ĐẠO ĐỨC
KINH
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
khảo luận & bình dịch
»
mục lục
»
khảo luận
CHƯƠNG 67
TAM BẢO
三 寶
Hán văn:
天 下 皆 謂 我 大 似 不 肖.
夫 唯 大, 故
似 不 肖. 若 肖 久 矣,
其 細 也 夫. 我 有 三 寶,
持 而 保 之. 一 曰 慈,
二 曰 儉, 三 曰 不 敢
為 天 下 先. 慈 故 能 勇;
儉 故 能 廣; 不 敢 為 天 下 先 故 能 成
器 長. 今 舍 慈 且 勇, 舍 儉
且 廣, 舍 後 且 先, 死 矣.
夫 慈 以 戰 則 勝, 以 守
則 固. 天 將 救 之,
以 慈 衛 之.
Phiên âm:
1. Thiên
hạ giai vị ngã đại
tự bất tiếu. Phù duy đại, cố tự bất tiếu. Nhược tiếu cửu hĩ, kỳ tế dã
phù.
2. Ngã
hữu tam bảo, trì nhi bảo chi. Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất
cảm vi thiên hạ tiên. Từ cố năng dũng; kiệm cố năng quảng; bất cảm vi
thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng.
3. Kim xả
từ thả dũng, xả kiệm thả quảng, xả hậu thả tiên, tử hĩ.
4. Phù từ
dĩ chiến tắc thắng, dĩ thủ tắc cố. Thiên tương cứu chi, dĩ từ vệ chi.
Dịch xuôi:
1. Thiên
hạ cho ta là trọng đại, mặc dầu ta phong thái tầm thường. Cao đại chính
là ỏ chỗ vẻ ngoài tầm thường. Còn nhiều kẻ làm ra vẻ quan trọng nhưng
chính lại hết sức tầm thường, nhỏ mọn.
2. Ta có
ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một là khoan từ. Hai là
tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình
hơn người). Khoan từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi.
Không dám đứng trước người, nên mới được hiển dương.
3. Nay
người ta bỏ khoan từ, chạy theo dũng lực; bỏ tiết kiệm chạy theo phung
phí; bỏ chỗ sau mà tranh chỗ trước; thế là chết vậy.
4. Lấy
khoan từ mà tranh đấu sẽ thắng, mà cố thủ sẽ vững. Trời muốn cứu ai, lấy
khoan từ mà bảo vệ cho.
Dịch thơ:
1.
Đời thường nói ta đây trọng đại,
Mặc
dầu ta phong thái tầm thường.
Tuy ta
cao quí đường đường,
Nhưng
ta dung dị in dường chúng dân.
Càng
uốn éo mười phân kiểu điệu,
Càng
đơn sai càng thiếu thiện căn.
2.
Đây ba bảo vật ta cầm,
Ta ôm,
ta ấp bất phân tháng ngày.
Một là
từ ái với người,
Hai là
cần kiệm của trời chẳng khinh.
Ba là
chẳng dám ỷ mình,
Không
kênh, không kiệu, không tranh hơn người.
Có từ
ái tức thời mới mạnh,
Có
chắt chiu mới thịnh mới xương.
Ở đời
có biết nhún nhường,
Mới
mong địa vị hiển dương có ngày.
3.
Nay thiên hạ chỉ say dũng mãnh,
Quên
nhân từ, ưa mạnh hơn người,
Những
ưa phóng dật thảnh thơi,
Xa bề
cần kiệm sống đời xa hoa.
Không
nhường nhịn chỉ ưa tranh đấu.
Thích
hơn người là dấu bại vong,
4.
Nhân từ là mẹ thành công,
Hai
đường tiến thủ tinh ròng cả hai.
Trời
kia muốn vì ai bảo trợ,
Đem
nhân từ đến chở che cho.
BÌNH GIẢNG
Chương
này Lão tử đề cao sự dung dị và ba nhân đức: Từ ái, tiết kiệm,
khiêm cung.
Sự dung
dị chính là ấn tín của một tâm hồn cao siêu. Trung Dung cũng đã đề cao
đời sống dung dị: «Cư dị dĩ sĩ mệnh.»
居 易 以 俟 命
(Trung
Dung
中 庸,
chương 14).
Đời sống
các vị giáo chủ vừa cao siêu vừa dung dị. Ví dụ đời sống Chúa Cơ Đốc
chính là điển hình của sự dung dị.
Tiếp đến
Lão tử khuyên ta nên từ ái
慈 愛,
tiết kiệm
節 儉,
khiêm cung
謙 恭.
Từ ái tức là thương yêu mọi người. Tiết kiệm tức là quí trọng tài vật
của trời. Khiêm cung tức là quí trọng tha nhân.
Các vua
chúa xưa cũng thường giữ ba nhân đức này:
– Về
từ
慈,
phương châm của thánh vương xưa là: «Hành nhất bất nghĩa, sát nhân bất
cô nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã.»
行 一 不 義,殺
一 人 不 辜 而 得 天 下 皆 不 為 也
(Làm một
việc bất nghĩa, giết một kẻ vô tội để được thiên hạ, cũng không hề làm.)
– Về sự
cần kiệm
勤 儉,
ta thấy gương tích của Minh thế tổ
明 世 祖
như sau:
Một hôm
vua thấy một quan hoạn mang đôi giày mới mà chạy ngoài sân, vua nổi giận
truyền chỉ đòi vào mà quở rằng: «Đôi giày tuy là vật mọn, xong cũng của
quốc gia, mà của quốc gia là tiền thuế của dân dâng cấp cho quan quân
chi dụng. Vả lại công làm đôi giày cũng lâu lắc, chẳng phải một ngày hay
một buổi mà rồi? Lẽ nào ngươi dám hủy của như vậy? Trẫm nghe nói vua
Nguyên Thái tổ thấy quan hoạn đi giày mới mà quăng giày cũ, thì xử
trượng mà quở rằng: Da chưa rách sao lại quăng đi, ấy là phí của quá lẽ
! Trẫm rất khen lời ấy. Vì con người trong lúc còn khốn nạn nghèo nàn,
nhờ cần kiệm mà khá, đến khi mới giàu sang lại sinh sự xài phí quá lẽ
cho đến nỗi phải suy vi. Từ rày sắp sau, bá quan gần đi chầu mà gặp trời
mưa, thì được phép mặc áo đầu cũng đội nón, mang tơi tùy ý.»
– Về sự
khiêm cung
謙 恭
giúp con
người nên việc, chúng ta hẳn nhớ tích Lưu Bị ba lần đến thảo lư cầu
Khổng Minh, nhờ vậy mới gầy dựng được cơ đồ nhà Hán, chiếm Ba Thục cùng
với Ngô, Ngụy, lập thành Tam Quốc.
Nếu bỏ
Từ
慈,
Kiệm
儉,
Khiêm
謙
và theo con đường cậy mạnh tranh khôn, xa hoa phù phiếm, hống hách kiêu
căng, chắc sẽ đi đến tử vong.
Cuối
cùng, Lão tử lại lấy chữ Từ
慈
mà kết thúc chương. Mới hay lòng nhân từ khoan hậu là một đức tính hết
sức cao quí vậy.
|