TRUNG DUNG TÂN KHẢO
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
QUYỂN
II: TRUNG DUNG
BÌNH DỊCH
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11 12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
Chương 33
CHÂN ĐẠO TẠI NHÂN TÂM
第 三 十 三 章
詩
曰 衣 錦 尚 絅 惡 其 文 之 著 也.
故 君 子 之 道 闇 然 而 日 章.
小 人 之 道 的 然 而 日 亡.
君 子 之 道,
淡,
而 不 厭;
簡 而 文 溫,
而 理.
知 遠 之 近,
知 風 之 自,
知 微 之 顯;
可 與 入 德 矣.
詩 云:
潛 雖 伏 矣,
亦 孔 之 昭.
故 君 子 內 省 不 疚,
無 惡 于 志.
君 子 之 所 不 可 及 者 其 唯 人 之 所 不 見 乎.
詩 云:
相 在 爾 室,
尚 不 愧 于 屋 漏.
故 君 子 不 動 而 敬,
不 言 而 信.
詩 曰:
奏 假 無 言,
時 靡 有 爭.
是 故 君 子 不 賞,
而 民 勸;
不 怒 而 民 威 于 鈇 鉞.
詩 曰:
不 顯 惟 德,
百 辟 其 刑 之.
是 故 君 子 篤 恭,
而 天 下 平.
詩 云:
予 懷 明 德,
不 大 聲 以 色.
子 曰:
聲 色 之 于 以 化 民,
末 也.
詩 云:
德 輶 如 毛,
毛 猶 有 倫.
上 天 之 載,
無 聲 無 臭,
至 矣.
右 第 三 十 三 章
子
思,
因
前
章
極
致
之
言,
反
求
其
本,
復
自
下
學
為
己
謹
獨
之
事,
推
而
言
之.
以
馴
致
乎
篤
恭
而
天
下
平
之
盛.
又
贊
其
妙,
至
于
無
聲
無
臭,
而
後
已
焉.
蓋
舉
一
篇
之
要
而
約
言
之.
其
反
復
丁
寧
示
人
之
意,
至
深
切
矣.
學
者
其
可
不
盡
心
乎
?
PHIÊN ÂM
Thi
viết: «Ý cẩm thượng quýnh» ố kỳ văn chi trứ dã. Cố quân tử chi đạo, ám
nhiên nhi nhật chương. Tiểu nhân chi đạo, chước nhiên nhi nhật vong.
Quân tử chi đạo, đạm, nhi bất yểm; giản, nhi văn ôn, nhi lý. Tri viễn
chi cận, tri phong chi tự, tri vi chi hiển; khả dữ nhập đức hĩ. Thi vân:
«Tiềm tuy phục hĩ, diệc khổng chi chiêu», Cố quân tử nội tỉnh bất cứu,
vô ố ư chí. Quân tử chi sở bất khả cập giả kỳ duy nhân chi sở bất kiến
hồ. Thi vân: «Tướng tại nhĩ thất, thượng bất quí vu ốc lậu». Cố quân tử
bất động nhi kính, bất ngôn, nhi tín. Thi viết: «Tấu cách vô ngôn, thời
mỹ hữu tranh.» Thị cố quân tử bất thưởng, nhi dân khuyến; bất nộ, nhi
dân oai ư phủ việt. Thi viết: «Bất hiển duy đức, bá tích kỳ hình chi.»
Thị cố
quân tử đốc cung, nhi thiên hạ bình. Thi vân: «Dư hoài minh đức, bất đại
thanh dĩ sắc.» Tử viết: «Thanh sắc chi ư dĩ hóa dân, mạt dã.» Thi vân:
«Đức thù như mao: Mao do hữu luân. Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú,
chí hĩ.»
Hữu đệ tam thập tam chương.
Tử tư, nhân tiền chương cực trí chi ngôn,
phản cầu kỳ bổn, phục tự hạ phục vị kỷ cẩn độc chi sự, suy nhi ngôn chi,
dĩ tuần trí hồ đốc cung nhi thiên hạ bình chi thịnh. Hựu tán kỳ diệu,
chí ư vô thanh vô xú, nhi hậu dĩ yên. Cái cử nhất thiên chi yếu nhi ước
ngôn chi. Kỳ phản phúc đinh ninh thị nhân chi ý, chí thâm thiết hĩ. Học
giả kỳ bất tận tâm hồ ?
CHÚ THÍCH
Thi
詩
= Mao thi tiểu nhã chính nguyệt thiên
毛 詩 小 雅
正 月 篇 .
- Khổng
孔
= rất. - Chiêu
昭
= sáng tỏ (briller). -
Cứu
疚
= buồn, lỗi.
- Thi
詩
= Mao thi Thương tụng Liệt tổ thiên
毛 詩 商 頌 烈 祖 篇
.
- Tấu
奏
= tiến lên. - Cách
假
= giáng lâm.
- Mỹ
靡
= không. - Khuyến
勸=
phấn khởi.
- Phủ việt
鈇 鉞
= rìu búa.
- Hiển
顯
= tỏ ra. - Bá tích
百 辟
= chư hầu. - Hình
刑
= bắt chước.
- Dư
予
= ta. - Hoài
懷=
nhớ. - Minh đức
明 德
= nhân đức hoàn hảo. -
Dĩ
以=
dữ = và.
- Thù
輶=
nhẹ. – Luân
倫
= so sánh. - Xú
臭
= khí vị. - Chí
hĩ
至 矣
= tuyệt vời.
DỊCH CHƯƠNG 33
Thơ rằng: «Gấm mặc trong, ngoài phủ áo
sa,
Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.
Nên đạo quân tử ám nhiên ẩn ước,
Sau dần dà mới sáng rực mãi lên
Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,
Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẩm.
Đạo quân tử đạm thanh không ngán ngẫm,
Đơn sơ nhưng chứa chan vẽ đẹp tươi,
Thuần phác nhưng lý sự chẳng kém ai.
Biết xa gần, biết nguyên lại, bản mạt,
Biết lẽ vi hiển,vừa rỡ ràng vừa e ấp,
Là có thể bước vào nẻo đức đường nhân.
Thơ rằng: Cá tuy lặn sâu thẳm mấy tầm,
Nhưng bóng dáng vẫn rõ ràng hiển hiện.
Nên quân tử lo xét mình cho chín,
Đừng cho tội khiên làm u ám thâm tâm.
Người quân tử vượt trội quá chúng nhân,
Chính ở chỗ mọi người trông chẳng đặng
Thơ rằng: chái tây bắc một mình thanh vắng,
Cũng đừng làm chi đáng để hổ ngươi.
Nên quân tử không làm, vẫn thu phục lòng người,
Chẳng nói năng nhưng ai nấy đều tin
tưởng.
Thần thánh giáng lâm, không một lời động dạng
Nhưng mọi người tuyệt nhiên hết tranh dành.
Nên quân tử không thưởng, mà dân vẫn đua tranh,
Không giận dữ, mà người sợ hơn oai rìu
búa.
Khéo cai trị không cần oai vũ,
Chiến trận tài không cứ căm hờn.
Thắng người đâu tại tranh hơn,
Dùng người khéo chỗ biết tôn trọng
người.
Thế là chẳng ganh tài vẫn thắng,
Thế là khiêm mà vẫn trị người.
Thế là kết hợp với Trời,
Thế là diệu pháp của người đời xưa.
Thơ
rằng: Văn vương chẳng cần phô trương đức độ,
Nhưng chư hầu đâu đấy vẫn khuôn theo.
Người quân tử nếu dốc một dạ kính yêu,
Đạo đức cả, thiên hạ lẽ tất nhiên thịnh
trị.
Thơ rằng: Ta muốn đức rạng ngời sáng tỏ ,
Không cần chi lớn tiếng hay làm bộ ra
oai.
Đức Khổng nói:
Dùng miệng lưỡi hay kiểu cách bên
ngoài,
Cảm hóa dân lối ấy rất nên thô thiển.
Thơ rằng:
Đức nhẹ như lông, lông còn có bề hơn
kém,
Đức trời cao siêu việt chẳng tăm hơi,
Thực là hoàn hảo tuyệt vời.
Tử Tư trên kia vừa nói tới điều chí
cực,
Nay quay về nói lại chủ chốt căn
nguyên:
Nhắc ta tu thân căn cốt ở kính tin,
Dẫu chiếc bóng cũng không làm điều tà
khuất.
Suy rộng ra, nếu ai cũng dốc một lòng chính trực,
Thì thiên hạ lo chi chẳng an bình.
Khen nhân đức khi đạt mức huyền linh,
Sẽ bát ngát vô thanh và vô xú.
Một lời lẽ gồm biết bao tự sự,
Lòng thiết tha khẩn khoản muốn dạy
người,
Bao ý tình thắm thiết biết mấy mươi,
Học giả ta lẽ nào không hết lòng hết
sức.
BÌNH LUẬN
1. Thi vân: Ý cẩm
thượng quýnh... Bất quý vu ốc lậu.
Chương 33 này tổng luận về đạo người quân
tử.
Đạo quân tử theo Trung Dung là thứ đạo nội
tâm, không có những hình thức thờ phụng, van vái bên ngoài, mà chỉ cốt
theo gương toàn thiện của Trời, tu sửa tâm hồn cho nên toàn thiện.
Để phối thiên, người quân tử nên hết sức
tránh sự lòe loẹt bên ngoài.
Trọng tâm của người quân tử là giữ cho tâm hồn của mình luôn thanh cao
trang nhã, lúc nào cũng mường tưởng như có thần minh ở bên cạnh mình.
Lý luận
rằng cá ở trong nước sâu mà vẫn còn thấy được bóng dáng thì những điều
kín nhiệm trong lòng mình làm sao thoát khỏi mắt thần minh, cho nên
người quân tử luôn luôn cẩn trọng dẫu là khi ở một mình. Người quân tử
hơn người chính là ở chỗ đó.
Kẻ tiểu nhân thì trái lại, cần có một thứ
đạo phô trương lộ liễu để được tiếng khen bên ngoài; tâm hồn có xấu xa
mấy cũng không sao, miễn là đậy điệm, giấu giếm được.
Quân tử theo nội đạo (ésotérisme),
tiểu nhân theo ngoại đạo (exotérisme), khác nhau ở chỗ đó.
2. Cố quân tử bất động
nhi kính... đốc cung nhi thiên hạ bình.
Người quân tử nếu giữ cho tâm chính ý
thành thì chẳng bao lâu nhân đức sẽ hiển lộ ra bên ngoài, ảnh hưởng đến
quần chúng xa gần, và cảm hóa được chúng dân. Đó là
định luật của trời đất.
Người quân tử cũng không cần phải vất vả
bon chen, lao tác mới cảm hóa được chúng dân, mà có thể cảm hóa mọi
người bằng ảnh hưởng tâm thần, đức độ lời lẽ và đời sống mình.
Đạo Đức Kinh viết:
«Thánh nhân chẳng đi mà vẫn đến,
Chẳng phô trương mà vẫn tiếng tăm.
Chẳng làm mà vẫn thành công.»
Dịch
Kinh cũng viết:
«Dạy rằng quân tử trên đời,
Ngồi nhà nói phải muôn người vẫn theo.
Dặm nghìn còn phải hướng chiều,
Thời trong gang tấc đâu điều lần khân.»
Người xưa cho rằng đức Khổng viết kinh
Xuân Thu thì: «Một chữ khen vinh hơn áo cổn hoa, một chữ chê nhục hơn
hình rìu búa.»
Thế tức
là thánh nhân tu kỷ mà đem được an bình cho thiên hạ vậy.
3. Thi vân: Dư hoài
minh đức... vô thanh vô xú chí hĩ.
Trung Dung cho rằng đạo nội tâm
chính là đạo của thánh hiền muôn thuở, là đạo của Văn Vương, và viện dẫn
lời Kinh Thi (thiên Hoàng hĩ) để chứng minh điều đó. Để thấu triệt vấn
đề, xin tạm dịch đoạn Kinh Thi ấy như sau:
«Thượng
Đế gọi Văn Vương phán bảo,
Ta ưa người hoài bão đức nhân.
Chẳng cần khoe tiếng khoe tăm,
Chẳng cần thanh sắc lố lăng bên ngoài.
Không hay, không biết, thảnh thơi,
Ung dung theo đúng luật Trời ở ăn.»
Phúc Âm Công giáo cũng đã rao truyền đạo
nội tâm đó. Trong Matthieu (đoạn 6, 1-6), Chúa Jésus dạy chớ nên phô
trương đức độ, vì làm thế sẽ mất phần thưởng Thiên Chúa. Cho nên làm
phúc hay cầu nguyện cũng phải làm cho âm thầm kín đáo, đừng để cho ai
hay, ai biết, chỉ cần một mình Chúa Trời biết mà thôi.
Trong Phúc Âm Jean (4, 23-24) ngài lại
dạy: «Chúa là Thần và những kẻ thờ người phải thờ bằng tâm thần và chân
lý. Vì Thiên Chúa chỉ ưa những người thờ phụng ngài bằng tâm thần và
chân lý.» Trái lại những kẻ phụng thờ ngài bằng môi miệng, hình thức bên
ngoài, thì bị công kích kịch liệt bằng những lời lẽ sau:
«Dân này môi miệng thờ ta,
Nhưng mà lòng nó cách xa ngàn trùng.
Phụng thờ hình hạc luống công,
Những lời giảng giáo thuần dòng nhân
vi.»
Phật cũng dạy
trong kinh Kim Cương: «Nhược
dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng
kiến Như Lai.» (Ai lấy sắc tướng mà xem ta, lấy âm thanh mà tìm ta,
ấy là kẻ theo tà đạo, không thể thấy Như Lai được.)
Đức Khổng thì nói: «Lấy thanh sắc mà cảm
hóa dân ấy là đường lối thấp kém nhất.»
Tư tưởng của ba ngài quả thật giống nhau
vậy.
Tổng
luận về Trung Dung cụ Phan Bội Châu viết: «Thế thời tuyền bộ sách, mở
đầu ra chữ Thiên, thắt đuôi lại cũng chữ Thiên,biết được
thâm ý của người làm sách, chỉ cốt nói rõ Thiên chi đạo, tức là
đạo của Trời. Nhưng mà đạo của Trời đó há phải để mắt vào chỗ xanh cao
ngất, mà bảo là Trời hay sao? Đạo của Trời cũng chỉ ở nơi lòng người ta
mà thôi. Lòng người ta tức là nhân chi đạo, mà nhân chi đạo
tức là Thiên chi đạo. Nên bản sách này có hai câu rằng: ‘Thành
giả thiên chi đạo dã, thành chi giả, nhân chi đạo dã.’ Nói cho đúng,
nhân chi đạo và Thiên chi đạo chỉ khác nhau bằng hai cái
danh từ, mà ý nghĩa tinh thần thì tóm vào trong một chữ thành.
James
Legge bình rằng: «Chương cuối và chương đầu tương ứng với nhau. Chương
nào cũng có thể coi là toát lược cả toàn bộ Trung Dung.»
CHÚ THÍCH
Cố kiến ngôn hữu chi: minh đạo nhược muội, tiến đạo nhược thoái, di đạo
nhược loại. Thượng đức nhược cốc, đại bạch nhược nhục, quảng đức nhược
bất túc. Kiến đức nhược thu, chất chân nhược du. Đại phương vô ngung,
đại khí vãn thành, đại âm hi thanh, đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh,
phù duy đạo, thiện thải thả thành.
故
建
言
有
之.
明
道
若
昧,
進
道
若
退,
夷
道
若
類.
上
德
若
谷,
大
白
若
辱,
廣
德
若
不
足,
建
德
若
偷,
質
真
若
渝,
大
方
無
隅,
大
器
晚
成,
大
音
希
聲,
大
像
無
形,
道
隱
無
名,
夫
唯
道,
善
貸
且
成.
Xưa nay đã có lời truyền tụng,
Người biết đạo như vụng, như dần.
Tiến lên mà ngỡ lui chân,
Tới bên đạo cả mà thân tưởng hèn.
Đức siêu việt thấp in thung lũng,
Đức cao dầytưởng những vô tài.
Thực chất vẽ ngoài ngỡ kém,
Hình vuông to, góc biến còn đâu.
Những đồ quí báu làm lâu,
Tiếng to nhường sấm mà hầu vô thanh.
Tưởng to mới vô hình vô ảnh,
Trời mênh mang yên tĩnh như không.
Đạo trời tản mạn vô cùng,
Không làm mà vẫn thành công mới là.
Parce que le progrès moral dépend de la condition intérieure de la
pureté et du progrès vers la Vérité.
(Présence du Bouddhisme,
p.245)
- Tử viết: «Nội tỉnh bất cứu phù hà ưu hà
cụ.» 子
曰
內
省
不
疚
夫
何
憂
何
懼.
(Luận Ngữ, Nhan Uyên [ch.12] #4)
There is no conscience where there is no
grace.
There is no conscience where there is no
chivalry.
There is no conscience where there is no
compassion.
Conscience is a diamond reflecting
innumerable colours.
Conscience feeling must be compassionate,
Conscience acting must be chivalrous.
It is breadth of vision that is wanting.
- Tử viết:
Quân tử cư kỳ thất, xuất kỳ ngôn, thiện tắc thiên lý ngoại ứng chi,
huống kỳ nhĩ giả hồ.
子
曰:
君
子
居
其
室
出
其
言
善
則
天
里
外
應
之
況
其
邇
者
乎.
(Dịch Kinh, Hệ từ thượng)
- Phu tử nói: «Người quân tử ở trong nhà
nói ra điều lành, thì người ngàn dậm ứng với, huống hồ là kẻ ở gần.»
- Thị dĩ thánh nhân, bất
hành nhi chí bất hiện nhi danh bất vi nhi thành.
是 以 聖 人 不 行 而 至
不 現 而 名 不 為 而 成.
Thánh nhân chẳng đi mà vẫn đến,
Chẳng phô trương vẫn tiếng vẫn tăm.
Chẳng làm mà vẫn
thành
công. (Đạo Đức
Kinh, tr.47)
- Thí
như nhất năng trừ thiên niên ám, nhất trí năng diệt vạn niên ngu.
譬
如
一
燈
能
除
千
年
暗,
一
智
能
滅
萬
年
愚.
(Ví như một ngọn đèn có thể trừ cái
tối ngàn năm, một trí có thể trừ cái ngu muôn thủa) (Pháp bảo đàn
kinh, tr.132-133)
- Bất
ngôn nhi tín, bất nộ nhi uy, vô vi nhi trị.
不
言
而
信
不
怒
而
威
無
為
而
治.
(Không nói mà người vẫn tin,
không giận mà vẫn oai, không làm vẫn trị nổi người.)
- L’homme dont la conscience est parfaite,
influence tous les êtres, meut le ciet et la terre, fléchit les Mânes et
les Génies et parcourt les six régions de l’espace sans que rien
s’oppose à lui. (Lie-Tseu, Traduction de R. Brémond.)
The lotus blooms and draws the bees, Bloom thou, my soul ! in God-life
and thou wilt bless many. Live in God, and thy vibrations will attract
many though thou speak not a word. (TL. Vaswani)
Sen nở tung hoa quyến bướm ong,
Nở ra, hãy nở hỡi hoa lòng.
Sức thiêng Thượng đế dâng rào rạt,
Nhân Loại bao người sẽ cảm thông.
Trong tình Thượng đế sống ung dung
Cho phím đàn lòng tới tấp rung,
Tuy chẳng âm thanh vang khắp chốn,
Muôn người sau trước vẫn so cung.
- So many Gods, so many creeds!
So many ways, that wind and wind
While just the art of being kind.
Is all this sad world needs. (Ella Wheeler
Wilcox)
Bao thần phật, bao nhiêu đạo giáo,
Biết bao đường uốn éo quanh co.
Trong khi thế giới tiêu sơ,
Chỉ cần nhân loại hiệp hòa yêu đương.
- Make
the plough of truth
Plant the seed of earnestness
Remove the weeds of untruth
Water it with patience,
Always introverting thyself
Fence it with self satisfaction
If such be thy steadfastness.
Self-realization is thy harvest.
(Saint Appar, The divine life, vol.
XXII Jan. 1960)
- Within you is hidden god
Within you is immortal soul
Kill this little «I»
Die to live,
Lead the divine life.
Within you (is the) fountain of joy,
Within you (is the) ocean of bless
Rest peacefully in your own Atma,
(and) Drink the nectar of immotality.
(Sri
Swami Sivananda)
-
Hymn from the Veda:
Steep and high is your path of pilgrimage,
o man: never descending low. I have equipped thee with the divine wisdom
and power to live a full and vigorous life.
Come and enter the divine chariot of
immortal bless.
Never say you are old, o my traveller,
With advancing age, blessed with the
wealth of wisdom, you shall ever remain young and vigorous.
Up and high goes your path, never
descending low.
(Atharvaveda)
Tạm dịch:
Đường trời cao vút tầng mây,
Ai ơi đừng có một ngày lui chân.
Đức trời lồng với kinh luân,
Ta đem ta xẻ ta phần cho ai.
Hãy lên rong ruổi xe trời,
Băng miền cực lạc muơn đời trường sinh.
Răng long đầu bạc mặc tình,
Đừng bao gời nói rằng mình già nua.
Thần thông trời đã phú cho,
Bạc đầu lòng vẫn phởn phơ nhẹ nhàng.
Vén mây, vượt núi, băng ngàn,
Đường trời chót vót chớ màng lui chân.
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11 12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
|