ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 70

TRI NAN

知 難

Hán văn:

吾 言 甚 易 知, 甚 易 行. 下 莫 能 知, 莫 能 行. 言 有 宗, 事 有 君. 夫 唯 無 知, 是 以 我不 知. 知 我 者 希, 則 我 者 貴. 是 以 聖 人 被 褐 而 懷 玉.

Phiên âm:

1. Ngô ngôn thậm dị tri, thậm dị hành. Thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành.

2. Ngôn hữu tông, sự hữu quân.

3. Phù duy vô tri, thị dĩ ngã bất tri. Tri ngã giả Hi, tắc ngã giả quý. Thị dĩ thánh nhân, bị hạt [1] hoài ngọc.

Dịch xuôi:

1. Lời ta rất dễ biết, rất dễ làm. Thiên hạ chẳng biết chẳng làm.

2. Lời ta có duyên do, việc ta có mấu chốt.

3. Thiên hạ không biết thế, nên không hiểu ta. Ít người hiểu ta, nên ta mới quý. [2] Cho nên thánh nhân mặc áo vải mà chứa ngọc.

Dịch thơ:

1. Lời ta dễ biết dễ làm,

Nhưng mà thiên hạ chẳng am, chẳng tường.

2. Lời ta nói có chủ trương,

Việc ta vốn có lối đường chốt then.

3. Nhưng mà tục tử ngu hèn,

Hiểu ta chẳng nổi chuyện xem thường tình.

Hiểu ta mấy bậc tinh anh,

Ít người hiểu nổi nên danh càng lừng.

Xưa nay những bậc thánh nhân,

Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ.

BÌNH GIẢNG

Lão tử đã nói đúng: Lời ngài rất dễ biết, dễ làm.

1. Dễ biết, vì ngài chủ trương:

a. Dưới cái ta vô thường vô định, còn có Đạo thể duy nhất bất biến, nguồn sinh ra ta cũng như vũ trụ. Đó là bản thể hằng cửu, là nguyên lý, là căn cơ sinh ra vạn hữu. Ngài mệnh danh đó là Đạo.

b. Đời sống của chúng ta cốt là để thực hiện, cốt là liễu đạt cái chân lý, đồng thời cũng là cái bản thể vĩnh cửu ấy của ta.

2. Dễ làm vì ngài chủ trương:

a. Muốn thực hiện công trình này, không cần phải đi đâu xa xôi, nhưng mà có thể ngồi ngay tại nhà, với cửa đóng then cài.

b. Đời sống đạo hạnh cao siêu nhất chính là một đời sống giản dị, khiêm cung, thuận theo các định luật tự nhiên của trời đất, và nhân sinh lý tưởng. Thiên hạ vì cho rằng Đạo, Trời ở ngoài ta, hay ở trên ta, nên không tìm ra được đầu mối cũng như cùng đích của cuộc sống; không tìm ra được duyên do đã sinh ra kiếp phù sinh, cũng như không tìm ra được cùng đích và đường lối để quay về với căn nguyên vĩnh cửu ấy. [3]

Chính vì ít người hiểu, mà Lão tử càng có một địa vị cao siêu. Cuối cùng Lão tử cho rằng thánh nhân là những người mang đầy châu ngọc trong người. Mang châu ngọc trong người, vì mang Đạo trong người, vì đã trở nên một với Bản thể của vũ trụ.


[1] Bị hạt 被 褐: mặc áo vải thô.

[2] Cũng có thể dịch: Kẻ bắt chước ta thời quí.

[3] Đức Khổng cũng than đời chẳng biết ngài: Tử viết: mạc ngã tri dã phù. 子 曰 莫 我 知 也 夫. Xem Luận Ngữ 論 語, Hiến Vấn 憲 問 thiên 14, chương 37.