TRUNG DUNG TÂN KHẢO
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
QUYỂN
II: TRUNG DUNG
BÌNH DỊCH
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11 12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
Chương 10
HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:
SỨC MẠNH TINH THẦN & SỨC MẠNH THỂ CHẤT
第
十
章
子
路 問 強.
子 曰:
南 方 之 強 與?
北 方 之 強 與?
抑 而 強 與?
寞 柔 以 教
,不
報 無 道
:南
方 之 強 也.
君 子 居 之.
衽 金 革,
死 而 不 厭:
北 方 之 強 也 而 強 者 居 之.
故 君 子 和 而 不 流.
強 哉 矯.
中 立 而 不 倚.
強 哉 矯.
國 有 道,
不 變 塞 焉.
強 哉 矯.
國 無 道
,至
死 不 變.
強 哉 矯
.
PHIÊN ÂM
Tử lộ vấn cường. Tử viết: «Nam phương chi cường dư ? Bắc phương chi
cường dư ? Ức nhi cường dư ? Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam
phương chi cường dã. Quân tử cư chi. Nhẫn kim cách, tử nhi bất yếm: Bắc
phương chi cường dã cường giả cư chi. Cố quân tử hòa nhi bất lưu. Cường
tai kiểu ! Trung lập nhi bất ỷ. Cường tai kiểu ! Quốc hữu đạo, bất biến
tắc yên. Cường tai kiểu ! Quốc vô đạo, chí tử bất biến. Cường tai kiểu !
»
CHÚ THÍCH
-
Nhi
而
= Nhữ
汝
= mày. - Nhậm
衽
= Nằm lên trên.
-
Kim
金
= Khí giới bằng sắt (thí dụ: giáp trụ, qua, mâu đao, kiếm). - Cách
革
= Đồ da (giáp, trụ có nơi làm bằng da). - Lưu
流
= theo thời (= xu thời đầu cơ
趨 時 投 機
).
-
Tắc
塞
= bất đạt
(lúc còn hàn vi, khi sự nghiệp chưa thành, chí bình sinh chưa thỏa).
DỊCH CHƯƠNG 10
Hai đường
lối đạo đời:
Sức mạnh
tinh thần và sức mạnh thể chất
Tử Lộ
đem cường dũng làm đề tài vấn nạn.
Đức Khổng
đáp:
«Hỏi
thứ nào ? Hảo hớn Bắc hay Nam ?
Hay cường dũng ngươi, ngươi muốn được luận bàn?
Luôn
êm đềm, khoan dung mà chỉ giáo,
Người
vô đạo, ta không màng ác báo.
Đó là
hùng dũng kiểu Nam phương,
Đó là
lối đường người quân tử.
Thích
đao binh, mình kè kè giáp trụ,
Chốn
sa trường chết bỏ cũng không sao.
Ấy
dũng Bắc phương của chiến sĩ hùng hào.
Người
quân tử ôn hòa, không phụ họa,
Hùng
dũng thay, ôi hùng cường cao cả.
Theo
Trung Dung một dạ chẳng ngả nghiêng;
Ôi
hùng dũng, kể sao xiết ngang nhiên!
Nước
có đạo, lòng trung kiên chẳng đổi,
Hàn vi
hay hiển đạt, vẫn không thay đường lối:
Hùng
dũng thay, kể sao xiết oai hùng!
Lúc
nước nhà vô đạo, loạn lạc lung lay,
Dẫu
muốn thác cũng không rời đạo cả.
Hùng
dũng thay, ôi hùng cường khôn tả.»
BÌNH LUẬN
Bình luận
chung các chương 6, 7, 8, 9, 10:
Sau khi
đã vạch rõ hai lối đường quân tử và tiểu nhân, sau khi đã cho thấy Trung
Dung cao siêu, toàn mỹ, khó biết, khó theo, đức Khổng đưa ra ba điều
kiện để đạt tới Trung Dung.
Đó là:
TRÍ
智
, NHÂN
仁,
DŨNG
勇
.
Trí như
vua Thuấn, nhân như Nhan Hồi, dũng như Tử Lộ.
TRÍ
智
: Trí như
vua Thuấn để luôn học hỏi, suy tư, quan sát. Sự suy tư luôn phải kèm
theo sự học hỏi, như vậy mới có ích. Đức Khổng nói: «Trước đây ta mảng
trầm tư mặc tưởng mà trọn ngày quên ăn, trong đêm không ngủ. Không có
ích. Chẳng bằng học.»
Có suy tư
mới trở nên thông tuệ được. Kinh Thư viết: «Tư viết duệ ... Duệ
tác thánh.»
Lại viết: «Duy thánh võng niệm tắc cuồng duy, cuồng khắc niệm tác
thánh.»
(Thánh mà bỏ suy niệm sẽ thành cuồng nhân; cuồng nhân chịu suy niệm
sẽ thành thánh.)
Theo Trình
Y Xuyên (Trình Di, 1033-1107), muốn cùng lý cần suy nghĩ chín
chắn. Vì thế Y Xuyên nói không suy nghĩ chín chắn ắt không thể đến
được cõi đạo lý.
Không suy nghĩ chín chắn mà đắc đạo thì sự được ấy dễ mất.
Tư lự lâu ngày, sự minh duệ tự nhiên sinh ra.
Nhưng
quan sát, học hỏi, suy tư không phải là để thâu thái thêm kiến văn, kiến
thức, mà chính là để dần dần khai thông nguồn mạch tâm thần mình, để đi
từ tiểu trí đến đại trí, từ kiến văn đến tự đắc, mặc thức tâm thông, từ
suy luận thông thường đến trực giác.
Trình Y
Xuyên viết: «Đại phàm học vấn do sự nghe biết, đều không thể gọi là tự
đắc. Kẻ tự đắc nên mặc thức tâm thông… Nghe thấy mà biết, không phải là
sự hiểu biết của đức tính. Sự hiểu biết của đức tính không mượn ở kiến
văn.»
NHÂN
仁
: Nhân là
gặp điều lành phải biết chắt chiu gắn bó. Thượng Thái nói: «Sự đại yếu
của người học nơi cửa Thánh là lấy việc khắc kỷ làm gốc.
Lấy sự hàm
dưỡng và học vấn làm hai phương pháp chủ yếu của người học đạo. Y Xuyên
đã cho rằng: Hàm dưỡng nên dụng sự thành kính, còn tiến học thì tại trí
tri.
Vì vậy nếu
người ta muốn tồn thiên lý, khử nhân dục, thì phải biết giữ lấy điều
nhân, và làm cho nó càng ngày càng tăng trưởng. Khi mà trong tâm của
người ta chỉ còn có thiên lý, không một mảy may nhân dục, thì lúc tĩnh
ắt hợp với điều trung, lúc động ắt hợp với điều hòa. Vì thế những mối
thiện ác chính tà của lòng người chỉ kết thúc trong mấy chữ thiên lý
và nhân dục. Thuận theo thiên lý thì gọi là đạo tâm; thuận
theo nhân dục là nhân tâm.
DŨNG
勇
: Sau cùng phải cần đến dũng. Dũng là sức mạnh tinh thần để vượt
hết trở lực mà tiến bước trên con đường đạo lý. Trung Dung cho rằng cái
dũng của người quân tử cốt tại:
- Khoan
dung với người; hòa ái dạy người.
- Không
báo oán kẻ đã hại mình.
- Chuyên
nhất trên đường nhân nẻo đức.
- Hàn vi
hay hiển đạt không thay lòng dạ.
- Gặp lúc
nước nhà lao lung hay nguy hiểm, đảo điên, vô đạo, vẫn trọn một niềm giữ
vẹn đạo trời, không để cho ngoại cảnh lung lạc hay làm hoen ố tâm hồn.
Trí,
nhân, dũng của quân tử khác xa trí xảo, tài cán, uy vũ của người đời.
Người đời bon chen trên đường danh lợi, dùng tài cán để chinh phục ngoại
cảnh, phô trương sức mạnh cơ khí vật chất, vượt gian lao để đạt tới
những thành công nhất thời.
Họ vụ
những thành công nhãn tiền, nên không thể theo con đường Trung Dung, tức
là con đường nội tâm cao siêu, ẩn áo, không mang lại cho họ những lợi
lộc bên ngoài.
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.
勝 人 者 力 自 勝 者 強
(Đạo Đức Kinh,
ch.33)
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11 12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
|