HẠ KINH
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
»
Dịch Kinh Đại Toàn | Quẻ
31
32
33 34
35 36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
32.
雷 風 恆
LÔI PHONG HẰNG
Hằng Tự Quái |
恆
序 卦
|
Phu phụ chi đạo. |
夫
婦
之
道 |
Bất khả dĩ bất cửu dã |
不
可
以
不
久
也 |
Cố thụ chi dĩ Hằng. |
故
受
之
以
恆 |
Hằng giả cửu dã. |
恆 者 久 也 |
Hằng Tự Quái
Vơ chồng là chuyện trường kỳ,
Quẻ Hằng mới lấy mà ghi lẽ hằng.
I. Thoán.
Thoán Từ:
恆:亨,無 咎,利 貞,利 有 攸 往 .
Hằng. Hanh. Vô cữu. Lợi
trinh. Lợi hữu du vãng.
Dịch.
Hằng là hằng cửu, cửu trường,
Biết hằng, biết biến, thời thường hanh
thông.
Hanh thông, mới khỏi lỗi lầm,
Hằng nơi chính đạo, mới mong lời nhiều.
Hằng có nhiều nghĩa:
1. Hằng là lâu dài, hằng cửu.
2. Hằng là bất dịch, bất biến.
3. Hằng là bất dĩ, không ngừng nghỉ.
Tự Quái cho rằng: Hằng tượng trưng cho đạo
vợ chồng, vì đạo vợ chồng là chuyện lâu dài, bền bĩ, ăn đời ở kiếp cùng
nhau, chứ không phải chuyện ăn xổi ở thì.
Khi còn là nhân tình, như nơi quẻ Hàm, thì
nam phải nhường cho nữ, nhưng khi đã thành vợ thành chồng, như trong quẻ
Hằng, thì chồng phải được trọng hơn vợ; gia đình có tôn ti như vậy, mới
đi đến hằng cửu được.
Có trường cửu, mới có hanh thông; trường
cửu mà hanh thông mới không đáng trách; trường cửu, bền vững theo chính
lý, chính nghĩa mới hay, mới lợi. Nhưng hằng cửu không phải là cố chấp,
bất biến, đã biến hằng, phải biết biến nữa mới vẹn hảo. Vì thế Thoán Từ
mới nói: Hằng. Hanh. Vô cữu. Lợi trinh. Lợi hữu du vãng.
Thoán Truyện.
彖 曰:恆,久 也 . 剛 上 而 柔 下,雷 風 相 與,巽 而 動,剛 柔 皆
應,恆 . 恆 亨 無 咎,利 貞 . 久 於 其 道 也,天 地 之 道,恆 久 而 不 已 也 . 利 有 攸 往,終 則 有
始 也 . 日 月 得 天,而 能 久 照,四 時 變 化,而 能 久 成,聖 人 久 於 其 道,而 天 下 化 成 . 觀 其 所 恆,而
天 地 萬 物 之 情 可 見 矣 .
Thoán viết. Hằng. Cửu dã. Cương thượng
nhi nhu hạ. Lôi phong tương dự. Tốn nhi động. Cương nhu giai ứng. Hằng.
Hằng hanh vô cữu. Lợi trinh. Cửu ư kỳ đạo dã. Thiên địa chi đạo. Hằng
cửu nhi bất dĩ dã. Lợi hữu du vãng. Chung tắc hữu thuỷ dã. Nhật nguyệt
đắc thiên. Nhi năng cửu chiếu. Tứ thời biến hoá. Nhi năng cửu thành.
Thánh nhân cửu ư kỳ đạo. Nhi thiên hạ hoá thành. Quan kỳ sở hằng. Nhi
thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.
Dịch.
Hằng là hằng cửu, cửu trường,
Cứng trên, mềm dưới, lẽ thường tôn ti.
Sấm cùng với gió tương kỳ,
Động mà uyển chuyển, nên chi cửu
trường.
Lại còn tương ứng nhu cương,
Không loi, không lẻ, có đường dài lâu.
Hằng mà hay, lợi trước sau,
Là cùng đạo nghĩa, gót đầu chẳng sai.
Sáng soi Nhật Nguyệt lâu dài,
Là vì luôn cứ đường trời ruổi rong.
Tứ thời biến hóa vô cùng,
Cho nên mới được thung dung cửu trường.
Thánh nhân đạo nghĩa thời thường,
Khiến cho thiên hạ có phương hóa thành.
Có Hằng, mới rõ sự tình,
Đất trời, vạn vật, phân minh tỏ tường.
Thoán Truyện
định nghĩa Hằng là hằng cửu. Thoán viết:
Hằng. Cửu dã. Sở dĩ gọi quẻ này là Hằng vì 4 lý do:
1. Vì quẻ hằng có cương ở trên là Lôi;
nhu ở dưới là Phong. Thế là Dương tôn Âm ti, theo đúng lẽ
thường.
2. Vì quẻ Hằng có sấm (= Chấn), có
gió (= Tốn). Mà sấm, gió thường đi đôi với nhau, tăng cường lẫn
nhau.
3. Vì Hằng trên là Chấn, là động; dưới là
Tốn, là tốn thuận; Dương thì hoạt động mạnh mẽ, Âm thì nhu hòa, tốn
thuận theo Dương, đó là lẽ thường của trời đất.
4. Vì Hằng có Chấn là cương, Tốn là nhu,
hai đằng ứng hợp nhau. Đó là lẽ Âm Dương giao cảm, hiệp hòa trong trời
đất. Trời đất có tôn ti trật tự, nhờ có sự xướng tùy, hòa hợp, tương
ứng, tương dự, mới thực hiện được sự trường cửu. Vì thế, Thoán Truyện
mới nói: Cương thượng nhi nhu
hạ. Lôi phong tương dự. Tốn nhi động. Cương nhu giai ứng. Hằng.
Phàm chuyện đời bao giờ cũng cần phải có
sự lâu dài bền bĩ, nhưng lâu dài bền bĩ cho hợp đạo, hợp nghĩa, thì mới
nên công trình, mới đem lại sự hanh thông. Làm sai đạo lý, đi ngược định
luật trời đất, thời dẫu bền gan đến mấy cũng công toi. Vì thế Thoán
Truyện mới viết thêm:
Hằng hanh vô cữu. Lợi trinh. Cửu ư kỳ
đạo dã.
Đạo trời đất thời vừa hằng cửu, vừa biến
hóa không cùng. Có hằng mới có biến; có biến hóa, vãng lai tuần hoàn,
nên hễ có chung thời lại có thủy, và cứ vậy cho nên mới vô cùng tận. Vì
thế Thoán Truyện bàn tiếp:
Thiên địa chi đạo. Hằng cửu nhi bất dĩ
dã. Lợi hữu du vãng. Chung tắc hữu thuỷ dã.
Mặt trời, mặt trăng nhờ định luật của trời
đất, vãng lai, doanh súc, có tuần tiết nên mới sáng soi mãi mãi. Bốn mùa
nhờ có biến hóa nên mới tác thành cho muôn vật mãi mãi. Thánh nhân nhờ
biết kiên trì, chung thân giảng dạy đạo trời, nên mới hóa thành được
thiên hạ. Muốn hiểu ý tình của trời đất vạn vật, chúng ta cần phải có
cái nhìn toàn bích, và bao quát. Vì thế Thoán Truyện mới viết thêm:
Nhật nguyệt đắc thiên. Nhi năng cửu
chiếu. Tứ thời biến hoá. Nhi năng cửu thành. Thánh nhân cửu ư kỳ đạo.
Nhi thiên hạ hoá thành. Quan kỳ sở hằng. Nhi thiên địa vạn vật chi tình
khả kiến hĩ.
Tóm lại, quẻ Hằng bao quát, chẳng những lẽ
hằng lại còn cả lẽ Biến trong trời đất. Biết hằng mà không biết biến
hóa, là chấp nhất bất thông. Biết biến mà không biết hằng là luân hồi vô
định. Có biết hằng để mà biến, biến để mà hằng, thì mới tóm thâu
được lẽ trời đất.
II. Đại Tượng Truyện
象 曰:雷 風 . 恆 . 君 子 以 立 不 易 方 .
Tượng viết.
Lôi phong. Hằng. Quân tử dĩ
lập bất dịch phương.
Dịch.
Tượng rằng:
Sấm gió là tượng quẻ Hằng,
Tìm nơi hằng cửu, an thân mới là.
Tượng Truyện, vì nhìn thấy lẽ hằng
cửu trong trời đất, nên mới khuyên người quân tử băng qua mọi biến thiên
để tìm về trung tâm điểm bất dịch. Tìm được tâm điểm bất dịch, tức là
tìm được Thái Cực theo từ ngữ Nho giáo; tìm được Chân Tâm
theo từ ngữ Phật giáo; tìm được Đạo theo từ ngữ Lão giáo; tìm
được Bản Thể Tuyệt Đối theo từ ngữ triết học; chỉ ư chí thiện
theo từ ngữ Đại Học.
III. Hào từ & Tiểu
Tượng Truyện
Các Hào bàn về cả hai phương diện biến,
hằng. Đại khái rằng người quân tử, tuy suốt đời, phải noi theo lý
tưởng, noi theo đạo lý, nhưng không phải vì thế mà trở nên người cố
chấp, thiển cận; ngược lại, người quân tử phải tỏ ra hết sức quyền biến,
thích nghi, để lúc nào cũng hợp thời hợp cảnh, mà vẫn không phản bội lý
tưởng, đường lối và chí hướng của mình. Quẻ Hằng không dựa vào sự
tương ứng của sáu hào để suy nghĩa, mà lại dựa vào hai quẻ trên, dưới,
để nhận định:
Hào Sơ ở cuối quẻ dưới, Hào Tứ ở cuối quẻ
trên, nên đầu chưa đạt được lẽ Hằng chân chính, hãy còn lệ thuộc vào
thường lệ (tức là lệ thuộc vào định luật của xã hội, của Đạo giáo),
mà chưa biết biến lệ (tức là khi gặp hoàn cảnh nguy cấp, cần cấp,
thì phải biết biến). Ví dụ: người theo đạo Jehovah's Witness, không được
truyền máu tươi vào người, vì thế nên rủi bị thương tích cần được tiếp
máu, thì đành chịu chết, chứ không được cho truyền máu ở ngoài vào. Đáng
lẽ phải biết quyền biến, phải vì hoàn cảnh nguy đó mà thay đổi lề luật
của đạo, mà cho truyền máu để cứu mạng thì đúng hơn, do đó ta nói: Sơ
thì dở, mà Tứ thì cũng chẳng hay.
Hào Tam đầu quẻ dưới, Hào Thượng đầu quẻ
trên, thời lại quá mức; chỉ thích nhẽ biến mà không biết nhẽ thường
(ví dụ: có những người chỉ thích sống phóng túng theo văn minnh vật
chất, mà không chịu gò mình vào lễ giáo), vì vậy mà Tam thời hay thay
đổi (bất Hằng), Lục thì lao xao, lác xác (chấn Hằng = thay
đổi).
Duy có Hào Nhị, Hào Ngũ là biết xử cho
phải, xử theo đúng lẽ Hằng chân chính; Hào Nhị thời biết Năng cửu
trung, gặp nghịch cảnh vẫn theo đúng đạo lý. Hào Ngũ thì biết lẽ
hằng cửu, lại biết quyền biến, cho nên dầu gặp hoàn cảnh không thuận
tiện, cũng biết xử sự cho phải.
Học 6 Hào quẻ Hằng mà nhớ được 2 chữ:
Có khi biến có khi thường, hoặc chấp kinh cũng
phải tòng quyền, là hiểu được thêm ý Dịch Kinh phơi bày
trong quẻ này.
1. Hào Sơ Lục.
初 六 . 浚 恆 .
貞 凶 . 無 攸 利 .
象 曰 . 浚 恆 之
凶 . 始 求 深 也 .
Sơ lục. Tuấn hằng. Trinh hung. Vô du lợi.
Tượng viết.
Tuấn hằng chi hung. Thuỷ cầu
thâm dã.
Dịch.
Thoạt đầu mà tưởng sâu xa,
Cứ theo cách ấy, ắt là hung tai.
Tượng rằng: Bước đầu đại khái sơ
sài,
Mà mong sâu sắc, rạch ròi làm sao?
Hào Sơ
cho rằng vừa chân ướt chân ráo, bước vào 1
phạm vi nào, 1 vấn đề gì, mà đã đòi hiểu xa, biết rộng, đó là 1 chuyện
phi lý, rất có hại, chẳng thể nên công. Vì thế Hào từ mới nói: Tuấn
hằng. Trinh hung. Vô du lợi.
2. Hào Cửu nhị.
九 二 . 悔 亡 .
象 曰 . 九 二 悔 亡 . 能 久 中 也 .
Cửu nhị. Hối vong.
Tượng viết.
Cửu nhị hối vong. Năng cửu
trung dã.
Dịch
Tuy không thuận cảnh, thuận ngôi,
Ăn năn hối lỗi âu thời cũng xong.
Tượng rằng: Chẳng phải ăn năn,
Vì rằng xử sự luôn nhằm đạo trung.
Hào Hai là Dương Hào cư Âm vị,
thế là nhờ sống trong nghịch cảnh, nhờ theo đúng lẽ phải, theo đúng định
luật của trời đất, nên hóa giải được mọi sự dở dang, chếch mác. Hào từ
chỉ nói hai chữ hối vong, nhưng ta phải đem Hào tài Hào vị mà
giải thích thêm, tuy Dương Hào cư Âm vị là bất chính, nhưng nhờ
đắc trung, nên mới hối vong. Tượng Truyện giải rằng: Sở dĩ
thoát được mọi điều phàn nàn chính là vì đã biết bền vững theo Trung
đạo, theo đạo lý, tức Năng cửu trung.
3. Hào Cửu tam.
九 三 . 不 恆 其
德 . 或 承 之 羞 . 貞 吝 .
象 曰 . 不 恆 其
德 . 無 所 容 也 .
Cửu tam. Bất hằng kỳ đức. Hoặc thừa chi
tu. Trinh lận.
Tượng viết.
Bất hằng kỳ đức. Vô sở dung
dã.
Dịch.
Người mà tính nết hay thay,
Rồi ra tủi hổ có ngày phải mang.
Dở rồi, còn cứ làm gan,
Ở trong dở mãi, phàn nàn rồi đây.
Tượng rằng: Tính nết hay thay,
Ai mà chịu nổi ngữ này được đâu?
Hào Ba là Hào thượng của quẻ Tốn,
mà Tốn có nết là không quả quyết, không có định kiến. Vì thế mà Hào ba
tượng trưng cho những người không quả quyết, hay thay đổi, nay thế này,
mai thế khác. Những người nhẹ dạ như vậy chỉ mua chuốc lấy xấu hổ cho
mình. Đó là những người Bất hằng kỳ đức hay thừa chi tu.
Những người thế ấy sẽ không có chỗ dung thân; Tượng viết: Bất hằng kỳ đức
vô sở dung
dã. Thực vậy, đã mau thay, chóng chán, thì làm sao giỏi về nghề
nghiệp, làm sao mà chung thủy được với ai.
4. Hào Cửu tứ.
九 四 . 田 無 禽 .
象 曰 . 久 非 其 位 . 安 得 禽 也 .
Cửu tứ. Điền vô cầm.
Tượng viết.
Cửu phi kỳ vị. An đắc cầm dã.
Dịch.
Đi săn mà chẳng gặp chim,
Tượng rằng: Chẳng đúng vị ngôi,
Thì sao mà bắt được mồi, được chim.
Hào Cửu tứ là Dương cư Âm vị,
vừa bất trung, lại vừa bất chính, nghĩa là vừa sống trong nghịch cảnh,
lại vừa không khéo xử, thì làm sao mà làm nên công trạng gì được; cũng
như người đi săn, nhè ngay nơi không có mồi, có chim mà săn, thì dẫu vất
vả tối ngày cũng không có gì trong bị. Cửu Tứ viết: Điền vô cầm. Tượng viết:
Cửu phi kỳ vị. An đắc cầm dã.
5. Hào Lục ngũ.
六 五 . 恆 其 德 . 貞 .
婦 人 吉 . 夫 子 凶 .
象 曰 . 婦 人 貞 吉 . 從
一 而 終 也 . 夫 子 制 義 . 從 婦 凶 也 .
Lục ngũ. Hằng kỳ đức. Trinh. Phụ nhân cát.
Phu tử hung.
Tượng viết.
Phụ nhân trinh cát. Tòng nhất
nhi chung dã. Phu tử chế nghĩa.
Tòng phụ hung dã.
Dịch.
Luôn luôn ăn ở thuận tòng,
Đàn bà thì tốt, đàn ông thì tồi.
Tượng rằng: Đàn bà thuận tòng
thời hay,
Một đời chuyên nhất, xưa nay đã đành.
Đàn ông quyền biến cho tinh.
Cứ như phụ nữ, tốt lành chi đâu.
Hào Năm chủ trương rằng: Chấp
nhất hoặc chấp trung vô quyền biến là dở, chứ
chẳng phải là hay. Ví như đàn bà có thể chấp nhất, theo đúng truyền
thống được, chứ đàn ông thời phải biết tùy cơ ứng biến mới hay, mới
phải. Vì thế Hào Lục ngũ nói: Hằng kỳ đức. Trinh. Phụ nhân cát.
Phu tử hung. Mạnh Tử chê những người cố chấp; Bá Di là người tiết
tháo, trung trực ngay thẳng, đến nỗi không chịu đứng chung 1 triều đình
với kẻ ác, chuyện vãn với kẻ ác. Nói chuyện với hương lân mà thấy họ đội
nón chẳng ngay, liền vội vã bỏ đi ngay. Người như thế, Mạnh Tử cho là cố
chấp hẹp hòi. (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu, thượng - 9.)
6. Hào Thượng lục.
上 六 . 振 恆 . 凶 .
象 曰 . 振 恆 在 上 . 大 無 功 也 .
Thượng lục. Chấn
Hằng. Hung.
Tượng viết.
Chấn hằng tại thượng. Đại vô
công dã.
Dịch.
Luôn luôn xớn xác, lau chau,
Thế thời có tốt chi đâu mà hòng.
Tượng rằng: Người trên xớn xác,
lau chau,
Luôn luôn như vậy, có đâu công thành.
Hào Thượng Lục cho rằng những người
hấp tấp, bồng bột, những người lao xao, lắc xắc, không làm nên công
chuyện gì, vì một khi đã không bình tĩnh, không tự chủ, thì không làm
được việc lớn, đó là trường hợp Vương An Thạch muốn thay đổi hết thể
chế, luật lệ đời nhà Tống.
ÁP DỤNG QUẺ
HẰNG VÀO THỜI ĐẠI
Trước hết Tự Quái bàn về đạo vợ
chồng, mà đạo vợ chồng là phu xướng phụ tùy, là thông cảm lẫn nhau, là
ăn đời ở kiếp với nhau. Còn Thoán, Tượng và Hào dạy
ta đi từ Biến Thiên (Vạn Hữu) đến Bất
Biến, Hằng Cửu.
Biến thiên là luôn thay đổi,
bất kỳ về phương diện gì, đạo Phật gọi Biến Thiên là Vô Thường, là
Luân Hồi. Bất biến hay hằng Cửu là ổn định, là không thay đổi.
Đạo Phật gọi Hằng Cửu là Niết Bàn. Đạo Lão gọi Hằng Cửu là Đạo. Đạo
Nho gọi Hằng Cửu là Thái Cực (Trời).
*Về phương diện vật chất, nhờ dinh
dưỡng nên cơ thể chúng ta thay đổi hằng ngày, nhưng tới 1 tuổi nào đó nó
sẽ thay đổi ít thôi, nhưng nó không đưa ta tới Hằng Cửu.
*Về phương diện tinh thần, nếu đi
về phía đạo đức thì gọi là Đại nhân, nếu đi về phía vật dục thì
gọi là Tiểu nhân, nếu đi về phía tinh hoa cao đại, thì gọi
là Thánh nhân. Đó là đường đi về nơi Chí thiện,
nơi Hằng Cửu.
Khi ta còn ít tuổi ta nên theo một
đạo giáo, để cho ta có một ý niệm căn bản về đạo đức, để cho ta biết thế
nào là làm lành tránh dữ, nhưng đến khi đã lớn tuổi, đã đủ sức
phân biệt điều phải, quấy, thì ta phải biết mở rộng tầm nhìn,
lối nghĩ, phải tìm hiểu về các đạo khác, tìm hiểu những cái hay,
cái dở của họ hay của mình, để óc ta không bị những điều cố
chấp, hẹp hòi của đạo giáo, nó đè nén ta trong 1 cái lồng của tư tưởng
chật hẹp.
Nếu ta theo một đạo giáo nào, thì
dù ngoan đạo tột bực chăng nữa, ta cũng không thể đi tới chỗ Chí thiện
được, vì ta phải tuân theo những giáo điều của họ, nên sự suy tư của ta
bị gò bó vào một chỗ, do đó tinh thần ta không thể phát triển tới chỗ
cao đại được. Nếu muốn tới chỗ tinh hoa mà các Nho gia xưa kia nói là:
Chỉ ư chí thiện, thì ta phải tự cởi bỏ những xiềng xích mà đạo
giáo đã trói buộc ta, rồi phải dày công suy tư đọc sách thánh hiền, nhờ
cao nhân chỉ điểm, thì ta mới thu hoạch được kết quả, còn mong nhờ những
phương pháp bàng môn, tả đạo để thu hoạch kết quả, thì quả thực là công
việc mò trăng đáy biển, vô ích vậy.
Khi đọc được một cuốn sách hay, hay gặp
được cao nhân giỏi chỉ điểm cho ta, thì ta hãy lắng tâm để ghi nhận
những điều hay ý đẹp đó, nhưng ta đừng trụ vào nó, mà phải luôn luôn thu
nhận những cái mới mẻ khác. Vì những điều mà ngày hôm nay ta tưởng là
hay nhất, thì biết đâu ngày mai sẽ có những điều mới mẻ hơn đến với ta,
nhất là sự tiến hóa về mọi phương diện của nhân loại đang trên đà phát
triển. Do đó Đức Phật khi xưa đã nói trong kinh Kim Cương: Ưng vô sở
trụ nhi sinh kỳ tâm, để nhắc nhở ta vậy.
*Về phương diện nghề nghiệp, nếu ta
cố gắng học hỏi, dày công suy tư, nghiên cứu, để giúp ích cho nhân loại,
thì ta cũng có thể đưa nó, hay nó đưa tên tuổi ta tới ngàn đời sau, tức
Hằng Cửu vậy.
Ngày nay chúng ta sống trong tiện nghi:
đèn điện, bếp ga, điện thoại, tủ lạnh, quạt máy, v.v... máy bay đưa ta
vượt trùng dương, ô tô giúp ta vận chuyển hàng ngày, còn biết bao lợi
ích mang tới cho nhân loại, mà trang giấy nhỏ này không sao kể xiết
được. Tóm lại, những sự phát minh đó đã mang lợi ích nhiều cho nhân
loại, và đã mang tên tuổi của các nhà bác học đó tới Hằng Cửu vậy.
Các nhà ái quốc, các vị quan thanh liêm,
các vị trung thần, những người đã dùng nghề nghiệp của mình để bảo vệ
dân, mưu lợi ích cho dân, khi chết đi được dân thờ phượng, thì các vị đó
đã lên được tới Hằng Cửu vậy.
Tóm lại, Hằng Cửu hay Niết Bàn
muốn đạt được không phải quá khó khăn, vì nó không phải là nơi chốn,
mà nó chỉ là một trạng thái thuộc về tâm linh, miễn sao ta luôn cố gắng
tiến tới về mọi phương diện, để có thể tự hào là ngẩng mặt lên không
thẹn với Trời, cúi mặt xuống không hổ với Đất, thì Niết Bàn sẽ mở để
chờ ta.
»
Dịch Kinh Đại Toàn | Quẻ
31
32
33 34
35 36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
|