ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 40

KHỬ DỤNG

去 用

Hán văn:

反 者 道 之 動. 弱 者 道 之 用. 天 下 萬 物 生 於 有, 有 生 於 無.

Phiên âm:

1. Phản[1] giả Đạo chi động. Nhược giả Đạo chi dụng.

2. Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu,[2] hữu sinh ư vô.[3]

Dịch xuôi:

1. Trở lại là cái động của Đạo. Yếu mềm là cái dụng của Đạo.

2. Thiên hạ vạn vật sinh từ có. Có sinh từ Không.

Dịch thơ:

1. Đạo thường chuyển ngược dòng đời,

Đạo thường khoác lấy vẻ ngoài tơ non.

2. Muôn loài từ Có bắt nguồn,

Nhưng mà «Có» lại do khuôn «Vô hình».

BÌNH GIẢNG

Chương này Lão tử khuyên ta trở về với Đạo.

Như chúng ta đã biết, sự biến hoá của trời đất có hai chiều hướng:

1- Từ Đạo ra vạn vật

2- Từ vạn vật trở về Đạo.

Từ Đạo ra vạn vật, thì Đạo, thì Thần như ẩn mình, để cho các ngoại lực hoạt động. Từ vạn vật trở về với Đạo, thì Thần mới thực sự hoạt động. Điều này, chúng ta có thể chứng nghiệm nơi bản thân. Nếu chúng ta:

- Hướng ngoại, trục vật, thì «thần ẩn, tâm hoạt» 神 隱 心 活 (thần ẩn, tâm hoạt động).

- Hướng nội, tầm nguyên, thì «tâm tử, thần hoạt» 心 死 神 活 (tâm chết, thần hoạt động).

Muốn trở về với Đạo phải thuận theo các định luật tự nhiên, đừng cưỡng lại với trời đất, nhân tâm. Cũng y như khi ta có chìa khóa thì mở khóa dễ dàng bằng không có chìa, thì vật lộn cách mấy khóa cũng không chịu mở.

Thế tức là: «Yếu mềm là cái dụng của Đạo.»

Muốn trở về với Đạo, cần phải biết vươn lên trên những cái hữu hình, hữu tướng, để lên tới căn bản vô hình, vô tướng.

Nhập dược kính 入 藥 鏡 có thơ:

Tiên thiên nhất khí bản vô hư,

先 天 一 氣 本 無 虛

Thái đắc lai thời kết thử châu,

採 得 來 時 結 黍 珠

Thử thị kim đơn huyền diệu xứ,

此 是 金 丹 玄 妙 處

Vô trung hữu hữu thị Chân vô.

無 中 有 有 是 真 無

(Nhập dược kính, tr. 11)

Tạm dịch:

Tiên thiên một khí vốn vô hư,

Thu được đem về kết ngọc châu,

Nơi ấy kim đơn huyền diệu xứ,

Trong Vô có Có ấy Chân Vô.

 


[1] Phản : (1) trở lại; (2) tương phản (Theo Vương Bật); (3) gốc (theo Hà Thượng Công). James Legge theo Vương Bật cho rằng Đạo hoạt động bằng mâu thuẫn, tương phản. Ông viết: «The movement of the Tao by contraries proceeds.» Xem J. Legge, The textes of Taoism, p. 131.

[2] Vương bật giải hữu là trời, đất.

[3] Vương Bật giải là Đạo.