ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 71

TRI BỆNH

知 病

Hán văn:

知 不 知 上, 不 知 知 病. 夫 唯 病 病, 是 以 不 病. 聖 人不 病, 以 其 病 病, 是 以 不 病.

Phiên âm:

1. Tri bất tri thượng, bất tri tri bệnh.[1]

2. Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.

3. Thánh nhân bất bệnh, dĩ kỳ bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.

Dịch xuôi:

1. Biết điều không biết là cao. Không biết điều đáng biết là bệnh.

2. Biết sợ bệnh, thì không bệnh.

3. Thánh nhân không bệnh, vì biết sợ bệnh, thế nên không bệnh.

Dịch thơ:

1. Biết điều không biết mới cao,

Mờ điều đáng biết lẽ nào chẳng đau.

2. Bệnh nàn mà biết lo âu,

Rồi ra mới được trước sau khang cường.

3. Thánh nhân bệnh hoạn chẳng vương,

Vì hay phòng bệnh, nên thường khang an.

BÌNH GIẢNG

1. Người đời thường biết đủ mọi chuyện tạp nhạp mà lại không biết chuyện quan thiết nhất của đời mình; chuyện quan thiết đó là:

a. Bản thể mình đồng nhất với bản thể thần minh, với Đạo với Lý Chân thường vĩnh cửu.

b. Mình có thể trở nên cao đại vô cùng vô tận, nếu thực hiện được Đạo, nếu liễu đạt được Căn nguyên bản thể.

Điều đáng biết ấy mà không biết thời thực là tai hại hết sức.

Ngoài ra, nếu chúng ta biết vệ sinh, biết phòng bệnh, thì chúng ta cũng có thể sống một đời sống khỏe mạnh hẳn hoi.

Đã đành đời sống chúng ta chịu ảnh hưởng của di truyền (détermination génotypique), nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng lớn của sự điều động, của hành vi chúng ta (détermination phénotypique). Đó là một điều mà lẽ phải cũng như khoa học ngày nay đã công nhận.

Hiểu lẽ ấy chúng ta sẽ hăng hái [2] tạo cho mình một đời sống càng ngày càng hoàn hảo hơn.


[1] Dịch được hai cách:

(1) Biết điều không biết mới cao. Không biết điều đáng biết ấy là bệnh.

(2) Biết mà như không biết mới cao. Không biết mà làm như biết là bệnh.

Xem Luận ngữ 論 語, Vi chính 為 政, thiên 2, chương 17: Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã. 知 之 為 知 之, 不 知 為 不 知, 是 知 也.

[2] À la détermination génotypique des caractéristiques de l’être humain s’ajoute encore la détermination «phénotypique». Il faut entendre par là les particularités pHi sioloqiques qu’il n’a pas héritées, mais que le dévelopement vital individuel lui a fait acquérir.

Dr. I Klug, Les Profondeurs de l’Âme, Éditions Salvator Mulhouse (Haut Rhin), 1951, p. 26.