ĐẠO ĐỨC
KINH
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
khảo luận & bình dịch
»
mục lục
»
khảo luận
CHƯƠNG 11
VÔ DỤNG
無 用
Hán văn:
三 十 輻 共 一 轂.
當 其 無, 有
車 之 用. 埏 埴 以 為 器.
當 其 無, 有 器 之 用.
鑿 戶 牖 以 為 室. 當 其 無,
有 室 之 用. 故 有 之 以 為 利,
無 之 以 為 用.
Phiên âm:
1. Tam thập phúc,
cộng nhất cốc.
Đương kỳ vô, hữu xa chi dụng.
2. Duyên
thực
dĩ vi khí. Đương kỳ vô, hữu khí chi
dụng.
3. Tạc hộ
dũ
dĩ vi thất. Đương kỳ vô, hữu thất chi
dụng.
4. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi
dụng.
Dịch xuôi:
1. Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ
chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.
2. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ
«trống không», mới có cái dùng của chén bát.
3. Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ
có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.
4. Cho nên lấy cái «có» để làm cái
lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng.
Dịch thơ:
1. Bánh xe ba mươi tai hoa,
Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.
2. Bát kia lấy đất dựng gầy,
Nhờ lòng bát rỗng, mới hay đựng đồ.
3. Làm nhà trổ cửa nhỏ, to,
Nhờ cửa mở trống, cái nhà mới quang.
4. Hữu hình để chở, để mang,
Vô hình mới thực chính tang «cái dùng».
BÌNH GIẢNG
Trong chương này, Lão tử dùng ba ví dụ
để nói lên sự quan trọng của Hư vô. Đó là:
-
Khoảng không của trục xe
-
Khoảng không trong lòng bát
-
Khoảng không nơi các cửa lớn nhỏ, và
-
Khoảng không trong lòng nhà.
Suy ra, thì cái hữu hình hữu tướng chỉ
cốt là để dung chứa cái không, và cái không mới thực sự quan hệ.
Nhân chương này, thiết tưởng nên bàn
về chữ Vô, chữ Không của đạo Lão.
1. Chữ Hư, Vô
trong siêu hình học Lão giáo
Chữ Hư, chữ Vô, chữ Không, trong siêu
hình học đạo Lão, tức là Tuyệt đối. Đạo đức kinh chương 40 viết: «Thiên
hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư Vô.»
Xướng đạo Chân ngôn viết: Đạo gia gọi
là Hư; Phật gia gọi là Không. «Không có thể nhìn thấy mọi sự, nghe thấy
mọi sự. «Không» vẫn không làm gì gián cách, không vốn vô lượng, vô biên.
Cho nên khi một người suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư
không vô lượng, vô biên đã biết, đã hay... Vì thế, Nho gia «thận độc, úy
không» (cẩn thận khi ở một mình, sợ hãi cái Không).
Nơi con người hư vô chính là chân tâm,
bản tâm con người. Sách Tựu Chính lục viết: «Thiên hạ vạn sự vạn
vật giai hữu hình, hữu tích, duy có tâm là không thể lấy hình tích mà
tìm cầu; không tiếng không hơi; không không, đãng đãng...»
2. Những khoảng
không trong con người
Nếu ở nơi bánh xe, chén bát, nhà cửa,
khoảng không trọng hơn khoảng có, thì ở nơi con người các khoảng không,
đều trọng hơn khoảng có.
Y gia chỉ biết các khoảng có. Đạo gia
chuyên chú trọng đến các khoảng không. Theo đạo gia thì có ba khoảng
không quan trọng nhất trong con người, mà họ thường gọi là Thiên cốc,
Ứng cốc, Linh cốc.
a) Thiên cốc
天 谷
hay Thượng đan điền
上 丹 田
hay Huyền quan khiếu
玄 關 竅
ở Nê hoàn cung
泥 丸 宮
hay Não thất ba.
b) Ứng cốc
應 谷
hay Giáng cung
絳 宮
hay Trung đan điền
中 丹 田
ở xoang giữa ngực (médiastin) gần tim.
c) Linh cốc
靈 谷
hay Khí hải
氣 海
hay Hạ đan điền
下 丹 田
xoang bụng dưới rốn (cavité abdominale, région Hi pogastrique).
Thiên cốc
天 谷
hay Huyền quan khiếu
玄 關 竅,
dĩ nhiên là quan trọng hơn cả.
Sách Tu chân biện nạn tiền
biên viết:
Tại thiên, tắc Vô
cực
在 天 則 無 極
Tại nhân, tắc Huyền khiếu.
在 人 則 玄 竅
Các xoang cốc trong người đều không
thương với nhau bằng những kinh lạc vô hình và nhất là qua ngả ống giữa
tủy xương sống (canal épendymaire).
3. Tu đạo là đi
tìm không, thực hiện không
Người tu đạo chính là đi tìm Không.
Những cái có, nhỡn tiền, ai chẳng thấy. Xác thịt trần trần, ai chẳng
thấy. Cho nên người cao siêu, tu đạo, tức là đi tìm cái vô hình, vô
tướng mà mọi người không tìm thấy; chỉ cho nhau cái không, mà
người thường không thấy.
Tính mệnh khuê chỉ
性 命 圭 旨
có thơ rằng:
«Đại đạo căn kinh thức giả hi
大
道
根
莖
識
者
稀
Thường nhân nhật dụng thục năng tri
常
人
日
用
孰
能
知
Vị quân chỉ xuất thần tiên quật
為
君
指
出
神
仙
窟
Nhất khiếu loan loan tự nguyệt mi.»
一 竅 灣 灣 似
月 眉
Tạm dịch:
Căn kinh đại đạo ít ai hay,
Thường nhân dùng mãi, biết nào ai?
Vì người, xin chỉ thần tiên động,
Một khiếu cong cong tựa nét ngài...
Tu là đem tâm thần về Không động.
Trương Vô Mộng nói: «Tâm tại linh
quan, thân hữu chủ. Khí qui nguyên hải thọ vô cùng.»
心 在 靈 關 身 有 主氣 歸 元 海 壽 無 窮.
«Tâm ở linh quan thân có chủ,
Khí về nguyên hải thọ vô cùng...»
Nhập dược kính
nói: «Nê hoàn là bản cung của Thần, Thần về Nê hoàn thời vạn thần triều
hội. Vì thế nói: «Người muốn bất tử, thời tu Côn Lôn.»
Mục đích của sự tu trì là: Thành thần trở về với Vô cực. (Luyện thần
hoàn hư. Phục qui vô cực.
煉 神 還 虛,
復 歸 無 極)
Các đạo sĩ Yoga xưa tu luyện không
phải đi tìm «Thiên đường» mà cốt là kết hợp với bản nguyên của vũ trụ.
Như vậy con người một nửa là Hữu một
nửa là Vô. Tìm ra được nửa Vô trong người, làm cho các năng lực còn tiềm
tàng trong Vô đó được thi triển, mới là con người toàn diện.
Lý tưởng đời sống theo đạo Lão đều
xoay quanh chữ VÔ
無. Ta thấy đạo Lão toàn chủ trương VÔ:
-
Vô kỷ
無 己
-
Vô công
無 功
-
Vô danh
無 名
-
Vô vi
無 為
-
Vô dục
無 欲
Có hoàn toàn Vô, mới hòa mình được với
Bản thể vũ trụ vô biên tế.
Thiệu Khang Tiết nói: «Vô ngã, nhiên
hậu vạn vật giai ngã. Thử thị chí ngôn, diệc thị chân quyết.»
Tống Long
Uyên bình chương này đại khái như sau: Trời đất có trống giữa thì âm
dương mới có diệu dụng. Thánh nhân có «hư tâm» sự vạn dụng mới vi diệu.
Nếu đất trời không trống giữa, thì bốn mùa sẽ không vần xoay, quỉ thần
sẽ không biến hóa, cho nên người biết thế nào là «Hư Trung», sẽ biết căn
bản của Tạo hóa. Nếu thánh nhân không «hư tâm», sẽ không hiểu được thiên
lý vi diệu, không làm cho nhân tâm trở nên chính đính, không thể sửa đổi
phong tục, treo gương cho nhân quần. Cho nên người biết thế nào là «hư
tâm» sẽ biết căn bản của đạo đức.
Phúc 輻:
tai hoa (rayons, rais).
Cốc 轂:
bầu (moyeu).
Duyên 埏:
pha trộn, nhào nặn.
Thực 埴:
đất sét, đất thó.
Hộ 戶:
cửa một cánh, (cửa 2 cánh là môn).
Dũ 牖:
cửa sổ.
Xướng đạo chân ngôn (tr. 28b) có một đoạn dài nói về Hư vô.
Đạo gia vị chi Hư, Phật gia vị chi Không. Không năng vô sở bất kiến, vô
sở bất văn... Không vô sở cách. Không bản vô lượng vô biên. Cố nhất nhân
phát nhất niệm đồng thất chi nhân bất tri, nhi vô lượng chi không tri
chi. Nho gia chi thận độc, úy không cố dã.
道 家 謂 之 虛 佛 家 謂
之 空 .
空 能 無 所 不 見 無 所
不 聞 .
空 無 所 隔 空 本 無 量
無 邊 .
故 一 人 發 一 念 同 室
之 人 不 知 而 無 量 之 空 知 之
. 儒 者 之
慎 獨 畏 空 故 也. Xướng
đạo chân ngôn, quyển 5, tr. 31.
|