn nhịn
ăn trong vòng 10 ngày, chỉ uống nước lã không.
Khoa học giải thích rằng đạo sĩ sống được là vì đã biết sống trong một
tình trạng chết ảo, các hoạt động sinh lý đều ngưng, và cơ thể ở trong
một tình trạng hoàn toàn khoan dãn (relâchement musculaire), đông miên
(hibernation).
Ta thấy nhà đạo sĩ sống như vậy là ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn không
có dưỡng khí. Ta kết luận: đạo sĩ sống được là nhờ Tiên thiên chi khí mà
ngày nay người ta còn gọi là Tuyệt đối năng, là vũ trụ năng, là sinh
mệnh năng (Prâna), hay là Hỏa hầu Kundalini, v.v...
Tiếc vì kỹ thuật khai thông Nhâm Đốc rất là tế vi, rất là nguy hiểm;
tiếc vì muốn tu luyện phương pháp này cần phải có chân sư, cần phải nắm
vững sinh lý, y lý, cần phải kiên trì, cho nên rất ít người dám luyện
phép này. Và người nào có luyện được cũng ít đem truyền vì sợ làm tổn
thương đến hệ thống thần kinh tích tủy của người tu đạo.
Tôi đã bàn về cách hô hấp tiên thiên khí qua tủy xương sống nêu ở chương
20 nơi đây, chỉ nhắc sơ lại rằng:
Tuy tiên thiên khí đã có sẵn trong tủy sống mỗi người, nhưng nếu không
được kích thích, sẽ không có được thần lực. Kích thích tiên thiên khí,
tức là vận chuyển tiên thiên khí qua tủy sống lên Nê Hoàn Cung.
Đó là một công phu cần yếu. Người xưa đã có câu:
Giáp tích song quan thấu đỉnh môn,
夾 脊 雙 關 透
頂 門
Tu hành kính lộ thử vi tôn.
修 行 徑 路 此 為 尊
Tích tụ được khí Tiên thiên đó lên đầu, mới sinh ra được những tác dụng
thần kỳ. Người xưa gọi thế là hoàn tinh bổ não, tam hoa qui đỉnh, ngũ
khí triều nguyên, v.v. Lúc ấy mới gọi được là đan thành.
Vì thế mới nói được: «Khí qui Nguyên hải thọ vô cùng.»
氣 歸 元 海 壽 無 窮.
Khi đã hiểu được sức nuôi dưỡng thần kỳ của tiên thiên khí, một khi nó
được khích thích đúng cách, vận chuyển đúng cách, tích tụ đúng nơi, ta
mới thấy những nhận định của người xưa về “Khí”(tiên thiên khí) chẳng
sai ngoa.
Thi Kiên Ngô
施 肩 吾
nói: «Khí thị thiêm niên dược.»
氣 是 添 年 藥
(Tiên thiên khí là thuốc tăng thọ).
«Đan thành, khí mãn, tự nhiên tuyệt lạp.»
丹 成 氣 滿 自 然 絕 粒
(Đan thành, khí mãn, tự nhiên không cần ăn.)
«Tân năng khắc khát, khí khắc lương.»
津 能 克 渴 氣 克 糧
(Nước bọt đỡ khát, tiên thiên khí no lòng.)
«Hỗn nguyên nhất khí thiên niên dược.»
混 元 一 氣 千 年 藥.
«Thực cốc giả, trí tuệ nhi yểu, thực khí giả, thần minh nhi thọ.»
食 穀 者 智 慧 而 夭,
食 氣 者 神 明 而 壽
(Ăn đồ ngũ cốc, trí tuệ nhưng chết non, ăn thiên thiên khí, thần minh
lại sống lâu.)
«Thân tàng tiên đan dược tối linh, hà lao kỳ phương thân ngoại tầm?»
身 藏 仙 丹 藥 最 靈,
何 勞 奇 方 身 外 尋.
«Tiệm tuyệt tục thực, chuyên tâm thực khí, bảo dưỡng Thái Hoà, khả dĩ
trường sinh.»
漸 絕 俗 食,
專 心 食 氣, 保 養 太 和,
可 以 長 生.
Thái Hòa Nguyên khí, nhân tự hữu,
太 和 元 氣 人
自 有
Chỉ thị ngu phu bất thức chân.
只 是 愚 夫 不
識 真
Vạn kiếp thiên sinh tằng nhất hội,
萬 劫 千 生 曾
一 會
Kim sinh bất độ đãi hà sinh…
今 生 不 度 待
何 生
Thái Hòa nguyên khí ai cũng có,
Lẽ ấy ngu phu há biết sao ?
Nghìn đời vạn kiếp, nay mới
gặp,
Đời này chẳng độ, đợi khi nào ?
Như vậy ta có 3 nguồn dinh dưỡng:
(1) Ngũ cốc lấy từ đất đai.
(2)
Khí trời mà ta có thể hấp thụ bằng cách hô hấp, qua hai lá phổi, hoặc
qua làn da của toàn thân. Chính vì thế mà ta thấy đạo Lão, Thiền tông,
hay Yoga đều chú trọng đến hô hấp. Nhiều môn phái, như phái Hồng Môn Đại
Đạo, chủ trương ngày tắm nước lạnh ba lần, để giúp da hấp thụ dưỡng khí,
và như vậy có thể tịch cốc.
(3)
Tiên thiên khí mà ta có thể vận chuyện điều động, tích tụ trong tủy
sống, trong xoang não. Tiên thiên khí này thực sự mới có những huyền
năng linh diệu.
Cho tới nay, rất ít người biết công năng của Tiên thiên khí, cũng như
cách vận chuyển tiên thiên khí, nên thường chỉ bàn đến công năng của khí
hô hấp thông thường.
Ngay đến Viên Đốn Tử là một đạo sĩ Trung Hoa gần đây cũng không biết
công năng của Tiên thiên khí, mà chỉ nghĩ rằng con người muốn sống lâu
cần ăn uống cho phải phép, hô hấp khí trời qua mũi mồm, và qua làn da mà
thôi.
Y học ngày nay lại càng chưa biết công năng của nguyên khí này, nên khi
cắt nghĩa những hiện tượng tiềm sinh của các nhà Yoga, thường cho rằng
các vị có thể tuyệt cốc trong một thời gian lâu là vì biết làm thư giãn
bắp thịt (relâchement musculaire), làm giảm thiểu các hoạt động sinh lý
như loài vật đông miên (hibernation).
Trong bài bình giảng chương này, tôi đã cố gắng làm nổi bật hai vấn đề
quan yếu trong công trình tu đạo của Lão giáo:
(1) Thận trọng trong vấn đề ăn uống thông thường.
(2)
Phải biết hấp thụ tiên thiên khí mới được trường sinh.
Sau đây tôi cũng bàn qua về quan niệm Tuyệt cốc của ít nhiều đạo gia.
Nhiều đạo sĩ tưởng rằng muốn thành tiên, phải tuyệt cốc. Nhưng quan điểm
này cũng có nhiều đạo gia chống đối lại.
Sách Bàng môn tiểu thuật lục do Viên Đốn Tử bình chú có câu:
Si nhân vọng tưởng tố thần tiên,
癡 人 妄 想 做
神 仙
Nhẫn khát bất ẩm, cơ bất xan.
忍 渴 不 飲 饑
不 餐
Dịch:
Người ngu mới tưởng muốn thành tiên,
Khát không được uống, đói nhịn thèm.
Và nếu ta dở các sách tu dưỡng của đạo Lão ta thấy có rất nhiều bài
thuốc Tuyệt cốc. Trong quyển Thông Thiên Bí Thư, quyển hai từ tr.
4 đến tr. 7, có đến hơn mười bài thuốc tịch cốc với những tên rất kêu
như:
– Tịch cốc tiên đan
辟 穀 仙 丹.
Lý Vệ Công, hành quân tịch cốc phương
李 衛 公 行 軍 辟 穀 方.
– Tịch cốc phương
辟 穀 方.
– Cứu hoang đan
救 荒 丹.
– Tế sinh đan
濟 生 丹.
– Hành lộ bất cơ đan
行 路 不 饑 丹.
– Hoàng sơn cốc cứu cơ đan
黃 山 谷 救 饑 丹.
– Tả Từ hoang niên pháp
左 慈 荒 年 法.
– Phòng cơ cứu sinh tứ quả đan
防 饑 救 生 四 果 丹,
v.v.
Cuối quyển Thọ Thế thanh biên có các bài thuốc sau:
– Tịch cốc tiên đan
辟 穀 仙 丹
– Hứa chân quân phổ tế đan
許 真 君 普 濟 丹
– Chư Cát can lương
諸 葛 乾 糧
– Vương Tử Kiều biến bạch
王 子 喬 變 白
– Tăng niên phương
增 年 方
– Trường sinh tịch cốc đan
長 生 辟 穀 丹
– Tịch cốc phương
辟 穀 方
– Cứu hoang tịch cốc kỳ phương
救 荒 辟 穀 奇 方,
v.v…
Sở dĩ có khuynh hướng này chính là vì:
1. Những đạo sĩ Trung Hoa xưa thường rất nghèo, bữa đói, bữa no, nên
phải tìm ra những phương thức sống cho qua ngày.
2. Ta thấy các phương thuốc tịch cốc thường gắn liền với hai chữ “hoang
niên”là những năm đói kém.
3. Các đạo sĩ nhiều người ẩn cư trong hang động, nên không đủ ngũ cốc,
nhiều khi không muốn nấu nướng, để dành thời giờ tu luyện, nên đã nghĩ
ra cách tịch cốc.
Dưới đây xin nhường lời cho Lâm Nhất Dân
林 一 民:
«Tịch cốc không phải là tuyệt thực. Mà chỉ là không ăn đồ ngũ cốc. Tiến
thêm một bước nữa là không ăn đồ nấu nướng. Người tu sĩ vào núi, phải
chú ý chọn lấy được một khu vực, một hoàn cảnh thích hợp, mà người ta
thường gọi là Động Thiên, Phúc Địa, danh sơn, thắng cảnh. Đồng thời cũng
phải xem xét xem nơi đó có sẵn những thứ sinh thực vật, nuôi sống con
người không, ví như: Nhân sâm, Truật, phục linh, hoàng tinh, hà thủ ô,
hoài sơn, kê đầu thực (khiếm thực?) … mới đầu ăn chín, sau tập ăn sống
dần. Tịch cốc lương phương
辟 穀 糧 方,
tôi đã dùng qua, và giới thiệu với nhiều người, đều thấy kết quả:
Kết phục linh
結 茯 苓
4 lạng.
Hoài sơn dược
懷 山 藥
4 lạng.
Kê đầu thực
雞 頭 實
4 lạng.
Nhu mễ
糯 米
(gạo nếp) 1 cân.
Canh mễ
粳 米
(gạo tẻ) nửa cân.
«Mới đầu đem Hoài sơn, phục linh, kê đầu thực phơi cho thật khô. Lúc chế
thuốc, đem rang gạo nhu mễ (gạo nếp), và canh mễ (gạo tẻ) vo sạch, phơi
khô, rồi cho vào nồi, đun nhỏ lửa cho tới khi hơi vàng, sẽ cho ba thứ
phục linh, hoài sơn, kê đầu thực nói trên vào, cùng sao cho thật vàng,
rồi đem ra tán mạt, càng nhỏ càng tốt, cho vào chai đút nút kín để dành.
Khi đem dùng, lấy nước thật sôi đổ vào quấy thành như hồ. Có thể ăn thay
điểm tâm, vừa rẻ tiền, vừa bổ dưỡng, ai dùng cũng được, bất kỳ là nam
phụ lão ấu.»
Thiết tưởng bình giải chương này như vậy đã đầy đủ.
[1]
Phỏng đạo ngũ lục, tr. 323.
[2]
Hư Tĩnh Chân Quân 虛 靜 真 君. Tiên học diệu tuyển, tr. 144. Xem thêm
tr. 131.
[3]
Tiên học diệu tuyển, tr. 410.
[4]
Ngộ chân thiên, trích dẫn trong Tiên học diệu tuyển, tr.
148.
[5]
Lữ Tổ toàn thư, trích dẫn trong Tiên học diệu tuyển, tr.
230.
[6]
Chung Ly Quyền, trích trong Tiên học diệu tuyển, tr. 150.
[7]
Hoàng đế Nội kinh, trích trong Tiên học diệu tuyển, tr. 37.
[8]
Viên Đốn tử, Phỏng đạo ngữ lục, tr. 290.
[9]
Viên Đốn tử, Phỏng đạo ngữ lục, tr. 298.
[10]
Tung Ẩn Tử, Huỳnh Đình Ngoại cảnh chú, quyển Hạ, tr. 6a.
[11]
Xem Phỏng đạo ngữ lục, tr. 300. Tiên học diệu tuyển, tr.
36.
[12]
Phỏng đạo ngữ lục, tr. 255. |