HẠ KINH
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
»
Dịch Kinh Đại Toàn | Quẻ
31
32
33 34
35 36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
42.
風 雷
益
Phong
Lôi Ích
Ích Tự Quái |
益 序 卦 |
Tổn nhi bất
dĩ tất ích. |
損 而不 已 必 益 |
Cố thụ chi
dĩ Ich. |
故 受 之 已 益 |
Ích Tự Quái
Tổn mà tổn mãi, tổn lâu;
Rồi ra cũng lúc tới cầu gia tăng.
Cho nên Ích mới theo chân.
Quẻ Ích đưa ra
một nguyên tắc hành chánh, chánh trị hết sức là quan trọng. Cai
trị là làm ơn, làm ích cho dân Quẻ Ích trên có chữ Thủy là
nước, dưới có chữ Mãnh là bát. Như vậy Ích chẳng khác nào bát nước
đầy.
I. Thoán.
Thoán từ.
益 . 利 有 攸 往 .
利 涉 大 川 .
Ích. Lợi hữu du vãng. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch.
Ích là làm ích cho đời,
Việc gì âu cũng
êm xuôi, chu toàn.
Dẫu rằng nguy hiểm, gian nan,
Sông sâu, nước
cả, vượt sang khó gì.
Đối với dân
như bát nước đầy, trị dân mà biết hy sinh để làm lợi cho dân, thì
ích lợi biết bao. Còn có việc gì mà không thực hiện được (Lợi
hữu du vãng). Còn có khó khăn gì mà chẳng giải quyết xong.
Thoán Truyện.
彖 曰
.
益 .損
上 益 下 . 民 說 無 疆 .
自 上 下
下 .其
道 大 光 .
利 有 攸 往 .
中 正 有
慶 .利
涉 大 川 . 木 道 乃 行 .
益
動 而
巽 .日
進 無 疆 . 天 施 地 生 .其
益 無
方 .
凡 益
之 道 . 與 時 偕 行
.
Thoán viết:
Ích.
Tổn thượng ích hạ. Dân duyệt vô cương. Tự thượng há hạ.
Kỳ đạo đại
quang. Lợi hữu du vãng. Trung chính hữu khánh.
Lợi thiệp
đại xuyên. Mộc đạo nãi hành. Ích động nhi tốn.
Nhật tiến vô
cương. Thiên thi địa sinh. Kỳ ích vô phương.
Phàm
ích chi đạo. Dữ thời giai hành.
Dịch. Thoán
rằng:
Ích là thêm
dưới, bớt trên,
Nhân dân vui
vẻ, phỉ nguyền đòi nơi.
Hạ mình, để
phục vụ người.
Lối đường thế
ấy, rạng ngời quang minh.
Rồi ra muôn sự
tốt lành,
Chính trung,
nên khiến dân tình an vui.
Sông sâu vẫn
vượt như chơi,
Thuyền dân, gỗ nước, thảnh thơi lái lèo.
Ích là hoạt
động thuận chiều,
Mỗi ngày, mỗi
tiến, khinh phiêu vô cùng.
Đất trời nối
kết giải đồng,
Trời sinh, đất
dưỡng, ích không bến bờ.
Tùy thời, rồi
lại tùy cơ,
Làm ơn, làm ích
khắp cho muôn loài.
Trước tiên,
Thoán định nghĩa Ích là tổn thượng, ích hạ.Như vậy tức là muốn nói lên rằng: Người trên
phải hy sinh cho
kẻ dưới.
Trị dân là lo
làm ích cho dân:
- Lo cho dân
đông,
- Lo cho dân
giầu,
-
Lo cho dân ấm no.
Thánh hiền xưa,
những lo cho dân được giầu có, vuông tròn, đầy đặn, còn mình thì nhiều
no, ít đủ, đạm bạc thế nào cũng xong. Đường Huyền Tông nói: Ta
gầy, nhưng thiên hạ mập, là cũng nương theo ý đó.
Nhiễm Hữu nói
với Lỗ Ai Công: Nếu dân no đủ, thì vị quốc quân sao thiếu thốn
được; nếu dân không no đủ, thì vị quốc quân giàu có với ai.
Nền chính trị
của Nho Giáo luôn luôn đề cao những công cuộc ích quốc, lợi dân.
Trị dân là lo cho dân có ăn, có mặc, tư cấp ruộng đất cho dân, dạy dân
khai thác các tài nguyên của đất nước, khuyến khích bá công, để cho
thương mại và công nghệ được phồn thịnh; lo cho dân có một hệ thống
kiều lộ được hoàn bị; lo cho dân được an cư, lạc nghiệp, lo giáo hoá
dân cho họ ngày một trở nên hoàn thiện.
Ngụy Hổ Thần đến
Kiển Dương Trấn thay Vân Thiên Bưu. Vân Thiên Bưu giao hết binh phù,
tướng ấn xong rồi, Ngụy Hổ Thần hỏi hết tình trong xứ, thì Vân Thiên
Bưu tỏ bầy phong tục, cùng là phương lược của quân sĩ và bá tánh cho
Ngụy Hổ Thần nghe. Ngụy hổ Thần lại hỏi nữa rằng: Ngài trấn chỗ
này, mỗi năm thâu lợi bao nhiêu? Vân Thiên Bưu nghe hỏi, biến
sắc đáp: Ngài hỏi như vậy, chẳng là quấy lắm. Vả tôi làm đại
tướng, trấn giữ bờ cõi cho triều đình; lúc nào có giặc, tôi phải lo
dẹp; lúc nào không có giặc, thì phải chăn dân; thủa nay không biết
thâu lợi là gì. Nếu ngài muốn có lợi, sao không làm nghề thương mại,
lại xuất sĩ làm gì? (Thủy Hử, 1053).Thật là một câu trả
lời đích đáng. Trị dân mà biết hy sinh cho dân, thời dân sẽ vui thỏa
vô cùng (Dân duyệt vô cương).
Người trên mà
biết địa vị mình, hạ mình để phục vụ dân, hành xử như vậy thật là
quang minh chính đại (Tự thượng há hạ. Kỳ đạo đại quang).
Trong một nước, mà vua thời minh (Cửu ngũ), tôi thời hiền (Lục nhị),
thảy đều theo đường trung chính mà trị dân, thì hạnh phúc cho dân biết
bao nhiêu! Còn có việc gì mà chẳng làm được (Lợi hữu du vãng.
trung chính hữu khánh).
Lịch
sử đã cho ta thấy Minh Trị Thiên Hoàng và quần thần của ngài đã canh
tân được nước Nhật, và đã nâng được nước Nhật lên hàng cường quốc thế
giới. Như vậy dẫu có gian nan nguy hiểm mấy cũng lướt thắng được
(Lợi thiệp đại xuyên. mộc đạo nãi hành). Vua quan mà làm lợi cho
dân, thời khi gặp hoạn nạn ví như đi qua sông lớn, sẽ có dân làm gỗ,
làm thuyền mà chở cho qua (Mộc đạo nãi hành).
Trình tử nói:
đáng lý phải viết là: Ích đạo nãi hành, Trị dân, hành xử, hoạt
động luôn luôn hợp với những định tắc của trời, đất, người (Ích.
Động dĩ tốn), thì sẽ tiến mãi không có giới hạn nào cả (Nhật
tiến vô cương).
Mình làm ơn, làm
ích cho dân, cho đời, thì cũng theo đúng được đường lối của trời đất;
vì trời đất cũng luôn luôn hoà hài, cộng tác với nhau để thi ân, bá
đức, để sinh dưỡng muôn loài (Thiên thi địa sinh), chẳng kể
biên cương, bờ cõi, mầu da, sắc áo (Kỳ ích vô phương).
Thánh nhân tùy
theo thời thế, tùy theo những định tắc của trời đất, mà làm ơn ích cho
dân, như vậy là theo được nhịp điệu vũ trụ mà làm ơn ích cho dân vậy
(Phàm ích chi đạo. Dữ thời giai hành).
II. Đại Tượng
Truyện.
象
曰 .
風 雷 益 .
君 子 以 見 善 則 遷 . 有過 則 改 .
Tượng viết:
Phong Lôi
Ích. Quân tử
dĩ kiến thiện tắc thiên. Hữu quá tắc cải.
Dịch.
Ích là gió, sấm hợp đôi,
Hiền nhân, quân
tử vậy thời y theo.
Gặp lành, ra
sức chắt chiu,
Lầm sai, ra sức
liệu chiều sửa sang.
Thấy gió sấm có
thể giúp nhau thêm mạnh (Phong Lôi Ích), người quân tử học được
cách tiến đức, tu thân.
Khi thấy người
khác làm điều gì hay mình bắt chước (Kiến thiện tắc thiện),
khi thấy mình có điều gì dở, mình bỏ đi, (Hữu quá tắc cải); như
vậy cả xã hội, nhân quần, cả lịch sử, cả vũ trụ, nhất nhất cái gì cũng
làm ích lợi cho mình, như vậy sẽ tiến ích thực sự. Tiến ích về tinh
thần, về nhân cách mới là hay.
III. Hào từ &
Tiểu Tượng Truyện
Sáu Hào chỉ nói
lên đại ý này là:
- Trị dân là
phải quên mình vì dân (Hào 2).
- Lo lập nên
đại công, đại nghiệp cho dân (Hào 1).
- Trợ cấp dân
những khi dân lâm thiên tai, địa họa (Hào 3).
- Lo làm ơn, làm
ích cho dân (Hào 5).
- Còn như lo làm
ích cho mình thời sẽ bị dân ruồng rẫy, đả kích (Hào 6).
- Thành khẩn vì
dân, vì nước (Hào 4).
1. Hào
Sơ Cửu.
初 九
.
利 用 為 大 作
. 元 吉 . 無 咎 .
象 曰
.
元 吉 無 咎
. 下 不 厚 事 也 .
Sơ Cửu.
Lợi dụng vi đại tác. Nguyên cát. Vô cữu.
Tượng viết:
Nguyên cát vô cữu. Hạ bất hậu sự dã.
Dịch.
Thừa cơ mà lập đại công,
Chu toàn xong
xả, mới mong tốt lành.
Cố sao thành
tựu công trình,
Mới không chuốc
lấy cho mình thị phi.
Tượng rằng:
Chu toàn xong xả mới hay,
Đại công phận
dưới xưa nay ít làm.
Sơ Cửu là người có tài, nhưng chưa có địa vị trong xã
hội. Tuy nhiên Sơ Cửu được cấp trên Lục tứ tin dùng. Nếu vậy, nên
lợi dụng cơ hội mà lập nên đại công, đại nghiệp. Có như vậy mới là
thiệt hay lành, không còn ai bắt lỗi mình được nữa. Bằng nếu vẽ hổ
chẳng thành, thì sẽ mang hoạ vào thân, và bị người chê cười. Cho nên
phải Nguyên cát, nghĩa là phải được thành tựu trong công trình,
thời mới được Vô cữu
Tượng viết:
Nguyên cát. Vô cữu. Hạ bất hậu sự dã. Tượng giải thích tại
sao phải làm công chuyện cho chu toàn, mới khỏi lỗi (nguyên cát.
Vô cữu). Đó chính là người dưới không làm được những công việc
trọng đại (Hạ bất hậu sự dã). Hậu sự tức là những công việc
trọng đại.
2.
Hào Lục nhị.
六 二
.
或 益 之
. 十 朋 之 龜 弗 克 違 . 永 貞
吉 .
王 用 享 于 帝
. 吉 .
象 曰
.
或 益 之
. 自 外 來 也 .
Lục nhị.
Hoặc ích chi thập bằng chi qui. Phất khắc vi.
Vĩnh trinh cát.
Vương dụng hưởng vu Đế. Cát.
Tượng viết:
Hoặc ích chi. Tự ngoại lai dã.
Dịch.
Khi cần tăng ích cho người,
Bạn bè kéo đến, tận tình giúp cho.
Rùa thiêng bói
chẳng ngược ta,
Sắt son, trung
chính mới ra tốt lành.
Chính trung
thấu đến cao xanh,
Tế trời, vua
cốt tâm thành mới hay.
Tượng rằng:
Có kẻ giúp ta,
Ấy là ích tự
ngoài mà tới nơi
Hào Lục nhị:
Trình Tử giải đại khái rằng: Lục nhị đắc trung, đắc
chính, biết hư kỳ trung dĩ cầu ích, lại biết thuận tòng,
như vậy thiên hạ ai mà chẳng muốn đến giúp mình. Nên nếu có thể làm
ích gì cho mình được (Hoặc ích chi: hoặc hữu khả ích chi sự),
thì bè bạn mọi nơi sẽ kéo về giúp mình (thập bằng chi: tắc
chúng bằng trợ nhi ích chi).
Như vậy thì thần
minh cũng không thể đi ngược được đường lối (qui bất khắc vi: qui
phất năng vi dã). Cứ theo đúng đường lối minh chính ấy sẽ được
mọi sự may mắn (Vĩnh trinh cát). Lòng thành khẩn của mình, dẫu
Thượng đế cũng phải chứng giám (Vương dụng hưởng vu Đế. Cát.)
như vậy làm sao mà không may, không lành được. Những người thành khẩn
vì dân, vì nước như vậy có cần điều gì, thì chúng dân sẽ kéo đến giúp.
Tượng viết: Hoăc ích chi tự ngoại lai dã.
3.
Hào Lục tam.
六 三
.
益 之 用 凶 事
. 無 咎 . 有 孚 中 行
. 告 公 用圭 .
象 曰
.
益 用 凶 事
. 固 有 之 也 .
Lục tam.
Ích chi dụng hung sự. Vô cữu. Hữu phu trung
hành. Cáo công dụng khuê.
Tượng viết:
Ích
dụng hung sự. Cố hữu chi dã.
Dịch. (Dịch
theo Trình tử):
Thấy dân
khốn khổ giúp cho,
Hành vi như
vậy, chẳng lo lỗi lầm.
Một lòng
thành khẩn, chính trung,
Vương công âu
sẽ cảm thông với mình.
Cùng người báo
cáo công trình,
Ngọc Khuê mượn
tỏ tâm tình thẳng ngay.
Tượng rằng:
Dân khổ giúp cho,
Ấy là công việc
từ xưa vẫn làm.
Hào Lục tam:
Trình
tử giải đại khái rằng: Gặp thời hung hoạ bất kỳ, mà mình không đợi
lệnh vua, cứ ra tay cứu vớt dân (ích dân dụng hung sự), thời
cũng chẳng có lỗi gì (vô cữu). Nếu mà mình có lòng thành khẩn
(hữu phu), nếu mình theo đường ngay, lối phải mà làm (trung
hành), thì vua sẽ cảm thông với mình (cáo công dụng khuê).
Khuê là miếng ngọc để thông đạt lòng thành tín của mình, trong những
khi tế tự, triều sính.
Chu Hi và Hồ vân
Phong giải đại khái rằng: Họa hung chính ra cũng làm ích lợi cho con
người (ích dụng hung sự). Người trên có thể dùng sự
cảnh giới để làm chấn động mình, như vậy tức là làm ơn ích cho mình.
Nếu mình cứ thành khẩn, hành xử cho phải, rồi ra cấp trên cũng thông
cảm được lòng thành khẩn của mình. Các nhà bình giải sau này đều theo
một trong hai cách bình giải trên.
Tượng viết:
Ích. Dụng
hung sự. Cố hữu chi dã. Trình tử giải đại khái rằng: Gặp
những khi có hung họa, mình cần phải biết tự chuyên, tự quyết
(Cố hữu chi... vị chuyên cố tự nhiệm kỳ sự dã),
để mà cứu vãn dân khỏi cảnh đoạ
đày. Cấp Ám xưa thấy dân Hà Nội bị đói khát, đã tự động mở kho lẫm để
phân phát cho dân. Phùng Hoan đi đến huyện Triết để đòi nợ cho Mạnh
Thường Quân. Đến nơi thấy dân đói khổ quá, liền đốt hết văn tự và nói
Mạnh Thường Quân vì thương dân, đã tha hết nợ cho dân. Đó là trường
hợp người dưới tự chuyên, tự quyết để cứu dân khi họ gặp hoạ hung.
4.
Hào Lục tứ.
六 四
.
中 行
. 告 公 從 . 利 用 為 依 遷
國 .
象 曰
. 告 公 從 . 以 益 志 也
.
Lục tứ.
Trung hành. Cáo công tùng. Lợi dụng vi y thiên
quốc.
Tượng viết:
Cáo công tùng. Dĩ ích chí dã.
Dịch.
Một lòng thành khẩn, chính trung,
Vương công âu
sẽ hết lòng nghe ta.
Đã khi trên thuận, dưới hòa,
Rồi ra có thể
thiên đô, ngại gì.
Tượng rằng:
Một lòng thành
khẩn, chính trung,
Vương công âu
sẽ hết lòng nghe ta.
Vì ta những
lắng, cùng lo,
Lo làm lợi ích
khắp cho mọi người.
Nếu những người
phụ bật quân vương mà theo đường trung chính, thời những lời lẽ của họ
sẽ được bậc quân vương tin theo (Trung hành. Cáo công tùng).
Được vậy, sẽ giúp vua thực hiện được những việc lớn như thiên đô.
Trung hành đây là một lời khuyên hoặc là một ước vọng. Thiên
đô là một việc ích quốc, lợi dân.
Người xưa thiên
đô để tìm một địa điểm lợi thế hơn, an toàn hơn, dễ phòng thủ hơn,
hoặc gần đồng minh hơn. Đó chính là cách làm lợi cho dân. Ví dụ: Vua
Bàn Canh đã thiên đô từ Hình về Bạc vì địa điểm cũ không thuận lợi.
Bình Vương đã bỏ Phong Cảo về Lạc Ấp, để gần những nước chư hầu là Tấn
và Trịnh hơn, ngõ hầu tránh nạn Khuyển Nhung. Hán Cao Tổ thiên đô về
Tràng An, Hán Quang Võ thiên đô về Lạc Dương, vì những nơi đó hiểm
trở, dễ phòng ngự v.v...
Tống Thái tổ
cũng muốn thiên đô về Trường An. Tấn Vương can, Tống Thái Tổ bèn
than: Không đầy 100 năm nữa, dân sẽ kiệt lực vậy, vì bốn bề thụ địch,
không nương dựa vào đâu được.
Tiểu Tượng cho
rằng: Lục tứ sở dĩ được quân vương nghe theo vì đã trình bầy những
điều ích quốc, lợi dân.
Tượng viết:
Cáo công tùng. Dĩ ích chí dã.
5.
Hào Cửu ngũ.
九 五
.
有 孚 惠 心
. 勿 問 元 吉 . 有 孚 惠 我
德 .
象 曰
.
有 孚 惠 心
. 勿 問 之 矣 . 惠 我 德
. 大 得 志 也 .
Cửu
ngũ:
Hữu phu huệ tâm. Vật vấn nguyên cát. Hữu phu
huệ ngã đức.
Tượng viết:
Hữu phu huệ tâm. Vật vấn chi hĩ. Huệ ngã đức. Đại đắc chí dã.
Dịch.
Thành tâm mưu ích cho người,
Chẳng cần han
hỏi, hay thôi vô cùng.
Dân gian cảm
đức, cảm công,
Gần xa đâu đấy,
một lòng ơn ta.
Tượng rằng:
Thành tâm mưu
ích cho người,
Chẳng cần han
hỏi, hay thôi vô cùng.
Dân gian cảm
đức, cảm công,
Thế là thỏa
chí, thỏa lòng biết bao.
Hào Cửu ngũ:
Nếu
bậc quân vương thành khẩn một lòng vì dân, vì nước (hữu phu),
lo thi ân bá đức cho dân (huệ tâm), thì khỏi cần hỏi han gì,
cũng biết thế là vẹn hảo (vật vấn nguyên cát). Như vậy người
dưới cũng sẽ một lòng tín thành (hữu phu), mà tri ân đức
của bậc quân vương. (huệ ngã đức). Cai trị mà được dân mến,
dân thương; cai trị mà làm ơn ích được như vậy, thực là thoả chí vậy.
(đại đắc chí dã)
Vì thế Tượng
viết: Hữu phu huệ tâm. Vật vấn chi hĩ. Huệ ngã đức. Đại đắc
chí dã.
6.
Hào Thượng Cửu.
上 九
.
莫 益 之
. 或 擊 之 . 立 心 勿 恆
. 凶 .
象 曰
.
莫 益 之
. 偏 辭 也 . 或 擊 之
. 自 外 來 也 .
Thượng
Cửu:
Mạc ích chi. Hoặc kích chi. Lập tâm vật hằng. Hung.
Tượng viết:
Mạc ích chi. Thiên từ dã. Hoặc kích chi. Tự ngoại lai dã.
Dịch.
Chẳng ai giúp ích, đỡ đần,
Lại còn có kẻ
muốn dần cho đau.
Lập tâm chẳng
được bền lâu,
Lập tâm không
vững, có đâu tốt lành
Tượng rằng:
Chẳng ai giúp ích, đỡ đần,
Là vì lời nói
có phần thiên tư.
Có người còn
muốn đánh cho,
Ấy là những
chuyện vạ vơ từ ngoài.
Hào Thượng Cửu:
Trị
dân mà không lo làm ích cho dân, mà chỉ lo vơ vét của dân, thì chắc sẽ
không có ra gì, có ngày sẽ bị dân trả oán (Mạc ích chi. Hoặc kích
chi).
Trị dân mà không
có chương trình trường cửu, không có đường lối, không có chuẩn bị gì,
chắc là sẽ chuốc lấy hoạ hung (Lập tâm vật hằng. Hung.)
Tượng viết:
Mạc ích chi. Thiên từ dã. Hoặc kích chi. Tự ngoại lai dã.
Ý nói không
làm ơn ích cho ai, mà chỉ muốn nghiêng về mình, thủ lợi cho mình (Mạc
ích chi. Thiên từ dã). Nói rằng: Có người đánh cho, tức là nói có
người ngoài sẽ đánh mình. (Hoặc kích chi. Tự ngoại lai dã).
Thế tức là làm
hay thì người ngoài ngàn dậm cũng hưởng ứng; làm dở thì người ngoài
ngàn dậm cũng phản đối.
ÁP
DỤNG QUẺ ÍCH VÀO THỜI ĐẠI
Trị dân theo đúng
ý nghĩa là làm ích cho dân. Ngày nay, muốn trị dân, người ta đã chia
nhà nước thành nhiều bộ: Như Lục quân, Không quân, Hải quân, Thương
mại, Quốc phòng, Bộ Lại, Lao Động, Hình, Canh nông, Giáo Dục, Y tế,
Ngân khố vv...
Ở Hoa Kỳ, các Bộ
đều trực thuộc phủ Tổng Thống. Mỗi Bộ lo về một vấn đề, miễn sao phát
triển đời sống dân về mọi mặt.
-Sức khỏe, ăn
uống, có Food & Drug Administra-tion, và Departement of Agriculture.
- Giáo Dục ở Mỹ
này, trường công, tư, đại học, trung học mọc lên như nấm.
- Giao thông,
đường xá, cầu cống ngày nay, thật không đâu bằng hệ thống đường xá ở
Mỹ.
- Vấn đề nhà ở
cho dân. Ta thấy ở Mỹ này có khu sang, khu hèn. nhưng hèn mà vẫn đẹp
đẽ, không bẩn thỉu.
- Mua bán các
vật dụng, nhà cửa đều được trả góp dễ dàng. Mua đồ mang về nhà, nếu
không ưng ý, đều có thể trả về lại dễ dàng.
Chúng ta thấy ở
nước này không có việc gì mà không được lưu ý tới, Núi, Rừng, Sông,
Biển đâu đâu cũng được khai thác hẳn hoi. Không đâu còn có rừng
thiêng, nước độc. Canh nông thì hoàn toàn được kỹ nghệ hóa, tân tiến
hóa. Không có cảnh Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa như ở
nước ta.
- Binh bị, chiến
tranh, cũng hoàn toàn thay đổi hẳn. Đánh nhau bằng hỏa tiễn, phóng
cách địch quân hàng mấy ngàn dặm. Người ta còn lên cung trăng, thám
hiểm Hỏa Tinh, Mộc Tinh vv... Trong nhà thì có TV, tủ lạnh, Téléphone,
Computer, Internet. Thật là quang cảnh hết sức thần tiên. Như vậy,
mới nói: Trị dân là làm ích cho dân.
Trái lại, ở các
nước nhược tiểu, trị dân là vơ vét, tham nhũng, hối lộ. Ai làm chính
trị mà không tơ hào của dân thì cho là dốt, kém. Do đó mới hay xảy ra
nạn tham nhũng, nạn con ông, cháu cha làm càn, làm bậy, làm hủ hóa dân
tộc, làm cho dân tộc suy yếu, khó bề canh tân để tiến bằng nước
người.
Nhưng còn có
Nhật Bản, là đáng cho ta noi gương về cách cai trị của họ. Nước Nhật,
tuy nhỏ, nhưng từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, ngài là 1 vị vua anh
quân, hết lòng lo cho nước, cho dân, do đó nước Nhật từ từ tiến lên,
để từ 1 nước nhược tiểu mà đã làm cho các cường quốc kính nể. Khi
ngài chết đi, đã khiến 1 số Tướng lãnh, và dân chúng vì thương xót
Ngài quá độ nên đã mổ bụng tự tử theo ngài.
Mới hay trị dân
là làm cho dân hay, dân tiến, tiến đến cùng cực mới là làm ích cho
dân. Mong Thượng đế ban ơn cho nước Việt Nam của chúng ta một vị lãnh
đạo anh minh, sáng suốt, đức độ như Minh Trị Thiên Hoàng, để cho dân
Việt được sung sướng, an vui, sau những năm dài triền miên loạn lạc,
chiến tranh, để cho dân Việt đoàn kết lại thành một khối, đừng có cảnh
chia rẽ như bây giờ. Mong lắm thay!
»
Dịch Kinh Đại Toàn | Quẻ
31
32
33 34
35 36
37 38
39
40 41
42 43
44
45
46
47
48 49
50 51
52
53 54
55 56
57
58 59
60 61
62
63 64
|