TRUNG DUNG TÂN KHẢO
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
QUYỂN
II: TRUNG DUNG
BÌNH DỊCH
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11
12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
Chương 12
ĐẠO TRỜI ẨN ÁO LẠI MÊNH MÔNG
第 十 二 章
君
子 之 道 費 而 隱.
夫 婦 之 愚,
可 以 與 之 焉.
及 其至 也,
雖 聖 人 亦 有 所 不 知 焉.
夫 婦 之 不 肖,
可 以 能 行 焉.
及 其 至 也,
雖 聖 人 亦 有 所 所 不 能 焉.
天 地 之 大 也,
人 猶 有 所 憾.
故 君 子 語 大,
天 下 莫 能 哉 焉;
語 小 天 下 莫 能 破 焉.
詩 云:
鳶 飛 戾 天;
魚 躍 于 淵.
言 其 上 下 察 也.
君 子 之 道,
造 端 乎 夫 婦;
及 其 至 也 察 乎 天 地.
右
第 十 二 章.
子 思 之 言,
蓋 以 申 明 首,
章 道 不 可 離 之 意 也.
其 下 八 章,
雜 引 孔 子 之 言 以 明 之.
PHIÊN ÂM
Quân tử
chi đạo phí nhi ẩn. Phu phụ chi ngu, khả dĩ dự tri yên. Cập kỳ chí dã,
tuy thánh nhân diệc hữu sở bất tri yên. Phu phụ chi bất tiếu, khả dĩ
năng hành yên. Cập kỳ chí dã, tuy thánh nhân diệc hữu sở bất năng yên.
Thiên địa chi đại dã, nhân do hữu sở hám. Cố quân tử ngứ đại, thiên hạ
mạc năng tai yên; ngữ tiểu thiên hạ mạc năng phá yên.
Thi vân: “Duyên phi lệ thiên, ngư dược vu uyên.”
Ngôn kỳ thượng hạ sát dã. Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ
chí dã sát hồ thiên địa.
Hữu đệ thập nhị chương. Tử Tư chi ngôn, cái dĩ thân minh thủ chương, đạo
bất khả ly chi ý dã. Kỳ hạ bát chương, tập dẫn Khổng Tử chi ngôn dĩ minh
chi.
CHÚ THÍCH
-
Phí
費
= rộng. - Ẩn
隱
= kín nhiệm. - Hám
憾
= hờn giận. - Tải
載
= Chở. - Lệ
戾
= tới. - Sát
察
= Chiêu trước
昭 著
= rõ ràng
DỊCH CHƯƠNG 12
Đạo Trời ẩn áo lại mênh mông
Đạo
người quân
tử mênh mông,
Lại còn
ẩn áo mông
lung khôn dò.
Cho
dầu đôi vợ chồng ngu,
Cũng
thường lõm bõm hiểu sơ đôi phần.
Cho
dầu những bậc thánh nhân,
Cũng
còn có chỗ biện phân chẳng rành.
Cho
dầu đôi vợ chồng đần,
Cũng
thường có chỗ dự phần đua chen.
Cho
dầu những bậc thánh hiền,
Cũng
thường có chỗ khó đem thi hành.
Trời
đất lớn, đã đành rằng lớn,
Lớn
nhưng chưa vừa trọn ý người.
Vì lời
quân tử chơi vơi,
Tung
ra bát ngát đất trời khôn mang.
Thâu
tóm lại, nói năng gọn lại,
Cả đất
trời phá hoại không đang.
“Diều
tung cánh sát tầng mây biếc,
Cá
dương vây lặn miết đáy sâu.”
Dưới
trên trông rõ thấp cao,
Hay
điều ẩn áo, rõ điều mênh mông.
Đạo
quân tử từ vòng chồng vợ,
Tung
mãi ra tở mở đất trời.
Chú
thích:
Trước đây là chương thứ 12. Ông Tử Tư biên để giảng câu “Đạo Trời sau
trước vẫn liền với ta” của chương đầu. Tám chương tiếp, ông dẫn lời
đức Khổng để giải rõ.
BÌNH LUẬN
Trong
chương này, Tử Tư bắt đầu nghị luận rằng Đạo chẳng xa người.
Đạo chẳng
xa người, vì thực ra đạo đã lồng ngay
trong lòng vạn vật, vũ trụ.
Vì lồng trong vạn vật nên ẩn áo huyền vi, vì ứng vạn sự nên công dụng và
biểu dương, phát lộ thì lại man mác, phổ cập khắp nơi. Bất kỳ một động
tác nào dù là diều bay trên trời hay cá lội dưới nước, hoặc là người lao
tác hoạt động, cũng không thể nào ở ngoài vòng ảnh hưởng của Đạo được.
Hơn nữa, đạo có nhiều hình thái, nhiều cấp độ, cho nên chỗ thấp thì ngu
phu, ngu phụ cũng hiểu được làm được; còn chỗ cao thì thánh nhân cũng
khó biết, khó làm.
“Đạo vô bất tại”, nên muốn tìm kiếm đạo cứ tìm nơi tâm khảm mình, và nếu
giữ cho tâm chu toàn không bị phát tán, tản lạc, thì bản thể của đạo sẽ
hiển lộ ra, và ứng dụng của đạo sẽ thông suốt vô cùng tận.
Người xưa cho
rằng: Thể dụng của đạo lưu hành, phát hiện cùng khắp đất trời, suốt hết
cổ kim, không khi nào gián đoạn, khuy khuyết. Cho nên muốn tìm đạo, chỉ
việc tìm giữa động tác hàng ngày, mà chỗ sơ phát của đạo chẳng ở đâu xa,
nó ở ngay trong lòng ta. Cho nên nếu giữ vẹn tâm hồn, sẽ thấy được trọn
vẹn thể dụng của Đạo.
Dung tục
lúc nào cũng nhờ đạo mà sống động, nhưng họ chẳng biết chẳng hay.
Người quân tử trái lại, nhận ra được đạo thể ngay nơi lòng mình, và có
thể đem đạo ứng dụng khắp vũ trụ.
Khi
tung vô tận vô biên,
Khi thu
ẩn áo im lìm tiếng
tăm.
Đạo nơi con người vô biên vô tận, nên con người cũng có thể phát huy
được đạo ấy cho tới vô biên vô tận, vì thế cho nên trời đất tuy to lớn,
vẫn chưa vừa con người…
Có thể nói rằng: đạo trời y như có hai đầu. Một đầu thì ẩn áo huyền vi,
tiềm ẩn ở tít tận đáy lòng, còn một đầu thì mênh mông bát ngát. Lúc sơ
phát, thì ẩn áo siêu vi, nhưng lúc đạt tới chỗ chí cùng chí cực, thì rỡ
ràng vĩ đại.
Đạo
người quân tử mênh mông,
Đồng
thời ẩn áo mung lung
khôn dò.
Tác giả
Trung Dung viện dẫn Kinh Thi để làm nổi bật những nét mênh mang ẩn áo
vậy:
“Diều
tung cánh sát tầng mây biếc,
Cá
dương vây lặn miết đáy sâu.”
Rồi tác
giả khuyên ta nên tung tầm mắt mà quan sát vạn vật đất trời để tìm ra
đại đạo.
“Ngoài
nội chim kia còn chắp cánh,
Trên
lương yến nọ chẳng lìa đôi,
Tầng
mây kết ngãi
lưng trời…”
Đôi
chim ríu rít, đôi người chắt chiu.
Đầu Kinh
Thi, ta đọc thấy:
Quan quan
thư cưu
關 關 雎 鳩
Tại hà
chi châu
在 河 之 州
Yểu điệu
thục nữ
窈 窕 淑 女
Quân tử
hảo cầu. 君
子 好 逑
Đôi
thư cưu nó kêu quang quác,
Bãi
sông Hà man mác chắt chiu,
Bên
người thục nữ yêu kiều,
Bên
người quân tử rập rìu duyên tơ.
Trung
Dung viết:
Đạo
quân tử từ nguồn phu phụ,
Tung
mãi ra trùm cả đất trời.
Đạo phu thê là đạo phu xướng phụ tùy, để đi đến chỗ sắt cầm hảo hợp. Còn
đất với trời thì lúc nào cũng quấn quýt lấy nhau, hưởng ứng nhau. Trời
che đất chở, trời sinh đất dưỡng. Đầu đất là chân trời. Vòng càn khôn
lúc nào cũng hiện ra nơi nhãn giới.
Suy ra thì trong đạo làm người, tâm phải thuận theo tính, tâm phải phục
mệnh. Nếu tâm theo tính, nếu nhân tâm phục tòng thiên mệnh, thì tức là
theo đúng đạo xướng tùy, hòa hợp của đất trời. Thế là Âm theo Dương,
bóng tối nhường gót cho ánh sáng, sụ chết nhường chỗ cho sự sống. Thế là
Dương sinh Âm trưởng. Tâm thần sẽ tài bồi cho mầm tính nở tung muôn hoa
đức hạnh, tâm hồn sẽ phả quang huy của vầng dương thiên tính, sẽ biến
hóa theo đúng đạo trời.
Đạo Trung Dung có chỗ thấp chỗ cao, chỗ gần chỗ xa. Chỗ đắc đạo, đạt đạo
là Trung Dung, trung đạo, dữ thiên đồng đức, chí thành chí thiện.
Chỗ đạt đạo thì bao trùm hết không gian, thời gian rực rỡ ngàn trùng.
Chỗ khởi điểm chỉ là một tàn lửa thiên chân, thiên lý ẩn áo đáy lòng.
Chỗ đạt đạo thì chỉ có bậc chí thánh mới vươn lên tới, nhưng con đường
đạo lý mở rộng chờ đón mọi người, và thực ra khởi điểm của nó dung dị
tầm thường, nên dẫu ngu phu ngu phụ cũng vẫn hay biết ít nhiều, và vẫn
có thể thi hành đôi chút.
Công phu tu luyện
của con người cốt là làm cho nguồn mạch thánh thiện toàn hảo nơi mình
ngày một tung tỏa ra lai láng, có thể tràn ngập năm hồ bốn biển.
CHÚ THÍCH
»
Mục lục
»
Tựa của Chu Hi
»
Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9
10
11
12
13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31 32
33
|