ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 50

QUÍ SINH

貴 生

Hán văn:

出 生 入 死. 生 之 徒, 有 三. 死 之 徒, 十 有 三. 人 之 生, 動 之 死 地 亦 十 有 三. 夫 何 故? 以 其 生 生 之 厚. 聞 善 攝 生 者, 陸 行 不 遇 兕 虎, 入 軍 不 被 甲 兵. 兕 無 所 投 其 角; 虎 無 所 措 其 爪; 兵 無 所 容 其 刃. 夫 何 故? 以 其 無 死 地.

Phiên âm:

1 Xuất sinh nhập tử.

2. Sinh chi đồ,[1] thập hữu tam.[2] Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu.

3. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa.

Dịch xuôi:

1. Bước vào cõi sinh, tức là đã vào cõi tử.

2. Có 13 duyên cớ sống, chết. Con người sinh ra đời liền bị 13 duyên do đưa vào cõi chết.[3] Tại sao ? Vì con người muốn sống cho hết mức.

3. Nhưng ta nghe rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê, gặp hổ; vào trong quân lữ không cần mang giáp, mang gươm. Vì không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh không có chỗ nào để chém. Tại sao ? Vì họ không có chỗ chết.

Dịch thơ:

1. Ra cõi sinh là vào cõi tử,

(Tử với sinh một cửa chia đôi.)

2. Nẻo đường sống chết đôi nơi,

Bên nào đường lối cũng thời mười ba.

Kiếp phù sinh phôi pha tàn úa,

Truy kỳ nguyên cũng có mười ba.

Kiếp người tàn úa phôi pha,

Chung qui là tại quá ưa hưởng đời.

3. Ai mà biết tài bồi nguồn sống,

Đi đường trường chẳng đụng hùm heo.

Vào nơi trận mạc cheo leo,

Cheo leo nhưng vẫn muôn chiều bình yên.

Tê chẳng chỗ để xiên sừng nhọn,

Hổ không nơi cho móng xé cào.

Quân binh chẳng chỗ hạ đao,

Vì không còn có chỗ nào tử vong.

BÌNH GIẢNG

Sinh ra ở đời nếu không biết đường tu luyện sẽ đi vào cõi, chết. [4] Cái gì giúp cho ta đi vào con đường sống ? Đó là cái thân (tứ chi, cửu khiếu) và tâm (thất tình, lục dục).

Cái gì làm cho ta đi vào con đường chết đó cũng chính là: thân (tứ chi, cửu khiếu) và tâm (thất tình, lục dục).

Mới hay trước sau cũng chỉ là một thân, một tâm, biết xử dụng, biết kiềm chế, điều khiển thì sống; không biết xử dụng, không biết kiềm chế điều khiển sẽ đi vào chỗ chết.[5]

Ai tu luyện xưa nay mà không phải đi qua cửa ải xác thân con người mà Cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là cửa ải «Nhân xu» ? Trong Ngư tiều vấn đáp y thuật ta thấy viết:

Ngư rằng: Nhắm chốn Đan kỳ,

Éo le khúc nẻo, đường đi chẳng gần.

Nhiều non, nhiều núi, nhiều rừng,

Nhiều đèo, nhiều ải, nhiều chừng động hoang.

Chút công khó nhọc chẳng màng,

Chỉn lo góc biển mối đàng Nhân Xu.

Nhân xu ải ấy ở đầu,

Nẻo lành, nẻo dữ cân sâu khôn lường.

(Xem NTVĐYT, tr. 97)

Thân tâm con người có thất tình, lục dục.

Thất tình 七 情 là hỉ , nộ , ai , lạc , ái , ố , dục . Lục dục 六 欲 lục căn 六 根 hay lục tặc 六 賊, sinh ra. Lục căn là nhãn , nhĩ , tị , thiệt , thân , ý . Lục căn con người tiếp xúc với ngoại cảnh, với lục trần 六 塵 (sắc , thanh , hương , vị , xúc , pháp ) bên ngoài, nên sinh ra lòng ham muốn riêng tư. Cụ Nguyễn Đình Chiểu giải về lục căn lục tặc như sau:

Tiều rằng: Lục tặc làm sao ?

Xin phân sáu ấy âm hao cho rành.

Ngư rằng: Tai, mắt, nhiều tình,

Tai tham tiếng nhạc, mắt giành sắc sinh.

Mũi thời tham vị hương hinh,

Miệng thời tham béo ngọt thanh rượu trà;

Vóc thời muốn bận sô; sa;

Bụng thời muốn ở cửa nhà thếp son.

Cho hay Lục tặc ấy còn,

Khiến con người tục lần mòn hư thân.

(NTVĐYT, tr. 103)

Tấm thân ta tuy là căn do sinh ra sự chết chóc, nhưng nó cũng chính là công cụ giúp ta giải thoát.

Tống Long Uyên viết: «Căn do chết chóc có 13: đó cũng chính là thất tình lục dục. Đối với người tu, thì đó là cửa đưa vào cõi sống; đối với kẻ phóng túng, thì đó là cửa đưa vào cõi chết. Muốn hiểu được guồng máy sống chết vào ra sao, chỉ cần xem con người đã xử dụng tâm thân ra sao mà thôi.» [6]

Kinh Thủ Lăng Nghiêm nơi quyển 6 viết:

«Nhất căn ký phản nguyên,

Lục căn thành giải thoát.»

(Một căn đã hoàn nguyên,

Sáu căn thành giải thoát.) [7]

Như vậy sinh ra ở đời chúng ta có hai hướng đi, hai ngả đường:

1. Một đường phóng túng dục tình, làm tôi mọi xác thân ngoại cảnh để rồi đi vào cõi chết. Chết đây nên hiểu là chết về phương diện tâm thần.

2. Một đường tu tâm, luyện khí, hàm dưỡng tính tình, bảo toàn được tinh hoa của trời đất để rồi cuối cùng trở thành Chân Nhân, trường sinh cùng trời đất. Trường sinh đây phải hiểu là phương diện tâm thần.

Muốn tìm được trường sinh bất tử, phải tìm cho ra được Chân Thần nơi mình.

Dục cầu nhân bất tử, tu tầm «Bất tử nhân».          欲 求 人 不 死 , 須 尋 不 死 人 .

Chỉ có Chân Nhân 真 人, Chân Thần 真 神 nơi con người mới không thể bị hủy hoại, tử vong. Kinh Bhagavad Gita viết: «Chân thần nơi con người bất sinh bất tử, như lai thường tại; chẳng hề sinh, có từ vạn cổ, trường tồn vĩnh cửu. Chân thần ấy chẳng bị giết khi xác thân bị giết.» [8]

«Y như một người, bỏ áo cũ mặc áo mới, Chân thần nơi con người vứt bỏ xác cũ, mặc lấy xác mới.» [9]

«Khí giới không chặt chẻ được Ngài, lửa không đốt được Ngài, nước không làm ướt được Ngài, và gió không làm khô được Ngài.» [10]

«Ngài không thể bị chặt, cắt, không thể bị đốt cháy, không thể bị ướt át, hay làm cho khô ráo; trường tồn, phổ quát, bất biến, có từ vạn cổ.» [11]

«Chân thân ngự trị trong thân xác mỗi người không thể bị thương được.» [12]

Sách Ngộ đạo lục cũng viết: «Con người sở dĩ làm con người được chính là do Thần vậy. Thần còn thời sống, Thần đi thời chết. Thần là một vật thông thiên, triệt địa, quán cổ, quán kim, không gì nhỏ mà không vào, không đâu mà không có; vào nước không ngột, vào lửa không cháy, xuyên qua kim, thạch, lớn thì trùm trời đất, nhỏ ta thời xuyên qua ngọn lông...» [13]

Như vậy muốn bất tử, bất hoại, cần phải:

- Đắc Nhất 得 一

- Đắc thần 得 神

- Đắc Đạo 得 道

- Thành thần 成 神

- Thành Đạo. 成 道 .


[1] Đồ : (1) người, loại; (2) căn do.

[2] Thập hữu tam 十 有 三 : (1) ba phần mười; (2) mười ba.

Wieger, James Legge, Vương Bật v. v. giải Đồ Thập hữu tam theo lối (1). Hà thượng Công, Stanislas Julien, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Toản giải theo lối (2).

[3] Câu này có nhiều cách dịch và giải khác nhau, xin xem phần bình giảng. Đây tôi phỏng theo bản dịch của Stanislas Julien.

[4] For certain is death for the born, and certain is birth for the death; therefore, over the inevitable thou shouldst not grieve. The Bhagavad Gita, English translation by Annie Besant, p. 29.

[5] Câu Sinh chi đầu hữu thập tam, tử chi đồ hữu thập tam có thể dịch được nhiều cách.

(a) James Legge, Léon Wieger theo Vương Bật đại khái bình giải câu này như sau:

- Trong 10 người thì có 3 người biết giữ gìn sự sống mình bằng cách ngăn chặn, giảm thiểu hết mọi duyên do trong ngoài có thể làm phương hại đến sức khỏe.

- Trong 10 người cũng lại có 3 người sống bừa bãi để đến nỗi sinh bệnh rồi chết.

- Lại cũng có 3 người, tuy ham sống, nhưng lại có hành động phương hại đến sức khỏe, làm mình mau bệnh, mau già, mau chết.

- Chỉ còn lại có một người là biết sống hợp với Đạo.

(b) Stanislas Julien và nhiều nhà bình giải cho rằng có 13 điều làm cho ta sống. 13 điều này đã ghi trong Đạo đức kinh.

1- (chương 3, 6), 2- (11), 3- Thanh (15, 45), 4- Tĩnh (16, 26, 37, 45, 57), 5- Nhu (10, 26, 43, 78), 6- Nhược (3, 78, 78), 7- Từ (67), 8- Kiệm (67), 9- Bất cảm vi thiên hạ tiên 不 敢 為 天 下 先 (67), 10- Tri túc 知 足 (44, 46), 11- Tri chỉ 知 止 (44, 46), 12- Bất dục đắc 不 欲 得 (46), 13- Vô vi 無 為 (2, 10, 37, 42, 48, 63). Mười ba điều ngược lại với 13 điều trên sẽ đưa ta vào cõi chết.

(c) Hà Thượng Công cho 13 điều đó là tứ chi, cửu khiếu.

(d) Tống Long Uyên giải 13 duyên cớ đây là thất tình, lục dục (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục; nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý).

[6] Tử chi đồ, thập hữu tam, diệc thị chỉ thất tình lục dục dã. Thất tình lục dục, tu chi giả, tiện thị sinh ngã chi môn; túng chi ngã giả, tiện thị tử ngã chi hộ. Sinh tử, xuất nhập chi cơ, đãn khán nhân chi trì dưỡng giả hà như nhĩ. 死 之 徒, 十 有 三, 是 指 七 情 六 欲 也. 七 情 六 欲, 修 之 者, 便 是 生 我 之 門; 縱 之 我 者, 便 是 死 我 之 戶. 生 死, 出 入之 機, 但 看 人 之 持 養 者 何 如 耳. Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giảng nghĩa, quyển hạ, tr. 19.

[7] Xem Đoàn Trung Còn, Phật học Từ Điển, quyển I, tr. 225 nơi chữ Lục căn.

[8] He (the dweller in the body) is not born, nor doth he die; not having been, ceaseth he any more to be; unborn, perpetual, eternal, ancient, he is not slain when the body is slaughtered. The Bhagavad Gita (bản dịch tiếng Anh của Annie Besant, p. 26).

[9] As a man, casting off worn out garment, taketh new ones, so the dweller in the body casting off worn out bodies, entered in others that are new. Sđd., p. 27.

[10] Weapons cleave him not, nor fire burneth him, nor water wet him, nor wind drieth him away. Sđd., p. 27.

[11] Uncleavable he, incombustible he and indeed neither to be wetted nor dried away; perpetual all pervasive, stable, immovable, ancient. Sđd., p. 27.

[12] This dweller in the body of every one is ever invulnerable. Sđd., p. 29.

[13] Nhân chi sở dĩ đắc vi nhân giả, thần dã. Thần tại tắc sinh, thần khứ tắc tử. Thần chi vi vật, thông thiên triệt địa, đạt cổ như kim, vô vi bất nhập, vô xứ bất tại. Nhập thủy bất nịch, nhập hỏa bất phàn, nhập kim thạch bất ngại, đại tắc lượng sung vũ trụ, tiểu tắc tế nhập hào đoan. 人 之 所 以 得 為 人 者, 神 也. 神 在 則 生, 神 去 則 死. 神 之 為 物, 通 天 徹 地, 達 古 如 今, 無 為 不 入, 無 處 不 在. 入 水 不 溺, 入 火 不 樊, 入 金 石 不 礙, 大 則 量 充 宇 宙, 小 則 細 入 毫 端. Thê Vân Sơn, Lưu Nguyên Ngộ đạo lục, tr. 23.