TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

QUYỂN II: TRUNG DUNG BÌNH DỊCH

» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13

14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33


Chương 22

THÁNH NHÂN CÙNG LÝ TẬN TÁNH

第 二 十 二 章

唯 天 下 至 誠 為 能 盡 其 性. 能 盡 其 性 則 能盡 人 之 性. 能 盡 人 之 性 則 能 盡 物 之 性. 能 盡 物 之 性 則 可 以 贊 天 地 之 化 育. 可 以 贊 天 地 之 化 育 則 可 以 與 天 地 參 矣.

PHIÊN ÂM

Duy thiên hạ chí thành[1] vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính tắc năng tận nhân chi tính. Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính, tắc khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ Thiên địa tham hĩ.[2]

CHÚ THÍCH 

- Tận = sống đúng theo tính. Sống thật hoàn thiện. Sống đúng theo thiên lý. - Tán = giúp.- Hóa dục 化 育 = sinh dưỡng, biến hóa.- Tham = tham dự, cộng tác. - Chí thành 至 誠 = chí thành chí thiện.[3]

 DỊCH CHƯƠNG 22

Thánh nhân cùng lý tận tính

Chỉ những bậc chí thánh trong thiên hạ,

Mới phát huy vẹn cả tính nhân loài.

Tận thiện mình rồi cải thiện mọi người,

Cải thiện người, rồi tác thành muôn vật.

Tác thành cho quần sinh trong trời đất,

Là giúp đất trời dinh dưỡng sinh linh.

Giúp đất trời trong công cuộc dưỡng sinh,

Nghiễm nhiên sẽ được cùng đất trời tham tán.[4] 

BÌNH LUẬN

1. Chỉ có thánh nhân mới có thể tận tính:

Thực vậy, muốn tận tính phải biết hồi quang quán chiếu, phải đi sâu vào tâm khảm, phải thoát mọi vấn vương tục lụy. Đó là những điều mà thường nhân không làm được.

Nhưng nếu đi sâu vào tâm khảm sẽ biết tính, mà biết tính tức là sẽ biết được Trời (theo Mạnh Tử).[5]

Nói theo từ ngữ thông thường, tận tính là tìm ra được căn bản tâm thần mình. Mà căn bản tâm thần mình chính là Thái cực, là tuyệt đối thể, là Trời.[6]

2. Tận tính mình rồi sẽ tận tính người và tính vật:

Nho gia nói riêng và thánh hiền Đông Á nói chung đều chủ trương vạn vật nhất thể. Theo chủ trương này, muôn loài chỉ khác nhau về khí chất, hình thức, chủng loại bên ngoài, còn hoàn toàn giống nhau về căn cốt, tính lý bên trong.[7]

Vì thế biết tính mình sẽ biết tính người, tính vật.

Quảng Bình Du Thị cũng nói: «Tính muôn vạn người cũng là tính mình, cho nên biết rõ tính mình sẽ biết rõ tính người.» [8]

Qui Sơn Dương Thị cũng nói: «Xét về tính thì vạn vật cùng một gốc, nhưng nếu người không có thiên đức, không thể biết đến kỳ cùng thấu đáo được.» [9]

Mạnh Tử nói:

«Vạn vật giai bị ư ngã.» Thực là chí lý vậy.[10]

Nói cách khác, nếu chúng ta dùng ngũ quan, tri giác thông thường thì thấy muôn vật đều là gàng quải, chia phôi, nhưng nếu nhìn bằng con mắt tâm thần thì vạn vật chỉ là một thực thể duy nhất. Thực thể duy nhất ấy là Tính, là Đạo, hay Thái Cực.

Chu Hi cho rằng: Thái cực là Lý có trước trời đất, đã sinh ra trời đất, và hằng lồng trong trời đất vạn vật... làm khu nữu cho trời đất muôn vật.[11]

Cho nên tìm ra được tính, tức là tìm ra được thực thể vô biên, cơ cấu của vạn năng, căn bản của vạn vật hay là căn bản duy nhất theo từ ngữ của Kant.[12]

Biết rõ mình suy ra người, ra vật, vạn sự vạn loài, đó là phương pháp ‘dĩ nhất quan vạn’ của tiên nho.[13]

Ngày nay người ta gọi đó là phương pháp tổng quát, hay suy rộng. Nhờ phương pháp này mà nhân một có thể suy ra vạn, bất kỳ về phương diện nào.

Nhờ phương pháp này mà Mạnh Tử đã định được rằng thánh phàm đều cùng bản tính như nhau. Chỉ khác là: một đàng thì giữ được bản tâm bản tính; một đàng chẳng giữ được nó mà thôi.

Mạnh Tử viết: «Cho nên phàm những vật đồng loại thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự ? Những vị thánh nhân và chúng ta đều cùng một loài.»[14]

Lạ lùng thay, sách Minh Triết (một trong các thánh thư Công giáo) cũng chủ trương đại khái rằng bất kỳ ai đã sinh làm người cũng do khí huyết của cha mẹ, cũng phải chịu sự thai nghén, cũng phải mang tiếng khóc chào đời, cũng phải cúc dục cù lao. sách viết thêm: «Chẳng có vua nào chào đời thể khác cả. Lối vào đời và lối ra khỏi đời chỉ có một cho bất cứ người nào.» [15]

Thiệu Tử viết: «[Thánh nhân] có thể lấy một tâm mình xem vạn tâm, lấy thân mình xem vạn thân, lấy một vật xem vạn vật, lấy một đời xem vạn đời.» [16]

3. Tận tính sẽ giúp đất trời trong cuộc hóa sinh

Đi sâu vào đáy lòng muôn vật, sẽ thấy muôn vật tiềm tàng một nguồn sinh lực vô biên, nếu biết cách khai thác sẽ có thể cải thiện, biến hóa vạn vật.

Tìm thấy rằng tuyệt đối làm căn bản cho thế giới tương đối hữu hình, sẽ suy ra được rằng nhân loại luôn ước mơ tuyệt đối, luôn hướng về tuyệt đối, và như vậy sẽ vạch cho mọi người thấy con đường tiến hóa và mục phiêu tiến hóa của mình. Chiều hướng tiến hóa là chiều hướng nội tâm, mục phiêu tiến hóa là phối kết Thượng Đế.

Tận dụng được vạn vật, tận thiện được vạn dân, tức là đã giúp Trời trong công cuộc hóa sinh vậy.

Thiệu Tử cũng cho rằng tất cả công phu học vấn là cốt tìm cho ra điểm kết hợp giữa Trời và người; và công phu giáo hóa, tu luyện cốt để giúp con người đi hết tầm tiến hóa khả dĩ kết hợp được với Trời.[17]

4. Giúp đất trời trong công cuộc hóa sinh

Nho giáo vốn chủ trương thánh nhân phối thiên (thánh nhân kết hợp với Trời).

Thiệu Tử viết: «[Thánh nhân] lấy lòng mình thay ý Trời, miệng mình thay lời Trời, tay mình thay công Trời, thân mình thay việc Trời.» [18]

Trình Tử viết: «Thánh nhân đạt tới sự thành nhất của Trời...[19] Trời là thánh nhân, thánh nhân là Trời...[20] Thánh nhân tức là Trời đất...[21] Đại nhân đức độ hợp trời đất, quang minh hợp nhật nguyệt.» [22]

Trong một bài đại luận về thánh nhân, Chu Hi cũng kết thúc bằng mấy chữ bất hủ như sau:

«Thánh nhân tức là hiện thân của Trời.»

Dịch Kinh từ lâu vốn coi con người toàn thiện là có đức độ sánh với Trời. Dịch Kinh viết: «Đức độ người ngang với đức độ trời đất, người sáng láng như hai vầng nhật nguyệt, biến thông tựa bốn mùa, ảnh hưởng người in tựa thần minh.» [23]


CHÚ THÍCH

[1] Chí thành 至 誠: naturali integritate summe rectus, seu sanctus. 至 誠 exhaurire cognitionem et actionem in perficiendo se, tum exemplo et institutione perficere alios, dein sapienti gubernio efficere ut omnia juxta suam naturam plene evolvantur, et sic adjuvare coelum et terram, quae producunt et conservant sed nequeunt cogere homines ut juxta naturam ipsi agant rebusque utantur. (Litteraturӕ Sinicӕ, p.205)

[2] Bản dịch của Séraphin Couvreur:

Seul, sous le ciel, le sage par excellence est capable de développer et de déployer entièrement ses qualités naturelles. Pouvant développer et déployer entièrement ses qualités naturelles il peut (par ses exemples et ses enseignements) faire que les autres hommes développent et déploient entièrement leurs qualités naturelles. Ensiute il peut (par de sages règlements) faire que toutes choses servent à l’homme selon toute l’étendue de leurs qualités naturelles. Pouvant faire que toutes choses servent selon toute l’étendue de leurs qualités naturelles, il peut aider le ciel et la terre à former et à conserver les êtres. Pouvant aider le ciel et la terre à former et à conserver les êtres, il peut être associé au ciel et à la terre.

[3] Trước tiên trau dồi học vấn, hoàn thiện hành vi để tận thiện mình, sau treo gương sáng, lập chế độ để cải thiện người, rồi khéo léo điều khiển để mọi sự phát huy tiến triển theo đúng bản tính, như vậy là giúp trời đất. Trời đất sinh đưỡng nhưng không ép được người phải theo thiên lý, theo thiên tính và sử dụng sự vật cho phải lẽ.

[4] C’est lui (Dieu) qui m’a donné une science infaillible des êtres,

pour me faire connaître la structure de l’univers, et les propriétés des éléments.

Le commencement, la fin de le milieu des saisons,

les alternances des solstices, les vicissitudes des temps,

les cycles des années et la position des étoiles,

la nature des animaux et les instincts des fauves,

la puissance des esprits et les raisonnements des hommes,

les différentes espèces des plantes et les vertus des racines.

Tout ce qui se cache et tout ce qui se voit, je l’ai appris;

car la Sagesse, ouvrière de toutes choses, me l’a enseigné.

(Livre de la Sagesse, 7-17, 22)

[5] Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-1]

[6] Nho viết Thái cực, Thích viết Viên giác, Đạo viết Kim đan. Thái cực, Viên giác, Kim đan kỳ danh tuy tam, kỳ vật tắc nhất. Giá cá vật thị tính mệnh chân chủng tử. Sở vị cùng lý giả, tức cùng thử chân chủng. Sở vị tận tính giả, tức tận thử chân chủng. Sở vị trí mệnh giả, tức chí thử chân chủng. Tri thử chân chủng, nghịch nhi tu chi, dĩ chi tu tính nhi tính khả minh, dĩ chi tu mệnh nhi mệnh khả lập. 儒 曰 太 極, 釋 曰 圓 覺, 道 曰 金 丹. 太 極, 圓 覺, 金 丹 其 名 雖 三, 其 物 則 一. 這 個 物 是 性 命 真 種 子. 所 謂 窮 理 者, 即 窮 此 真 種. 所 謂 盡 性 者, 即 盡 此 真 種. 所 謂 致 命 者, 即 致 此 真 種. 知 此 真 種, 逆 而 修 之, 以 之 修 性 而 性 可 明, 以 之 修 命 而 命 可 立 (Thê Vân Sơn, Lưu Ngộ Nguyên, Ngộ đạo lục, tr.35)

[7] Nhân hòa vật, tuy nhiên hình chất khí loại hữu bất nhất dạng. Chí ư tính đô thị bẩm thụ tự thiên, bản lai một hữu thập ma bất đồng. 人 和 物, 雖 然 形 質 氣 類 有 不 一 樣. 至 於 性 都 是 稟 受 自 天, 本 來 沒 有 什 麼 不 同 (Trung Dung kim thích, tr.59)

[8] Thiên vạn nhân chi tính, nhất kỷ chi tính thị dã. Cố năng tận kỷ tính tắc năng tận nhân chi tính. Vạn vật chi tính, nhất nhân chi tính thị dã. Cố năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. 千 萬 人 之 性, 一 己 之 性 是 也. 故 能 盡 己 性 則 能 盡 人 之 性. 萬 物 之 性, 一 人 之 性 是 也. 故 能 盡 人 之 性, 則 能 盡 物 之 性 (TD hoặc vấn, tr.114b)

[9] Qui Sơn Dương Thị viết: Tính giả, vạn vật chi nhất nguyên dã. Phi phù thể thiên đức giả, kỳ thực năng tận chi. 龜 山 楊 氏 曰: 性 者, 萬 物 之 一 元 也. 非 夫 體 天 德 者, 其 孰 能 盡 之 (Trung Dung hoặc vấn, tr.114b)

[10] Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-2]

[11] Nhược vô Thái cực tiện bất phiên liễu thiên địa... Cố thường tại vật chi trung vi vạn vật chi đích. Vật vô chi, tắc vô dĩ vi căn chủ, nhi bất năng dĩ hữu lập. 若 無 太 極 便 不 翻 了 天 地... 故 常 在 物 之 中為 萬 物 之 的. 物 無 之, 則 無 以 為 根 主, 而 不 能 以 有 立 (Stanislas le Gall S.J., Tchou Hi sa doctrine son influence)

[12] La réalité infinie est le substrat de toute possibilité, le fondement universel. Si toutes les négations sont des limites, aucune chose n’est possible que par une autre chose qu’elle suppose, sauf l’ens realissimum. (Kant, Oeuvres, 17, 4758) (cf. Lucien Goldmann, La communauté humaine et l’univers chez Kant, p.50)

- «L’unique fondement possible.» (Ib., p.76)

- Nous trouvons chez Kant un très grand nombre d’expressions pour désigner l’inconditionné: le supra sensible, le souverain bien, la totalité, l’Universitas, le noumène, la chose en soi, l’intellect archetype, la volonté sainte, l’entendement intuitif ou créateur. (Ib., p.137)

[13] Dĩ nhất quan vạn. 以 一 觀 萬 (Thiệu Khang Tiết, Hoàng Cực Kinh Thế, q.5, tr.8)

- Phù sở dĩ vị chi quan vật giả phi dĩ mục quan chi dã, phi quan chi dĩ mục nhi quan chi dĩ tâm dã. Phi quan chi dĩ tâm nhi quan chi dĩ lý dã. Thiên hạ chi vật mạc bất hữu lý yên, mạc bất hữu tính yên, mạc bất hữu mệnh yên. 夫 所 以 謂 之 觀 物 者 非 以 目 觀 之 也 非 觀 之 以 目 而 觀 之 以 心 也. 非 觀 之 以 心 而 觀 之 以 理 也. 天 下 之 物 莫 不 有 理 焉, 莫 不 有 性 焉, 莫 不 有 命 焉 (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.6, tr.26)

[14] Cố phàm đồng loại giả, cử tương tự dã. Hà độc chí ư nhân nhi nghi chi. Thánh nhân dữ ngã đồng loại giả. 故 凡 同 類 者, 舉 相 似 也. 何 獨 至 於 人 而 疑 之. 聖 人 與 我 同 類 者 (Mạnh Tử, Cáo Tử [thượng-7])

[15] Je ne suis, moi aussi, qu’un homme mortel, semblable à tous les autres, un descendant du premier être formé de la terre. J’ai été modelé en chair dans le sein de ma mère, òu pendant dix mois dans son sang j’ai pris consistance, grâce à la semence virile et au plaisir, compagnon du sommeil. A ma naissance, j’ai, moi aussi respiré l’aircommun, je suis tombé sur la terre qui nous reçoit tous pareillement, et des pleurs, comme pour tous, furent mon premier cri. J’ai été élevé dans les langes et parmi les soucis. Aucun roi ne connut autre début d’existence; il n’y a pour tous qu’une façon d’entrer dans la vie, comme d’en sortir. (Livre de la Sagesse, 7, 1-6)

[16] Vị kỳ năng dĩ nhất tâm quan vạn tâm, nhất thân quan vạn thân, nhất vật quan vạn vật, nhất thế quan vạn thế. 謂 其 能 以 一 心 觀 萬 心, 一 身 觀 萬 身, 一 物 觀 萬 物, 一 世 觀 萬 世 (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.5, tr.6)

[17] Học bất tế Thiên nhân bất túc dĩ vị chi học... Cố do miễn cơ an, tận nhân khả dĩ hợp Thiên nhi nhân dữ Thiên tế, bất như thị khởi đắc vị chi học hồ? 學 不 際 天 人 不 足 以 謂 之 學... 故 由 勉 幾 安, 盡 人 可 以 合 天 而 人 與 天 際, 不 如 是 起 得 謂 之 學 乎? (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.8, tr.26b)

[18] Hựu vị kỳ năng dĩ tâm đại thiên ý, khẩu đại thiên ngôn, thủ đại thiên công, thân đại thiên sự giả yên. 又 謂 其 能 以 心 代 天 意, 口 代 天 言, 手 代 天 工, 身 代 天 事 者 焉 (Ib., q.5, tr.5b)

[19] Thánh nhân thành nhất chi ư Thiên. 聖 人 誠 一 之 於 天 (Trình Tử kinh thuyết, 8, tr.5b)

[20] Thiên tức thánh nhân, thánh nhân tức thiên. 天 即 聖 人 聖 人 即 天 (Ib., tr.5b)

[21] Thánh nhân tức thiên địa dã. 聖 人 即 天 地 也 (Nhị Trình toàn thư, di thư nhị thượng, tr.4a)

[22] Đại nhân giả dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, phi tại ngoại dã. 大 人 者 與 天 地 合 其 德, 與 日 月 合 其 明, 非 在 外 也 (Nhị Trình toàn thư, di thư nhị thượng, tr.3a)

[23] En un mot, le Saint est le Ciel personnifié. 四 時 行 而 百 物 生, 莫 非 天 理 發 現 流 行 之 實 不 得 言 而 見 聖 人 一 動 一 靜, 莫 非 妙 道 精 義 之 際 亦 天 而 已 (Luen yu, ch.17, #18 comment)

Le I-king avait depuis longtemps déjà représenté l’homme parfait comme l’égal du Ciel en perfection: «Ses vertus, y est, il dit, égalent celles du Ciel et de la terre, il brille comme le soleil et la lune, sa régularité est comparable à celle des quatre saisons, son influence rappelle celle des Esprits. (Stanislas le Gall S.J., sđd., p.67)


» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13

14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33