ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 29

VÔ VI

無 為

Hán văn:

將 欲 取 天 下 而 為 之, 吾 見 其 不 得 已. 天 下 神 器, 不 可 為 也. 為 者 敗 之, 執 者 失 之. 故 物 或 行, 或 隨, 或 歔, 或 吹, 或 強, 或 羸, 或 挫, 或 隳. 是 以 聖 人 去 甚, 去 奢, 去 泰.

Phiên âm:

1. Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí, bất khả vi dã. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi.

2. Cố vật hoặc hành, hoặc tùy, hoặc hư,[1] hoặc xuy,[2] hoặc cường,[3] hoặc luy,[4] hoặc tỏa,[5] hoặc huy.[6]

3. Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái.

Dịch xuôi:

1. Muốn đem thiên hạ mà làm (theo ý mình) ta thấy không thể được. Thiên hạ là đồ vật linh thiêng, không thể làm (theo ý mình). Hễ làm thì hỏng, hễ giữ thì mất.

2. Cho nên vật hoặc đi hoặc theo hoặc hà hơi, hoặc thổi, hoặc mạnh hoặc yếu; hoặc bền vững hoặc mong manh.

3. Cho nên thánh nhân chỉ ngăn sự thái quá, sự xa xỉ, sự tham lam.

Dịch thơ:

1.      Những muốn nặn, muốn nhào thiên hạ,

Suy cho cùng, chẳng khá được nào.

Lòng người nghệ phẩm (thần khí) tối cao,

Ai cho ta nặn, ta nhào tự do.

Ngao ngán kẻ mưu đồ như vậy,

Chẳng chóng chày, hủy hoại lòng người.

Lòng người ai nắm giữ hoài,

Già tay nắn bóp, bao đời tiêu ma.

2.      Người trần thế (muôn hoa đua nở)

Có nhanh chân, cũng có chậm chân.

Người nóng nảy, kẻ lần chần,

Người in gang thép, kẻ thuần đào tơ.

Người kiên gan, kẻ như cánh bướm. [7]

3.      Nên thánh hiền sùng thượng chữ khoan.

Chỉ ngăn quá lạm cực đoan,

Quá giàu, quá chướng, quá ham tiền tài. [8]

BÌNH GIẢNG

Mọi người, mọi tổ chức đạo giáo, chính trị, xã hội đều mong muốn nhào nặn con người theo ý mình, duy Lão tử dạy ta không nên nuôi hoài bão cải tạo con người theo chiều hướng của mình.

Lão tử vốn chủ trương thiên chân thiên tính là hoàn hảo, cho nên nếu ta có dụng tâm muốn thay đổi con người thì chỉ làm cho con người trở nên sa đọa mà thôi.

Chính vì từ trước tới nay con người đã bị nhồi sọ bằng mọi chủ nghĩa, chủ thuyết, nên ngày nay con người thực y như đang bị ngây ngất, vật vờ vì những cần sa ma túy tư tưởng.

Krisnamurti cho rằng con người cần được hoàn toàn giải độc thì mới có thể đi đến chỗ khinh khoát tự do.[9] Ta có thể nói Krishnamurti là một con người ở thế kỷ 20 này, không ngờ mà đã thực hiện chủ trương trên đây của Lão tử. Krishnamurti từ tấm bé đã được bà Annie Besant, đồ đệ của bà Blavatsky, đem về Âu châu giáo dục vì bà có linh giác rằng Krishnamurti này sẽ thành vị «chân sư của thế giới».[10]

Krishnamurti được giáo dục rất kỹ càng ở Oxford, Pháp, California. Ông được tặng một tòa lâu đài ở Eerde với 2000 mẫu tây rừng (Hòa Lan). Tất cả tín hữu phái Thông Thiên học đều hồi hộp chờ ngày ông sẽ chính thức đăng quang làm giáo chủ Thông Thiên học. Thì đùng một cái, năm 1928 ông Krishnamurti trả lại hết mọi chức tước, tài sản mà Thông thiên học đã tặng ông đồng thời từ chối không chịu đăng quang và tuyên bố: Nhân loại đã có nhiều lồng rồi, ông không muốn tạo thêm lồng mới nữa.

Krishnamurti cho rằng: các tôn giáo không giải thoát được con người vì lẽ chúng khống chế con người, làm mất tự do con người, và gây ra những mâu thuẫn trong thâm tâm con người. Những duyên do đó làm cho con người không thể chuyển hóa để nhận ra được Chân đạo.[11]

Ông cho rằng: «Chỉ có ta mới cứu nổi ta.» [12]

Ta cũng có thể mượn lời lẽ của Trang tử trong thiên Tại hựu để bình giảng chương này, như sau:

Giữ sao cho vẹn tình trời,

Giữ sao đức cả khỏi phai khỏi mờ.

Tinh toàn đức tính trời cho.

Ắt là thái thịnh ắt là bình an.

Cần chi mòn mỏi tâm can,

Càng bày vẽ lắm càng oan trái nhiều.

Trị dân chớ có đặt điều,

Làm dân vui, khổ trăm điều mà chi.

Càng nhiều lễ độ, lễ nghi,

Gian ngoan càng lắm, gian phi càng nhiều.

Nghĩa phân mầm mống đăm chiêu,

Nặng bề hình thức, nhẹ chiều tinh hoa.

Cho nên đường lối cao xa,

Con đường tuyệt diệu phải là vô vi.

Khi người quân tử trị vì,

Cần chi thao thức, suy vi hình hài.

Vô vi bắt trước lối trời,

Ngồi yên dùng mắt tuyệt vời mà xem.

Im lìm vẫn tựa sấm rền,

Dùng thần vận chuyển khắp miền trời mây.

Im lìm lặng lẽ khoan thai,

Thế mà muôn vật muôn loài nhởn nhơ.

Gặp Lão Đàm, Thôi Cồ ướm hỏi,

Không trị người sao đổi lòng người.

Thưa rằng đừng lấy làm chơi,

Lòng người đâu phải là nơi rỡn đùa.

Bị đè nén bơ phờ rời rạc,

Được chắt chiu vênh vác ngông nghênh.

Lúc mềm, mềm tội, mềm tình,

Đến khi cứng rắn, sắt đanh thua gì.

Lúc nóng nảy khác chi lửa đỏ,

Lúc lạnh lùng, lạnh rõ như băng.

Nhanh thời bốn biển mịt mùng,

Cũng trong chớp mắt vẫy vùng rong chơi.

Khi êm ả chơi vơi vực thẳm,

Lúc bừng lên, vút thẳng trời mây.

Kiêu hùng, khinh khoát bấy nay,

Chẳng thừng nào trói, chẳng giây nào cầm.

Lạ thay là cái nhân tâm !...

Muốn tù túng cầm chân thiên hạ,

Nên muôn nghìn tai họa mới sinh.

Nghĩa nhân đảo lộn nhân tình,

Do nhân, do nghĩa, điêu linh nhân quần.

Tẩy trừ thánh trí gian trần,

Tẩy trừ cho hết là dân an hòa. [13]

 


[1] : hà hơi cho nóng lên (apathiques).

[2] Xuy : thổi cho nguội (ardents).

[3] Cường : mạnh (fort).

[4] Luy : yếu (faibles).

[5] Tỏa : Hà Thượng Công viết là tải và giải là an .

[6] Huy : hủy nát. Hà Thượng Công giải là nguy .

Wieger dịch tỏa là: durables; huy là éphémères.

[7] Wieger dịch: Quand il gouverne, le Sage laisse aller tous les êtres (et l’empire qui est leur somme), d’après leurs natures diverses; les agiles et les lents; les apathiques et les ardents, les forts et les faibles, les durables et les éphémères.

[8] Wieger dịch: Il se borne à réprimer les formes d’excès qui seraient nuisibles à l’ensemble des êtres comme la puissance la richesse, l’ambition.

[9] Déconditionner la totalité de la conscience. -- Planète, no 14, p. 15.

[10] Instructeur du monde. Ib. p. 22.

[11] «Aucune croyance organisée ne peut libérer l’homme en vue de trouver la vérité». (Krishnamurti) Planète, No 14, p. 22.

... Or la liberté est l’essence même de la religion dans le vrai sens de ce mot. Cette essentielle liberté est déniée par toutes les organisations religieuses, en dépit de ce qu’elles disent. -- Ib., p. 20.

... Tant qu’elle existe dans la conscience un conflit quel qu’il soit, il n’y a pas mutation. Tant que domine sur nos pensées l’autorité de l’Église ou de l’État, il n’y a pas mutation...

Tant que l’éducation, le milieu social, la tradition, la culture, bref notre civilisation, avec tous ses rouages nous conditionne, il n’y a pas mutation... -- Ib. p. 16.

... La religion organisée ne peut produire que des réformes sociales, des changements superficiels... -- Ib. p. 19.

Un esprit vraiment religieuse est dénué de toute peur car il est libre de toutes les structures que les civilisations ont imposées au cours des millénaires... -- Ib. p. 20.

[12] Il y a de l’espoir en homme, non en la société, en les systèmes religieux organisés, mais en vous et en moi... -- Ib. p. 13.

[13] Trang tử, Nam Hoa kinh, Tại hựu.