HẠ KINH
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
»
Dịch Kinh Đại Toàn | Quẻ
31 32
33 34
35
36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
36.
地 火
明 夷
ĐỊA HỎA
MINH DI
Minh Di Tự Quái |
明 夷 序 卦 |
Tấn giả tiến dã. |
晉 者 進 也. |
Tiến tất hữu sở thương. |
進 必 有 所 傷. |
Cố thụ chi dĩ Minh Di. |
故 受 之 以 明 夷. |
Di giả thương dã. |
夷 者 傷 也. |
Minh Di Tự Quái
Cho
nên, quẻ Tấn vẽ đường tiến lên.
Tiến
trình âu lắm oan khiên.
Minh
Di vì vậy, nói lên sự tình.
Quẻ Minh Di,
trái ngược với quẻ Tấn. Tấn là mặt trời mọc lên cao mãi, khỏi mặt
đất. Minh Di là mặt trời chìm dần xuống lòng đất.
Tấn là một thời
kỳ minh thịnh, trên thì có minh quân, dưới thì có hiền thần, cùng nhau
tiến bước.
Minh Di, là một
thời kỳ hôn ám, trên là hôn quân, dưới là quân thần thọ thương, thọ
khổ.
Gọi là Minh Di,
có nghĩa là ánh sáng bị thương tổn, quân tử bị thương tổn, tai nạn.
I. Thoán.
Thoán từ.
明 夷. 利 艱 貞.
Minh Di. Lợi gian trinh.
Dịch.
Minh Di mà biết nguy nan,
Lại luôn chính
trực, mới gan, mới lời.
Minh Di, là thời
quân tử lâm nàn, nên Thoán từ mở đầu bằng một lời khuyên: Gian nan mà
vẫn giữ được chính lý, chính đạo, mới hay: Minh Di. Lợi gian
trinh.
Thoán Truyện.
彖
曰.
明 入 地 中. 明 夷.
內文 明 而 外 柔 順.
以 蒙 大 難. 文 王 以 之.
利 艱 貞. 晦 其 明 也. 內 難 而 能 正 其 志.
箕 子 以 之.
Thoán viết:
Minh nhập địa trung. Minh Di. Nội văn minh nhi ngoại nhu thuận.
Dĩ mông đại nạn. Văn vương dĩ chi. Lợi gian trinh. Hối kỳ minh dã.
Nội nạn nhi năng chính kỳ chí. Cơ Tử dĩ chi.
Dịch.
Thoán
rằng:
sáng nhập đất
rồi,
Minh Di là sáng chôn vùi tầng sâu.
Trong tuy sáng
tỏ mặc dầu,
Ngoài thời nhu
thuận, qua cầu gian nan.
Văn Vương gặp
buổi tai nàn,
Đã theo lối đó,
mới an mới lành.
Gian nan, mà vẫn
trung trinh,
Thế thời ích lợi
âu đành mấy mươi.
Giấu che thông
sáng với đời,
Gặp cơn hoạn
nạn, chẳng rời trung trinh.
Sắt son giữa
buổi điêu linh,
Được như Cơ Tử,
sử sanh mấy người.
Thoán Truyện
giải hai chữ Minh Di là Minh nhập địa trung, nghĩa là
Ánh sáng đã vào lòng đất
Thoán Truyện bày
cách cho người quân tử xử sự khi gặp thời buổi Minh Di, khi mà hôn
quân những toan hãm hại mình. Lúc ấy
người quân tử, tuy tâm thần bên trong sáng láng, nhưng bên ngoài phải
tỏ ra phục tùng, nhu thuận. Đó là đường lối Văn vương đã theo, khi
gặp đaị nạn, và bị Trụ Vương cầm tù bảy năm ở Dũ Lý.
Thoán rằng:
Nội văn minh. Nhi ngoại nhu thuận. Dĩ mông đại nạn. Văn Vương dĩ
chi. Mông đây là gặp.
Gặp thời buổi
gian nan như vậy, phải biết che dấu sự thông sáng của mình, mà vẫn giữ
tròn được chính đạo, thế mới là đường lối vẹn toàn. Cơ Tử đã theo được
đường lối này. Lợi gian trinh. Hối kỳ minh dã. Nội nạn nhi
năng chính kỳ chí. Cơ Tử dĩ chi. Gặp lúc hôn quân nghi kỵ, mà
không dấu được sự thông minh sáng láng của mình, tất sẽ gặp hoạn nạn;
bằng không giữ được lòng ngay chính, thì không phải là những trang
hiền minh, trung liệt.
Người xưa nói: Người có nhân, không vì thịnh suy, mà đổi tiết,
Người có nghĩa, không vì còn, mất mà thay lòng. Thực đúng là trường hợp Cơ Tử. Văn vương và Cơ Tử chẳng những đã khéo
xử, trong thời Minh Di, nên đã thoát được tay Trụ Vương hãm hại, mà
còn lợi dụng đưọc thời Minh Di, mà làm nên sự nghiệp.
Văn Vương, trong
7 năm bị giam cầm ở Dũ Lý, đã biết lợi dụng thời gian đó mà làm
Dịch. Còn Cơ Tử giả cuồng, giả dại, đem thân ở đợ cho người, thời
lại phát minh ra được vi ý Lạc Thơ của Đại Võ mà viết
thành thiên Hồng Phạm Cửu Trù, truyền lại cho hậu thế. Như vậy chẳng đáng phục lắm sao?
II.
Đại Tượng Truyện.
象
曰.
明 入 地 中. 明 夷.
君 子 以 蒞 眾.
用 晦 而 明.
Tượng viết:
Minh nhập địa trung. Minh Di. Quân tử dĩ lỵ chúng. Dụng hối nhi minh.
Dịch. Tượng
rằng:
Sáng vào lòng
đất, Minh Di,
Nên người quân tử cũng y tượng trời.
Xuề xòa đối đãi
với người,
Bề trong sáng
suốt, bề ngoài giả lơ.
Tượng Truyện
nhân quẻ Minh Di, dạy chúng ta bài học trị dân. Dịch cho rằng: khi
người quân tử đến với dân, không nên quá soi mói, tuy bề trong mình
sáng láng, nhưng bề ngoài nhiều khi phải giả lơ như là không biết,
không nghe. Thế tức là: Quân tử dĩ lỵ chúng. Dụng hối nhi minh.
Mũ miện của vua
chúa xưa, thường có những bông tua rủ xuống trước mắt, trước tai, hoặc
dùng bình phong che ngoài cửa, cốt tỏ muốn nhắm mắt bưng tai, làm ngơ
bớt trước những lỗi lầm của kẻ dưới.
III. Hào từ &
Tiểu Tượng Truyện
1. Hào Sơ Cửu.
初 九.
明 夷 于 飛
. 垂 其 翼 . 君 子 于 行. 三 日
不 食.
有 攸 往. 主 人 有
言.
象 曰: 君 子 于 行,義 不 食 也。
Sơ Cửu. Minh Di vu phi. Thùy kỳ dực. Quân tử vu hành.
Tam nhật bất thực. Hữu du vãng. Chủ nhân hữu ngôn.
Tượng viết:
Quân tử vu hành. Nghĩa bất thực dã.
Dịch. Sơ
Cửu.
Minh Di, tăm tối
nguy thay,
Tìm đường cao chạy xa bay cho rồi.
Cố sao che được
mắt người,
Như chim rũ
cánh, vẻ ngoài thọ thương.
Ra đi quân tử lo
lường,
Ba ngày ròng rã
chẳng màng uống ăn.
Đi đâu, cũng bị
tiếng tăm.
Miệng đời đàm
tiếu, lăng nhăng quản gì.
Tượng rằng: quân tử ra đi,
Cố sao đi thoát,
quản gì uống ăn.
Sơ Cửu tượng trưng cho ngươi quân tử gặp thời Minh Di,
nhưng hãy còn xa hôn quân, xa họa hoạn.
Lúc ấy phải xử
trí ra sao? Thưa phải tìm đường cao phi, viễn tẩu. Thế
tức là Minh Di vu phi. Tống Bản thập tam kinh giải chữ Vu
phi, là theo một đường lối đặc biệt, để thoát nạn, là phải giả đò
ốm đau, bệnh hoạn, để dễ bề rút lui, chẳng khác nào con chim bị
thương, rũ cánh xuống; Thùy kỳ dực.
Đã đi trốn được
rồi, phải đi cho cấp tốc, kẻo bị bắt lại; đừng kể chi đến ăn uống nữa,
dầu nhịn đói ba ngày mà cứu được mạng mình, cũng nên nhịn mà trốn.
Quân tử vu hành. Tam nhật bất thực. Khi hiểm nguy chưa
biểu lộ, mà mình lo đi gấp, âu sẽ có nhiều người chê cười, cho là hèn
nhát, là điên cuồng. Nhưng người quân tử phải kiến cơ nhi
tác, chứ không đợi nước đến chân mới nhẩy. Vì thế Hào từ viết
thêm: Hữu du vãng. Chủ nhân hữu ngôn. Chữ Chủ nhân đây không
nhất thiết phải là chủ nhân của mình, mà cũng có thể hiểu trống
là người ta. Trình tử cũng giải thích rằng: Mình ra đi, mà có
người nói xấu sau lưng mình.
Khi Mục Sinh,
rời nước Sở, thì Thân Công, Bạch Công, đều chê là chẳng phải, chứ đừng
nói chi đến người thường, nhưng có biết đâu Mục Sinh ra đi để lánh nạn
Tư Mỹ. Các nhà bình giải Quẻ Minh Di, cũng thường lấy chuyện các hiền
thần đời vua Trụ, mà giải các Hào.
Hào Sơ này làm
ta liên tưởng đến Bá Di, chạy lên biển Bắc; Thái Công Vọng, chạy ra
biển Đông, để lánh nạn Trụ Vương. Bầy mưu, tính kế, để cao chạy xa
bay, đó là cách thế người xưa thường dùng.
Đọc Tây Hán Chí,
ta thấy Bái Công, Trương Lương và Trần Bình, phải tốn bao tâm cơ, mới
được Hạng Võ cho phép vào Hán Trung. Và khi đã được Hạng Võ chấp
thuận rồi, Bái Công đã vội vã ra đi, thoát nanh vuốt Hạng Võ, sớm
chừng nào hay chừng nấy. Thật đúng là: Quân tử vu hành. Nghĩa bất
thực dã.
2.
Hào Lục nhị.
六 二.
明 匈
. 夷 于 左 股 . 用 拯
. 馬 壯 . 吉.
象 曰.
六 二 之 吉.
順 以 則 也 .
Lục
nhị. Minh Di. Di vu
tả cổ. Dụng chửng. Mã tráng. Cát.
Tượng viết:
Lục nhị chi cát. Thuận dĩ tắc dã.
Dịch.
Minh Di phải buổi nhiễu nhương,
Làm cho đùi trái
thọ thương mất rồi.
Ngựa hay, sẽ cứu
được người,
Ruổi rong lưng
ngựa, may thời ắt may.
Tượng rằng:
Lục nhị gặp may,
Vì theo phép
nước, chẳng thay đổi lòng.
Lục nhị đây là một bậc hiền minh chi tài, gặp thời Minh
Di, mà biết ăn ở theo lẽ trung chính, lại bên ngoài, biết tỏ vẻ
nhu thuận, phục tùng.
Những người như
vậy, dẫu gặp hoàn cảnh éo le, nguy hiểm, vẫn biết thuận thời tự xử,
chờ tới khi có người đến cứu thoát, cũng y thức như một người mới bị
thương, và chân trái tuy
không đi được, nhưng nếu có ngựa hay, ngựa mạnh, vẫn có thể cưỡi mà
trốn thoát. Vì thế, Dịch mới nói: Lục nhị. Minh Di. Di vu tả
cổ. Dụng chửng. Mã tráng. Cát. Đó là trường hợp Văn Vương, khi
bị cầm tù ở ngục Dũ Lý. Ngài một niềm trung thuận, giữ trọn đạo bầy
tôi.
Sau này, Tán
Nghi Sinh sai Thái Diên và Hoàng Yêu dâng vàng bạc, châu báu, cho Vưu
Bồn, Bí Trọng, để hai tên gian thần này bảo tấu với Trụ Vương, mà xin
tha cho Văn Vương.
Thế tức là:
Lục nhị chi cát. Thuận dĩ tắc dã.
3.
Hào Cửu tam.
九 三.
明 夷 于 南 狩.
得 其 大 首. 不 可 疾 貞.
象 曰.
南 狩 之 志.
乃 大 得 也.
Cửu tam.
Minh Di vu nam
thú. Đắc kỳ đại thủ. Bất khả tật trinh.
Tượng viết:
Nam thú chi chí. Nãi đại đắc dã.
Dịch.
Minh Di săn thú phía nam,
Gặp ngay chủ
chốt, bắt mang trở về.
Dân tình vất
vưởng, ủ ê,
Chớ nên vội vã,
ép bề phép khuôn.
Tượng rằng: Săn thú phía nam,
Cho nên việc lớn
đã làm nên công.
Cửu tam là chí minh, nên khắc với Hào Thượng Lục là ám. Vì thế nên Hào Cửu tam chính là những người anh tài, như Thang, Võ sẽ
ra tay, vì dân trừ kẻ bạo tàn là Kiệt, Trụ. Họ là những kẻ đứng lên,
tiến lên để ruồng bắt, những kẻ đại gian, đại ác, hại dân, hại nước.
Dịch nói:
Cửu tam. Minh Di vu nam thú. Đắc kỳ đại thủ, chính là vì
vậy. Trong công cuộc này, Dịch khuyên không nên vội vàng, nhất là
khi phải chỉnh đốn lại guồng máy chính
trị, tình hình xã hội. Hào từ nói: Bất khả tật trinh, chính là
vì thế.
Kinh Thư, thiên
Tửu Cáo khuyên không nên giết hại những quan chức nhà Châu, mắc tật bê
tha rượu chè, mà phải giáo hoá, dẫn dụ họ. Từ khi Thành Thang
thoát ngục Hạ Đài, cho đến khi lật đổ được vua Kiệt; từ khi Văn Vương
thoát được ngục Dũ Lý, cho đến khi Vũ Vương lật đổ được vua Trụ, cũng
phải mất nhiều năm, nhiều tháng. Tóm lại muốn lật đổ một hôn quân vô
đạo, không phải là một chuyện dễ, cần phải chuẩn bị lâu dài, chứ không
thể vội vã được.
4.
Hào Lục tứ.
六
四.
入 于 左 腹.
獲 明 夷 之 心. 于
出
門 庭.
象 曰.
入 于 左 腹.
獲 心 意 也.
Lục
tứ: Nhập vu tả phúc. Hoạch Minh Di chi tâm. Vu xuất môn đình.
Tượng viết:
Nhập vu tả phúc. Hoạch tâm ý dã.
Dịch.
Phía lòng bên trái lọt vào,
Mới hay tâm địa
cơ cầu Minh Di.
Cửa nhà vội bỏ
ra đi.
Tượng rằng:
ruột trái
đi vào.
Ấy là biết
được gót đầu tâm tư.
Hào Lục tứ
tượng trưng cho một người thân thiết của hôn quân, đã được lòng của
hôn quân (Hoạch Minh Di chi tâm. Vu xuất môn đình), đã đi sâu
được vào tâm địa của hôn quân (Nhập vu tả phúc. Hoạch tâm ý dã),
và biết chắc chắn không có cách nào cảm hóa được hôn quân, không
còn cách nào cứu vãn được sự đổ nát của triều chính, vì thế nên đành
rứt áo ra đi (Vu xuất môn đình).
Đó là trường hợp
Vi Tử, anh ruột vua Trụ, đã phải bỏ nước ra đi (Kinh Thư, Vi Tử).
5.
Hào Lục ngũ.
六 五.
箕 子 之 明 夷.
利 貞.
象 曰.
箕 子 之 貞.
明 不 可 息 也.
Lục ngũ.
Cơ Tử chi Minh
Di. Lợi trinh.
Tượng viết:
Cơ
Tử chi trinh. Minh bất khả tức dã.
Dịch.
Bền gan sống buổi Minh Di,
Được như Cơ Tử,
còn gì lợi hơn.
Tượng rằng: Cơ Tử bền gan,
Mới hay sáng
láng, khó làm tắt đi.
Lục ngũ chính là trường hợp của Cơ Tử. Cơ Tử kề cận quân
vương, cầm giường mối cho đất nước, vì thế Cơ Tử không thể ra đi được.
Cơ Tử, sau khi
đã khuyên Vi Tử, nên đi trốn, để bảo toàn giòng giõi nhà Thương, đã
kết luận: Còn tôi, tôi không nghĩ đến chuyện đi trốn (Ngã bất cố
hành độn. Kinh Thư, Vi tử), mà ở lại, thiệt càng khó xử. Muốn Trụ Vương, khỏi hại mình, ông phải giả điên, giả khùng, đi ở đợ
cho người. Một hiền thần như vậy, thật đáng quí trọng. Vì thế Hào từ
mới nói, Cơ Tử chi trinh. Minh bất khả tức dã. Cơ Tử thực là
nhân vật hiếm có trong lịch sử.
Khi nhà Thương
còn, thì ông đã hết sức ẩn nhẫn, đợi thời, gây dựng lại cơ nghiệp đã
suy tàn. Khi nhà Thương mất, Võ vương khẩn khoản xin ông chỉ cho cách
trị dân, thì ông dạy cho Hồng Phạm Cửu Trù, nhưng
trước sau, ông nhất định không chịu thờ nhà Châu. Võ vương đành cho
ông đến xứ Cao Ly xưng vương, lập quốc. Thật hi hữu vậy.
6.
Hào Thượng Lục.
上 六.
不 明 晦.
初 登 于 天. 后 入 于 地.
象 曰.
初 登 于 天.
照 四 國 也. 后 入 于 地.
失 則 也.
Thượng Lục. Bất minh hối. Sơ đăng vu thiên. Hậu nhập vu địa.
Tượng viết:
Sơ đăng vu thiên. Chiếu tứ quốc dã. Hậu nhập vu địa. Thất tắc dã.
Dịch.
Thượng lục.
Sáng không sáng
lại tối thui,
Trước lên trời
thẳm, sau vùi đất sâu.
Tượng rằng: Mới đầu lên vút tận trời,
Sau sa lòng đất,
vì rời phép khuôn.
Hào Thượng Lục,
là Hào cuối của quẻ Minh Di, và cũng là Hào cuối của quẻ Khôn,
tượng trưng ánh sáng bị thương tổn đến cùng cực (Bất minh hối).
Không làm sáng được đức mình, để nó trở nên tối tăm; những người
thế ấy mà ở cao ngôi, sẽ làm hại những người minh chính, sau cùng họ
sẽ trở lại làm hại chính họ. Đó chính là trường hợp Trụ Vương; mới
đầu thì uy quyền chấn bốn phương; sau này vì mê Đát Kỷ, chuyên hãm
hại hiền thần, lập ra những hình phạt khủng khiếp, như Sái Bồn,
Bào Lạc, để cuối cùng cũng đi đến chỗ mất ngôi, mất nước, phải tự
thiêu ở Lộc Đài. Thật đúng là : Sơ đăng vu thiên. Hậu nhập vu địa. Đáng cho ta phải để tâm suy nghĩ
Các nhà bình
giải, thường lấy các nhân vật đời Trụ Vương mà giải quẻ Minh Di, nhưng
Minh Di không phải là một trường hợp lịch sử duy nhất, áp dụng cho
thời Trụ Vương mà thôi đâu; mà còn áp dụng mãi mãi trong lịch sử, mỗi
khi có hôn quân định hãm hại hiền thần; trụy lạc, hoang dâm làm cho
nhà tan, nước mất.
Tiểu Tượng
Truyện
kết luận rằng: Sự đoạ lạc xẩy ra, là vì không theo định luật tự nhiên
của trời đất (Hậu nhập vu địa. Thất tắc dã).
ÁP DỤNG QUẺ MINH DI VÀO
THỜI ĐẠI
Minh Di trên là
trái đất, dưới là mặt trời. Ý nói trên là hôn quân, đè nén, áp bức,
hãm hại một hiền thần ở dưới. Gặp trường hợp nguy hiểm đó, người bầy
tôi này phải xử trí ra sao? Thưa, phải dấu bớt sự thông minh, sáng
láng của mình, như Văn vương xưa đã làm.
Đọc lịch sử Việt
Nam và Trung Hoa, ta thấy, xưa nay các vua chúa giết công thần khá
nhiều. Người xưa nói: được chim thì bẻ ná, được cá thì quên
nơm, chính là vì vậy.
- Câu Tiễn giết
công thần là Văn Chủng, Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Anh Bố và Bành Việt,
và khiến cho Trương Lương qui ẩn.
-Đại Minh Hồng
Võ Chu Nguyên Chương giết nguyên soái Thường Ngộ Xuân. Ở Việt Nam,
thời nhà Lê, vì vụ án Thị Lộ, mà vua Lê Nhân Tông giết và chu di cả 3
họ Nguyễn Trãi. Thời Gia Long năm 16, Nguyễn văn Thành bị kết tội làm
phản, và đã tự sát (1817), thật là vô vàn sự tích, không thể kể hết
được.
Lời khuyên trên
của Kinh Dịch, có ít người đã theo được, ví dụ như Tư Mã Ý đã giả
điếc, nên đã thoát nạn.
Từ năm 1789,
Pháp đã làm một cuộc Cách mạng lớn. Người ta không còn cho rằng vua
chúa được trị vì là do Mệnh Trời. Người ta đề cao giá trị con
người. Các Triết gia, Văn gia thời ấy như Diderot,Voltaire,
Jean Jacques Rousseau, đã chủ trương Nhân chi sơ, tính bản
thiện, (trước kia bên Âu Châu chủ trương Nhân chi sơ, tính bản
ác, vì cho rằng con người sinh ra vốn đã ác, là do tội tổ tông), và
cho rằng vua chúa chẳng qua chỉ là những công bộc quốc gia mà thôi.
Quyền cai trị, là do dân, thuộc dân. Vì dân không đảm
nhiệm được sự cai trị, nên dùng lá phiếu của mình để ủy nhiệm người
khác. Và trên nguyên tắc, không ai được đặc quyền, đặc lợi gì hơn
ai. Cách Mạng 1789 bùng nổ, và chọn khẩu hiệu là Tự Do, Bình đẳng và
Anh em (Liberté, Égalité, Fraternité). Cũng từ thuở ấy, Đạo giáo cũng
không còn được can thiệp vào chính quyền. Từ Cách Mạng Pháp, phần lớn
các nước trong thiên hạ đã dần dần bỏ chế độ Quân chủ, cha truyền con
nối, mà theo chế độ dân chủ, thay nhau trị dân, do dân bầu mỗi người
một ít năm. Hoặc chỉ còn một số ít nước vẫn còn theo chế độ quân chủ,
nhưng là quân chủ lập hiến, vua chỉ là tượng trưng, chứ
không có thực quyền như xưa. Ví dụ như vua nước Anh, Nhật vv... Thật
là một tiến bộ lớn cho nhân loại, và những chuyện giết chóc vô lý,
cũng dần dần không còn nữa.
Ngày nay,
các báo chí luôn soi mói vào công việc của chính quyền, nên các vị
Nguyên Thủ có muốn cũng không dở dói gì được. Vả lại, muốn lập một
Tổng hay Bộ Trưởng, thì ngoài đề nghị của Tổng Thống, còn phải có sự
khảo hạch, chọn lựa của Quốc Hội.
Theo tôi, (tác
giả bài này) ngày nay hơn xưa, vì hợp tình, hợp lý hơn. Ngày nay, nếu
ta bị chính quyền chèn ép, ta phải liệu cao chạy xa bay; đi làm bị
cấp trên chèn ép, ta phải liệu tìm sở khác mà làm, để tránh những sự
không hay có thể xẩy ra mai sau v.v...
Tóm lại, Học
Dịch, Hiểu Dịch, nhưng phải Áp dụng theo Dịch nữa,
thì mới là hoàn hảo.
»
mục lục | Quẻ
31 32
33 34
35
36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
|